Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Lòng Hiếu Thảo
Có thể bạn quan tâm
Viết đoạn văn 200 chữ về lòng hiếu thảo
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng hiếu thảo để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
I. Dàn ý nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng hiếu thảo.
2. Thân bài
a. Giải thích
Hiếu thảo: là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; bên cạnh đó, còn là việc đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già.
b. Phân tích
- Biểu hiện của lòng hiếu thảo:
Nghe lời ông bà, cha mẹ, lễ phép với mọi người trong gia đình, sống và yêu thương mọi người dưới một mái nhà.
Có ý thức học tập, rèn luyện bản thân theo hướng tích cực cũng như có ý thức giúp đỡ ông bà, cha mẹ từ những việc nhỏ nhất.
Có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công sinh thành, không trành giành, ghen ghét, đấu đá với các anh chị em.
- Ý nghĩa của lòng hiếu thảo:
Lòng hiếu thảo giúp con người ta gắn kết với nhau hơn, gia đình hòa thuận, vui vẻ, tràn ngập hạnh phúc.
Việc mỗi người sống có lòng hiếu thảo sẽ giúp chúng ta rèn luyện được những phẩm chất tốt đẹp khác và sống có ích hơn.
Xã hội có những con người sống với lòng hiếu thảo là một xã hội phát triển tốt đẹp. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng hiếu thảo.
d. Phản đề
Bên cạnh đó, có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại…
3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng hiếu thảo.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Hiếu thảo: là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già.
→ Đây là một đức tính tốt đẹp trở thành truyền thống của con người Việt Nam ta mà ai cũng cần có.
b. Phân tích
Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.
Cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập.
Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng hiếu thảo.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại… → những người này đáng bị phê phán.
3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và rút ra bài học cho bản thân.
II. Văn mẫu nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 1
Từ bao đời nay, người Việt Nam ta luôn sống với nhau bằng những truyền thống tốt đẹp, đối xử nhân nghĩa giữa người với người. Một trong những đức tính tốt đẹp nhất của chúng ta đó chính là lòng hiếu thảo. Hiếu thảo là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; bên cạnh đó, còn là việc đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Việc mỗi người sống có lòng hiếu thảo sẽ giúp chúng ta rèn luyện được những phẩm chất tốt đẹp khác và sống có ích hơn bởi lẽ chữ hiếu là cốt lõi gây dựng nên những giá trị tốt đẹp khác của con người. Hiếu thảo là yêu thương, kính trọng, biết ơn người có công sinh thành, dưỡng dục mình, thử hỏi người không có lòng hiếu thảo thì sao có những tình cảm tốt đẹp khác để giúp đời, yêu người? Hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Trước khi trở thành người công dân có ích cho xã hội, chúng ta phải là một người con có hiếu trong gia đình. Hãy sống với tình yêu thương, kính mến, đền ơn đáp nghĩa đối với đấng sinh thành và rèn luyện bản thân, góp sức mình xây dựng một cuộc sống, một đất nước giàu đẹp, văn minh hơn.
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 2
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Chính vì thế, chúng ta cần sống với lòng hiếu thảo, biết ơn những người thân yêu của mình. Hiếu thảo là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già. Hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp trở thành truyền thống của con người Việt Nam ta mà ai cũng cần có. Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sẻ, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Bên canh đó, hiếu thảo với cha mẹ khiến chúng ta trưởng thành hơn, lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội… Tuy nhiên, trong xã hội có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn với ông bà, cha mẹ; bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người này thật đáng chê trách. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, là nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam và qua đó, giúp ta thấm thía rằng: “Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu”.
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 3
Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 4
Mỗi chúng ta được sinh ra và trưởng thành là một ân nghĩa vô cùng to lớn mà ta cần khắc ghi nhờ công lao của cha mẹ. Chính vì thế, là một người con, chúng ta cần sống với lòng hiếu thảo để cha mẹ không phiền lòng. Hiếu thảo là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; bên cạnh đó, còn là việc đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già. Người có lòng hiếu thảo là những người con biết nghe lời ông bà, cha mẹ, lễ phép với mọi người trong gia đình, sống và yêu thương mọi người dưới một mái nhà. Họ cũng là những người có ý thức học tập, rèn luyện bản thân theo hướng tích cực cũng như có ý thức giúp đỡ ông bà, cha mẹ từ những việc nhỏ nhất; có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công sinh thành, không trành giành, ghen ghét, đấu đá với các anh chị em. Lòng hiếu thảo có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi người: Lòng hiếu thảo giúp con người ta gắn kết với nhau hơn, gia đình hòa thuận, vui vẻ, tràn ngập hạnh phúc. Việc mỗi người sống có lòng hiếu thảo sẽ giúp chúng ta rèn luyện được những phẩm chất tốt đẹp khác và sống có ích hơn. Xã hội có những con người sống với lòng hiếu thảo là một xã hội phát triển tốt đẹp. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. Bên cạnh đó, có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại… Là một người học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước và cũng là những người con trong gia đình, chúng ta cần sống yêu thương gia đình, vâng lời ông bà, cha mẹ, phụ giúp mọi người từ những việc nhỏ nhất để tỏ lòng biết ơn,… Mỗi một hành động nhỏ đẹp đẽ sẽ khiến cho cuộc sống tràn ngập tình yêu thương hơn. Hãy làm một người con hiếu thảo ngay từ hôm nay.
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 5
Từ xưa đến nay, người dân ta luôn lấy lòng hiếu thảo làm gốc. Và con cháu đời sau cứ thế học tập, noi theo. Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta sống với lòng hiếu thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan trọng để tạo dựng tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người, những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 6
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Chính vì thế, chúng ta cần phải luôn hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao thức lo toan. Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì. Chẳng ai biết giới hạn cuối cùng của việc thế nào là trọn đạo; chỉ biết rằng, nụ cười mẹ cha khi thấy con được điểm tốt, niềm mãn nguyện khi con biết vâng lời phải, sự tự hào khi con lớn khôn, đấy là minh chứng cho thấy con đã làm đúng đạo của mình rồi. Cha mẹ sẽ hạnh phúc làm sao khi bạn mạnh khỏe, ngoan ngoãn học hành. Cha mẹ sẽ đau đớn biết bao khi nhìn nguồn sống, niềm tin của mình sa ngã? Chẳng cần làm những điều cao cả, đôi khi chỉ cần chạy đến ôm mẹ như thuở còn thơ thôi, ấy cũng đã là trọn đạo rồi. Mỗi con người có một cách thể hiện tình cảm, lòng hiếu thảo với cha mẹ khác nhau, chúng ta hãy sống trọn đạo làm con để cuộc đời thêm ý nghĩa hơn.
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 7
“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam ta luôn sống với đạo lí lấy chữ Hiếu làm cốt. Chữ hiếu có vai trò quan trọng trong đời sống con người dù ở thời đại nào đi nữa. Có thể thấy, chữ hiếu trong lòng hiếu thảo mang một ý nghĩa to lớn đối với đồng bào ta.
Vậy lòng hiếu thảo có ý nghĩa là gì? Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta sống với lòng hiếu thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan trọng để tạo dựng tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội.
Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người. Lại có những kẻ này còn quay ngược lại chửi mắng đánh đập, đôi khi còn tàn nhẫn hơn đó chính là giết chính cha mẹ của mình. Hoặc đôi khi có những nơi có tục lệ rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì theo tập tục thì những người con phải mang cha mẹ mang bỏ lên núi bơ vơ một mình… những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 8
Một thực trạng đang diễn ra ngày càng nhiều trong cuộc sống chúng ta hiện nay là việc con cháu không hiếu kính với cha mẹ, ông bà. Tình trạng đó trái ngược với những đức tính tốt đẹp mà chúng ta đã học, đó là lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo có nghĩa là biết ơn những công lao lớn của cha mẹ, ông bà đã làm cho con cháu; đối xử tốt với họ và có hành động yêu thương, chăm sóc, phục vụ cha mẹ, ông bà khi họ già yếu. Hiếu thảo là một đức tính quý giá trong truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam mà chúng ta cần học theo. Cha mẹ và ông bà là những người đã sinh dậy và nuôi dưỡng cho ta lớn lên, luôn cho ta những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời của họ. Lòng hiếu thảo giúp kết nối các thế hệ trong gia đình và tạo ra môi trường tràn đầy yêu thương, tôn trọng và biết ơn. Lòng hiếu thảo loại bỏ sự nghi ngờ, âm mưu và sự vô tính. Người có lòng hiếu thảo luôn biết tôn trọng cha mẹ và làm cho họ hạnh phúc, tâm trạng an tâm. Họ luôn tuân thủ những điều đúng đắn và thực hiện nghĩa vụ với người cha mẹ. Sống có lòng hiếu thảo là một lối sống cao đẹp, biểu lộ sự trung thành và trách nhiệm, và người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và tôn trọng. Lòng hiếu thảo luôn được tôn vinh và ngưỡng mộ trong mọi thời đại và tình huống. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn những người sống một cách bất hiếu, vô lễ, tàn nhẫn và bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn và một nhân cách kém cỏi, đáng chê trách. Là một người con, chúng ta cần biết kính trọng cha mẹ và chăm sóc họ khi tuổi già sức yếu. Chúng ta cũng cần trau dồi nhân cách tốt đẹp và sống hòa thuận với anh chị em trong gia đình để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Truyền thống hiếu thảo luôn là niềm tự hào của người Việt, hãy tiếp tục truyền thống này và làm cho nó ngày càng vẻ vang hơn.
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 9
Đạo làm con là phải hết lòng phụng dưỡng, báo đáp mẹ cha, vì thế Hiếu Thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo là người con luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy - nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Lòng hiếu thảo luôn mang lại hạnh phúc cho gia đình, làm cho gia đình yên ấm. Hiếu thảo cũng mang lại một xã hội tốt đẹp văn minh. Bởi gia đình vốn là tế bào của xã hội. Nếu mỗi gia đình là những tấm gương hiếu thảo thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao. Muốn vậy ta cần phê phán những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đúng như đức nhân Khổng Tử từng nói: “Tội ác lớn nhất của con người chính là tội bất hiếu”. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 10
Lòng hiếu thảo là một phẩm chất vô cùng quý báu của con người, là tinh hoa tinh túy của tình cảm gia đình. Nó được hình thành và nuôi dưỡng từ những năm tháng đầu đời, khi ta nhận thức về tình yêu thương từ cha mẹ và những người thân xung quanh. Lòng hiếu thảo không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là sự biết ơn và lòng tri ân chân thành đối với những người đã đưa ta đến với cuộc sống này. Có lòng hiếu thảo, ta luôn quan tâm, chăm sóc và đặt lợi ích của cha mẹ lên trên hết. Ta sẵn lòng hy sinh, làm mọi việc có thể để đáp lại công ơn và lòng ân cần mà họ đã dành cho ta. Không chỉ với cha mẹ, lòng hiếu thảo còn mở rộng đến những người thân khác trong gia đình, những người đã đóng góp, chia sẻ và chăm sóc ta trong cuộc sống. Lòng hiếu thảo cũng là điểm đáng tự hào của mỗi người, nó thể hiện tinh thần tôn kính và biết ơn đối với tổ tiên, đồng thời gắn kết các thế hệ lại gần nhau hơn. Trong mỗi hành động của con người, lòng hiếu thảo luôn hiện diện để hướng dẫn và làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Nó là điểm tựa vững chắc trong những khó khăn và là nguồn động viên, sức mạnh để vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Tuy lòng hiếu thảo rất quan trọng, nhưng hiện nay, nó đang dần mất đi giá trị trong xã hội đương đại. Cuộc sống hối hả, áp lực công việc và sự phân cách gia đình là một số yếu tố đang làm mờ đi sự quan tâm, chăm sóc của con người đối với nhau. Vì vậy, chúng ta cần lưu tâm hơn đến lòng hiếu thảo và chăm sóc những giá trị văn hóa truyền thống, từ đó xây dựng một xã hội đoàn kết, yêu thương và cởi mở hơn. Hãy nhớ rằng lòng hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm, mà là món quà vô giá mà chúng ta có thể dành tặng cho những người thân yêu. Để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, hãy trân trọng và nuôi dưỡng lòng hiếu thảo trong từng hành động, từng lời nói và cách cư xử của chúng ta.
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 11
Cuộc đời của con người được xây dựng từ nhiều thành phần khác nhau và để cải thiện chính mình và sống đẹp hơn, ta cần phải tập trung vào việc rèn luyện tính hiếu thảo. Tính hiếu thảo là một cách sống tốt đẹp, cảm thấy trọn vẹn về các ơn dưỡng dục của cha mẹ và biểu lộ tình yêu với các bậc sinh thành. Nó cũng chứng tỏ sự chịu trách nhiệm trong cuộc sống. Giá trị của một người không được đánh giá dựa trên sự giàu sang và quyền lực, mà thể hiện qua tính hiếu thảo. Với công đức lớn của cha mẹ, ta nên hiếu nghĩa với họ và ghi nhớ vai trò của mình như con. Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những gì họ đã giúp đỡ, mà còn là cách đóng góp cho sự phát triển của tính đạo đức và trí tuệ của ta. Hiếu thảo với cha mẹ có thể biểu lộ qua thái độ, những lời nói và hành động cụ thể, từ việc nói lễ phép đúng mực đến sự quan tâm, chăm sóc tận tình, giúp đỡ cha mẹ trong gia đình và là một ví dụ tốt cho các em nhỏ. Tuy nhiên, ý nghĩa của hiếu thảo hiện nay được hiểu rộng hơn, bao gồm hiểu với cha mẹ và là một công dân tốt, "trung với nước, hiếu với dân". Đồng thời, lòng biết ơn với những công lao lớn của thế hệ cha anh đã dũng cảm hi sinh để chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay. Nếu như vậy, hiếu thảo sẽ mở rộng và đầy đủ nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, chống lại cha mẹ, không nghe lời cha mẹ, không chăm sóc cha mẹ khi già, gây đau lòng và khổ cho cha mẹ. Những người con đó, bất kể thời đại hay hoàn cảnh nào, đều nên bị xã hội phẫn nộ vì họ là biểu tượng của người vô đạo đức, vô ơn, tàn bạo và không có tâm lý tốt. Cuộc sống ngắn ngủi, cha mẹ sẽ không theo ta đến cuối đời, hãy sống với tâm hiếu thảo hàng ngày để gia đình trở nên yên tĩnh và hạnh phúc hơn, và giúp cho xã hội tiến bộ và văn minh hơn.
Nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo mẫu 12
Con người Việt Nam ta rất xem trọng lòng hiếu thảo, bởi hiếu thảo là một truyền thống quý báu từ ngàn xưa của dân tộc. Ông bà, cha mẹ là người sinh thành, cho ta sự sống, được làm người. Vì vậy, phận là con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục. Bằng tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng, yêu thương thì những người con mới có thể phần nào đền đáp công ơn sinh thành. Lòng hiếu thảo xuất phát từ những hành động rất giản đơn, đó là yêu thương, luôn nghe lời cha mẹ, phụng dưỡng ông bà khi già yếu, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau. Việc hiếu nghĩa phải luôn luôn ghi nhớ, thực hành hàng ngày, chứ không chờ đến lúc ốm đau mới hỏi han, chăm sóc, hay chờ đến lúc chết mới than khóc, đau buồn. Lòng hiếu thảo chính là thước đo giá trị của con người chứ không phải tiền bạc hay địa vị cao sang, ai cùng từ cha mẹ sinh ra, nếu không báo hiếu cha mẹ thì đó là người vô tâm, vô cảm, ngược lại còn ngỗ nghịch, cãi lại cha mẹ thì đó là người con bất hiếu, không xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung
Từ khóa » đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo
-
Viết đoạn Văn Về Lòng Hiếu Thảo (12 Mẫu)
-
Top 9 Bài Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Hiếu Thảo Siêu Hay
-
Viết Đoạn Văn Về Lòng Hiếu Thảo ❤️️15 Mẫu Ngắn Hay Nhất
-
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Lòng Hiếu Thảo - THPT Sóc Trăng
-
Văn Mẫu Lớp 12: Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo (6 Mẫu)
-
Văn Mẫu Lớp 12: Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo (8 Mẫu)
-
Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo Của Thế Hệ Trẻ Việt Nam Hiện Nay
-
Nghị Luận Xã Hội Bàn Về Lòng Hiếu Thảo
-
Viết đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo - Lê Tường Vy - Hoc247
-
Top 15 Hãy Viết Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo - MarvelVietnam
-
Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo - Bài Văn Mẫu
-
Viết Một đoạn Văn Ngắn Về Lòng Hiếu Thảo - Hoc24
-
Suy Nghĩ Về Lòng Hiếu Thảo Của Con Người
-
Viết đoạn Văn Nghị Luận Nói Về Lòng Hiếu Thảo - Ngữ Văn Lớp 8 - Lazi