Nghị Luận Xã Hội "Dựa Vào Chính Mình"

Đề bài:

Có câu chuyện được tóm lược như sau:

Một ngày nọ, ốc sên con hỏi mẹ:

–         Mẹ ơi! Tại sao chúng ta sinh ra phải đeo cái vỏ vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!

–         Vì cơ chế chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh – Ốc sên mẹ nói.

–         Thế chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh. Sao chị ấy không cần đeo cái vỏ như chúng ta?

–         Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm. Bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.

–         Nhưng mà….em gin đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được.Tại sao em ấy không đeo cái vỏ đó?

–         Vì em ấy sẽ chui xuống đất và sẽ được lòng đất bảo vệ.

Ốc sên con bật khóc

–         Chúng ta thật đáng thương! Bầu trời không bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta

–         Thế nên chúng ta mới có cái vỏ! – Ốc sên mẹ an ủi. – Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.

(Theo Cửa sổ tâm hồn, NXB Trẻ 2013)

Hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên và từ đó nêu trách nhiệm của tuổi trẻ với điểm tựa gia đình.

(Trích Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2015 chuyên Ngữ ĐHQGHN Đại học Quốc Gia Hà Nội)

Định hướng cách làm : Đây là dạng đề Nghị luận xã hội về một câu chuyện, nếu các em chưa biết cách làm bài thì có thể đọc lại bài viết này của cô để xem lại lí thuyết nhé :

DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DỰA VÀO CHÍNH MÌNH

1. Giải thích câu nói: – Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được. – Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình. – Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực. – Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực. 2. Phân tích, chứng minh : Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”? Ý 1: Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. – Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả… – Có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ luôn đồng hành cùng đời người; ước mơ là vô tận. – Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ. Ý 2: Ước mơ cũng như một cái cây- phải được ươm mầm rồi trưởng thành. – Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. – Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn. * Dẫn chứng: + Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã theo đuổi đến cùng điều mình mơ ước ước mơ đó đã trở thành hiện thực. + Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình Ý 3: Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng không dễ đạt được: – Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. – Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi. Ý 4: Ước mơ không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám… 3. Đánh giá – mở rộng: – Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không…”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình. – Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không như ta phải biết giữ lòng tin với những ước mơ của mình . Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt được điều gì mình mong muốn và sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa. 4. Bài học: * Nhận thức: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền dẫu gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng chỉ phương hướng cho thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao. * Hành động: – Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào! – Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.

Từ khóa » Dẫn Chứng Về Dựa Vào Chính Mình