Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Sự Tử Tế

Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về sự tử tếDàn ý + 31 Bài văn mẫu nghị luận về sự tử tếBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Viết đoạn văn 200 từ về sự tử tế

Nghị luận xã hội 200 chữ về sự tử tế được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thể viết được đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ nhé. Mong rằng qua đây các bạn có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về tại đây.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về sự tử tế

Dàn ý Nghị luận xã hội về sự tử tế mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự tử tế.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sự tử tế: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống tử tế:

Sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình.

Sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực.

Lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng.

- Ý nghĩa của việc sống tử tế:

Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự tử tế; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội về sự tử tế mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của sự tử tế. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế.

Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về sự tử tế

Nghị luận xã hội về sự tử tế mẫu 1

Con người luôn lấy chân - thiện - mĩ làm đích đến cho bản thân mình. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải rèn luyện nhiều điều. Một trong số đó chính là sống tử tế với người khác. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, yêu thương của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác những điều nhỏ nhặt đến lớn lao của cuộc sống. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người, không hề có chút vụ lợi, toan tính. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó sẽ làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, tình cảm yêu thương con người sẽ được đưa lên một tầm cao mới, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Giúp đời, giúp người, sống tử tế bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cha ông ta. Chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa lớn lao của nó và sống tử tế nhất có thể đối với những người xung quanh. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán và cần thay đổi bản thân mình theo chiều hướng tích cực hơn. Là một người học sinh cũng là công dân của tổ quốc, chúng ta cần phải cố gắng sống thật tốt, chan hòa với mọi người, đối xử với người bằng sự chân thành, lịch sự, tử tế của một trái tim yêu thương đầy rung cảm. Có như thế cuộc sống mới tốt đẹp, bền vững hơn. Quỹ thời gian của mỗi người rất hữu hạn, hãy trân trọng từng giây phút, sống thật tốt, tử tế với những người xung quanh và xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp.

Nghị luận xã hội về sự tử tế mẫu 2

Con người bên cạnh trau dồi tri thức thì cũng rất cần rèn luyện đạo đức, khiến bản thân mình tốt lên nhờ những đức tính cao đẹp. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là tử tế. Tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Tử tế là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần rèn luyện trên con đường hoàn thiện bản thân để trở thành một công dân tốt, có ích cho cuộc sống. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình; yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Việc mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Là một người học sinh cũng là công dân của tổ quốc, chúng ta cần phải cố gắng sống thật tốt, chan hòa với mọi người, đối xử với người bằng sự chân thành, lịch sự, tử tế của một trái tim yêu thương đầy rung cảm. Có như thế cuộc sống mới tốt đẹp, bền vững hơn. Mỗi người sống tích cực một chút, xã hội sẽ tốt đẹp lên trông thấy, trước khi trở thành một người tài giỏi, chúng ta hãy trở thành một con người có đạo đức.

Nghị luận xã hội về sự tử tế mẫu 3

Cuộc sống hiện đại hay cổ đại trước kia thì con người vẫn cần sống với nhau bằng tấm lòng, bằng những tình cảm chân thành nhất. Chính vì thế, trong bất cứ thời đại nào, chúng ta cũng cần tôn vinh và biểu dương những con người và những việc làm tử tế. Người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,... Người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một. Một xã hội mà nhiều người tử tế thì xã hội đó sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì đất nước đó sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị. Bên cạnh đó, người sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn. Rõ ràng, khi sự tử tế được nhân rộng trong xã hội, cuộc sống cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn, lịch sự và văn minh hơn. Sống tử tế, mỗi người không chỉ góp phần giúp xã hội tiến bộ hơn mà còn tìm thấy được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn. Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, vô văn hoá thậm chí cả xấu xa. Chúng ta có thể dẫn ra một số nguyên nhân như: do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc biệt sự chi phối của đồng tiền quá lớn. Do sự giáo dục của nhà trường mà nên, đa số những người này là những người ít học, lười lao động. Sự thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ đến con em, các bậc phụ huynh quá nuông chiều con mình, vô hình dung đã tạo ra sự buông lỏng và dễ dẫn các em đến con đường ăn chơi sa đọa. Do chính bản thân họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kỉ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hóa đổ lỗi. Ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết, vậy muốn nhận thức đầy đủ và hiểu biết nhiều người ta phải xây dựng nhân cách và bản chất thật tốt. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ ghét.

Nghị luận xã hội về sự tử tế mẫu 4

Mỗi con người được học hỏi rất nhiều điều hay lẽ phải và cũng rèn luyện nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến chính là sự tử tế. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Những người sống tử tế sẽ lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng. Việc sống tử tế mang lại cho con người nhiều ý nghĩa to lớn. Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần phải xem xét lại chính mình. Để sống thì dễ nhưng để sống có ích lại là việc vô cùng khó, chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tử tế.

Nghị luận xã hội về sự tử tế mẫu 5

Cuộc sống hiện đại, chạy theo đồng tiền dễ khiến con người sẵn sàng đánh đổi tất cả kể cả nhân phẩm của mình. Đó cũng chính là lý do làm cho cuộc sống hiện nay còn hơi ít những con người tử tế. Người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,... Người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một. Một xã hội có nhiều người tử tế tsẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị. Bản thân con người luôn phân thành hai nhánh, một thiện, một ác, nếu chúng ta không sống cho tử tế để phần thiện che lấp phần ác thì chúng ta nhanh chóng dễ bị tha hóa và trở nên xấu xa, sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn. Sống tử tế là chúng ta sống có ích, tạo ra được giá trị cho xã hội và đúng với hai chữ “con người”. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay bên cạnh những con người tử tế thì vẫn còn những con người vô cảm, chỉ chạy theo lợi ích vật chất cho bản thân. Họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kỉ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hóa đổ lỗi. Mỗi chúng ta hãy sống tử tế. Ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ ghét.

Nghị luận xã hội về sự tử tế mẫu 6

Mỗi con sinh ra trong cuộc đời, đều mang trong mình những tính cách, lối sống khác nhau. Mỗi người một tính, và chẳng ai giống ai cả. Ai cũng chọn cho mình một con đường riêng, để bước đi trong cuộc đời. Sống như thế nào chẳng thể do người khác quyết định được. Có những người sống một cuộc sống dối trá, lừa đảo, bẩn thỉu, xấu xa. Nhưng cũng có những người, sống một cuộc đời, một cách sống vô cùng tử tế. Tử tế là gì? Đó là đối xử đúng mực với những người xung quanh. Biết giữ lời hứa, biết giúp đỡ những người gặp nạn, có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Là có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống văn hóa lành mạnh. Trong xã hội của chúng ta đang sống, có rất nhiều người tử tế. Họ có thể ở ngay cạnh bên chúng ta, hay ở bất cứ nơi đâu. Họ cũng giống như chúng ta, những con người bằng xương bằng thịt. Cũng sống một cuộc sống như chúng ta, nhưng có điểm khác biệt rằng. Họ luôn sống một cách có ý thức, có trách nhiệm, có văn hóa, có phẩm chất đạo đức tốt, thương yêu, giúp đỡ con người. Trong xã hội với biết bao nhiêu người khó khăn, vất vả. Rất nhiều người bị ảnh hưởng của chất độc da cam do chiến tranh. Những đứa trẻ từ khi sinh ra đã mồ côi, không nơi nương tựa. Hay những gia đình có hoàn cảnh, bệnh tật chẳng đủ tiền để chạy chữa. Biết bao nhiêu hoàn cảnh khốn khổ, biết bao nhiêu con người phải đau thương. Nếu không có những người tử tế, sẵn sàng hi sinh để giúp đỡ, sẽ chẳng có những cuộc sống bình yên, những mái ấm tình thương được xây dựng. Một xã hội không ngừng phát triển và đi lên. Đời sống con người cùng càng ngày càng trở lên ấm no hơn. Con người cũng văn mình hơn, biết suy nghĩ cho người khác. Biết cư xử một cách đúng mực, sống và làm việc một cách đúng đắn hơn. Mang lại niềm vui cho người khác, cũng là những việc mà những người tử tế muốn làm. Những người thầy, người cô không sợ gian khổ. Chuyển công tác về những vùng núi, biên cương, hải đảo. Để đem cái chữ về cho những đứa trẻ. Dù cuộc sống thiếu thốn gian khổ, nhưng họ vẫn bám trụ, bởi trong họ có niềm kiêu hãnh, tự hào. Vì bản thân mình đã làm được một việc tử tế, góp một phần vào sự phát triển của đất nước. Việc tử tế, chẳng phải thứ gì quá cao siêu và to lớn. Đôi khi, một hành động nhỏ cũng làm cho chúng ta được xem trọng, được yêu thương. Đưa cụ già qua đường nơi giao lộ, nhặt được của rơi trả người mất, giúp người bị tai nạn, hay sẻ chia cho người khác bữa ăn của mình… Tất cả những hành động tuy nhỏ, nhưng cũng mang rất nhiều ý nghĩa. Thử nghĩ mà xem, nếu một xã hội không có những người tử tế, đó sẽ là xã hội như thế nào. Một xã hội chỉ biết có bản thân của mỗi cá nhân, không quan tâm tới người khác. Một xã hội thờ ơ với thực tại, thấy người gặp nạn thì lạnh nhạt cho qua. Gặp người khó khăn thì hồ nghi về người ấy. Xã hội càng phát triển, con người càng trở lên lạnh lùng hơn hẳn. Biết bao nhiêu người chỉ biết tới bản thân mình. Sống một cuộc đời lãnh lẽo, chẳng đối xử tốt với ai, vì sợ bị lợi dụng, sợ không được đền đáp điều gì. Chẳng giúp đỡ ai điều gì, vì sợ bị lừa gạt. Hạnh phúc trong cuộc sống xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cho đi và cảm nhận, chúng ta sẽ thấy tâm mình được mình yên thanh thản biết nhường nào. Sống trong một xã hội với vô vàn những hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta nên sống một cuộc đời đúng nghĩa, hòa nhập, yêu thương, sẻ chia với mọi người. Việc tử tế, chẳng hề khó, và hãy sống như vậy đi, chúng ta sẽ được đền đáp. Bằng chính sự nhận xét của những người xung quanh, sự thiện cảm của họ với chúng ta, sự quý mến, yêu thương chúng ta. Hãy luôn hướng cho mình một mục tiêu cố định về lẽ sống trong cuộc đời. Và hãy sống một cuộc đời tử tế, cách sống tử tế. Để chúng ta cảm nhận được tình yêu thương luôn ở bên.

Nghị luận xã hội về sự tử tế mẫu 7

Cuộc sống được cấu tạo từ nhiều yếu tố khác nhau từ tri thức đến tình cảm. Con người càng tích lũy được nhiều, càng phát triển bản thân tốt thì xã hội càng tiến bộ. Cũng giống như việc nếu con người càng sống tử tế với nhau bao nhiêu thì thông điệp nhân văn càng được lan tỏa bấy nhiêu. Vậy thế nào là sự tử tế? Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nghị luận xã hội về sự tử tế mẫu 8

William Wordsworth nhà thơ nổi tiếng người Anh từng nói "Phần đẹp nhất trong đời một người tốt là những hành động tử tế và yêu thương nhỏ bé, vô danh không được nhớ đến". Thật vậy, cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn bởi con người biết dành cho nhau tình yêu thương chân thành và sự tử tế đáng quý. Sự tử tế là một biểu hiện cao đẹp của tình yêu thương, đó là tận tâm, chu đáo dành cho những người xung quanh. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ những người kém may mắn hơn mình. Sự giúp đỡ ấy có thể là những giá trị vật chất, cũng có thể là những giá trị tinh thần, đó có thể là một lời động viên, an ủi hay đơn giản là một vòng tay ấm áp, một ánh mắt chân thành. Sự tử tế là hành động đẹp nhất mà con người dành cho nhau, nó có thể xoa dịu mọi nỗi đau, là bàn tay nâng đỡ con người khỏi những nghịch cảnh, thử thách. Khi biết trao đi sự tử tế, con người ta cũng sẽ nhận lại sự tử tế bởi những điều tốt đẹp có sức lay động và lan tỏa mạnh mẽ. Người sống tử tế sẽ nhận lại tình yêu thương, kính trọng từ những người xung quanh. Thử nghĩ xem, nếu một ngày nào đó, sự tử tế không còn, thay vào đó là sự lạnh lùng, vô cảm ngự trị thì cuộc sống sẽ đáng sợ biết bao? Khi đó con người chỉ biết sống cho riêng mình, sống bằng bản năng tầm thường. Trong cuộc sống cũng có không ít những người sống vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Ta từng chứng kiến rất nhiều câu chuyện buồn về sự vô cảm, đó là hành động hôi của khi người khác không may gặp tai nạn trên đường, là thờ ơ trước lời cầu cứu của người gặp nạn,...Để làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và tạo dựng những điều tốt đẹp, mỗi chúng ta cần chú ý rèn luyện đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Hãy học cách yêu thương và trao đi yêu thương bằng những hành động tử tế vì "Cho đi là nhận lại".

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Từ khóa » Ví Dụ Về Sự Tử Tế Trong Cuộc Sống