Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Biết ơn
Có thể bạn quan tâm
Nghị luận xã hội về lòng biết ơn
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về lòng biết ơn được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
I. Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng biết ơn
Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng biết ơn.
2. Thân bài
a. Giải thích
Biết ơn: là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này.
b. Phân tích
Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống.
Lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều.
Lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng biết ơn, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.
Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng biết ơn.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Biết ơn: cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình.
b. Phân tích
• Biểu hiện của lòng biết ơn:
Nói “cảm ơn”, trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn.
Giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo, đố kị với bất kì ai.
Khi nhận ơn nghĩa của người khác thì biết truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp.
• Lợi ích, ý nghĩa của lòng biết ơn:
Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn trước mắt, từ đó sống tốt hơn.
Mỗi con người sống với lòng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và gắn bó với nhau nhiều hơn.
Lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.
Gợi ý: các học sinh của cụ giáo Chu Văn An dù trưởng thành và có địa vị trong xã hội vẫn không quên ơn nghĩa dạy dỗ của thầy, vào ngày mừng thọ thầy, họ vẫn tề tựu đông đủ, kính cẩn với thầy.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người lạnh lùng vô cảm, nhận được sự giúp đỡ, ơn nghĩa của người khác nhưng ngoảnh mặt làm ngơ hoặc đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng biết ơn.
Rút ra bài học, liên hệ thực tiễn đến bản thân mình.
II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về lòng biết ơn
Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 1
Để cuộc sống bình yên và hạnh phúc, mỗi ngày mở mắt ra chúng ta hãy thấy biết ơn cuộc đời vì mình vẫn còn mạnh khỏe, biết ơn vì mình còn được cống hiến, có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Khi ta thấy biết ơn, cuộc sống này sẽ trở nên đáng sống hơn, tốt đẹp hơn. Từ đây chúng ta có thể khẳng định: biết ơn có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Biết ơn là việc chúng ta trân trọng những thứ bản thân mình đang có, đang được hưởng, là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác cũng như những thế hệ đi trước đã có công ơn với tổ quốc. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Nếu không có những sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước thì chúng ta không thể có được một đất nước hòa bình, hạnh phúc như hiện nay. Nếu không có sự cống hiến ngày đêm của những người hiền tài thì đất nước không thể phát triển, cuộc sống không thể no đủ như hiện nay. Và trong khi chúng ta đang say giấc thì ngoài kia còn bao con người nỗ lực làm việc, cũng bao nhiêu con người lâm vào cảnh khốn cùng, khổ đau. Chính vì thế, hãy biết ơn vì ta có được một cuộc sống hòa bình, biết ơn vì ta được sống trong no đủ, biết ơn vì cuộc sống ta vẫn bình thản, êm đềm. Vì đó là những điều tốt đẹp mà chúng ta được hưởng khi chưa cần phải nỗ lực, cố gắng làm bất cứ điều gì. Từ lòng biết ơn đó, hãy sống có ích hơn, hãy vươn lên, cống hiến, tiếp nối những truyền thống vẻ vang của thế hệ cha ông đi trước để làm cho nước nhà thêm giàu đẹp, văn minh và tiến bộ hơn. Một lần được sống trong đời, hãy ghi lại những dấu ấn tốt đẹp để con cháu mai sau có thể nhìn theo ta, lấy ta làm tấm gương để chúng học tập và noi theo.
Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 2
Đất nước ta đã phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh xương máu để có được thành quả hòa bình ngọt ngào như ngày hôm nay. Chính vì thế, chúng ta phải sống với lòng biết ơn thế hệ đi trước về những công lao to lớn của họ. Biết ơn là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Biết ơn được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trước hết là ở trong suy nghĩ, tiềm thức của mỗi người. Chúng ta cần ghi nhớ công ơn thế hệ đi trước, có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động đền ơn áp nghĩa đối với những người có công. Bên cạnh đó, chúng ta cần có những hành động thiết thực đối với những người xung quanh mình để đền ơn đáp nghĩa như: nghe lời cha mẹ, phụ giúp họ công việc nhà để tỏ lòng biết ơn công ơn sinh thành, nuôi dưỡng. Lễ phép với thầy cô để bày tỏ công ơn giáo dục,… Biết ơn không phải điều gì trừu tượng xa xôi mà nó hiện hữu ngay trong cuộc sống hằng ngày, từ những việc làm nhỏ nhất của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được những giá trị to lớn của lòng biết ơn và có những hành động đền ơn đáp nghĩa. Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống chỉ biết đến bản thân mình, coi những giá trị tốt đẹp mình đang được hưởng là điều tất nhiên,… Những người này đáng bị phê phán về lối sống ích kỉ, vô tâm của mình. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy trở thành người công dân tốt, có lòng biết ơn đối với mọi người, trau dồi bản thân để sống có ích không. Mọi nỗ lực chúng ta cố gắng hằng ngày sẽ đạt được kết quả tốt đẹp trong tương lai, hãy không ngừng hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tích cực hơn.
Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 3
Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lòng biết ơn và lòng biết ơn có vai trò và ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta? Trước hết, lòng biết ơn là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống. Lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều. Bên cạnh đó, lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Mỗi người học sinh chúng ta cần sống và ghi nhớ công ơn của những người đi trước, cố gắng học tập, trau dồi bản thân để trở thành một công dân tốt, có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực với những người đã giúp đỡ ta, những người cho ta cuộc sống tốt đẹp và những người đã hi sinh mạng sống, cuộc đời để ta có được độc lập, tự do như hiện nay. Cuộc sống vốn dĩ ngắn ngủi, chúng ta hãy sống với lòng biết ơn nhất và cố gắng phấn đấu để tốt lên từng ngày.
Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 4
Trong mỗi chúng ta, được sinh ra trên cuộc đời này, được nuôi dưỡng nên người là những ân nghĩa vô cùng cao đẹp và to lớn. Chính vì thế chúng ta cần sống với lòng biết ơn mọi người, biết ơn cuộc sống để thấy cuộc đời ý nghĩa hơn. Biết ơn chính là việc mỗi chúng ta cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Người sống có lòng biết ơn là những người biết nói “cảm ơn”, trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn. Họ cũng là những người biết giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo, đố kị với bất kì ai. Khi nhận ơn nghĩa của người khác, người sống với lòng biết ơn thì biết truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp để khiến cho xã hội này tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn có những lợi ích và vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người. Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn trước mắt, từ đó sống tốt hơn. Mỗi con người sống với lòng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và gắn bó với nhau nhiều hơn. Bên cạnh đó, lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Từ xưa đến nay, con người Việt Nam ta luôn sống với truyền thống biết ơn. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến là các học sinh của cụ giáo Chu Văn An dù trưởng thành và có địa vị trong xã hội vẫn không quên ơn nghĩa dạy dỗ của thầy, vào ngày mừng thọ thầy, họ vẫn tề tựu đông đủ, kính cẩn với thầy… Là một học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô giáo và cố gắng vươn lên, trở thành một công dân có ích cho xã hội. Mỗi ngày rèn luyện một chút sẽ khiến cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 5
Con người Việt Nam từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó không thể không nhắc đến chính là lòng biết ơn. Biết ơn chính là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống. Bên cạnh đó, lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ để xã hội ngày càng tốt hơn. Mỗi người một hành động biết ơn nhỏ tạo nên một đất nước với truyền thống biết ơn lớn. Ngay từ hôm nay, chúng ta hãy sống với lòng biết ơn và trở thành một người vừa có tài, vừa có đức, cống hiến cho xã hội.
Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 6
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn là nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. "Biết ơn" mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa. Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ. Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Lòng biết ơn luôn hiện diện xung quanh cuộc sống của chúng ta. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng. Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.
Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 7
Lòng biết ơn từ lâu đã là truyền thống quý báu nhất của nhân dân Việt Nam nói riêng và cả nhân loại nói chung. Xuất hiện trong ca dao, tục ngữ hay những bài thơ, câu chuyện kể,..., giá trị đạo đức tốt đẹp này đã đi sâu, gắn liền với cuộc sống. Lòng biết ơn là sự ghi nhớ, cảm kích, trân trọng và báo đáp dành cho những người đã từng hỗ trợ, giúp đỡ mình. Trong cuộc sống, ai cũng ít nhất một lần nhận được sự giúp đỡ từ người xung quanh. Điều này giúp cuộc sống của ta bớt gian truân hơn, mọi khó khăn trở nên dễ chinh phục hơn. Vậy nên ta cần ghi nhớ, biết ơn họ. Lòng biết ơn được thể hiện dưới nhiều dạng hình thức, từ suy nghĩ, lời nói đến hành động. Điều cốt yếu ở đây là ta cần thực sự đặt cái “tâm”, đặt sự chân thành vào việc báo đáp người khác chứ không nên làm qua loa, chống đối. Đó có thể đơn giản là lời cảm ơn khi có bạn cho mượn bút, có người qua đường nhắc ta đóng ba-lô,... Ngày nay, con người vẫn còn giữ truyền thống bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên qua việc cúng bái, lễ Tết. Hay rất nhiều ngày lễ được tổ chức để vinh danh, tri ân những tập thể, cộng đồng có công với xã hội như ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2,... Lòng biết ơn mang đến rất nhiều ý nghĩa cho con người. Đây là một trong những đạo lí truyền thống, thể hiện rõ giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Nhờ đó mà con cháu đời sau biết ghi nhớ công lao dựng nước và giữ nước của bao thế hệ cha anh. Lòng biết ơn còn được dùng để nhắc nhở con người về vai trò của quê hương, gia đình. Điều này giúp ta hoàn thiện bản thân, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, đó còn khiến cho các mối quan hệ bền chặt, thân thiết hơn mỗi ngày. Trên thực tế, bên cạnh những con người chuẩn mực, luôn “biết trước biết sau” thì vẫn còn trường hợp sống vô ơn, bạc nghĩa. Những kẻ này sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên người khác, phản bội lại người đã từng giúp đỡ, cưu mang mình. Đó là sự ích kỉ, tham lam, bất nghĩa, xứng đáng bị lên án, chê trách. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội mà còn khiến chính bản thân kẻ đó trở nên lạc lõng, tách biệt với cộng đồng. Việc rèn cho mình lối sống ơn nghĩa không chỉ giúp ta nhận được sự tôn trọng của người khác mà còn mang đến vô vàn điều ý nghĩa cho chính bản thân. Hãy sống một cách chuẩn mực như ông cha đã răn dạy: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 8
Đất nước chúng ta đã trải qua nhiều thăng trầm để có được bình yên ngày hôm nay. Chúng ta cần sống với lòng biết ơn và tôn vinh công lao của những người đi trước. Biết ơn không chỉ là thái độ cảm kích trước những việc tốt đẹp mà người khác đã làm cho mình, mà còn là việc đền đáp lại sự giúp đỡ của người khác. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát triển. Chúng ta có thể thể hiện lòng biết ơn thông qua suy nghĩ và hành động. Chúng ta cần nhớ công ơn của những người đi trước và tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tỏ lòng biết ơn thông qua các hành động đơn giản hàng ngày, chẳng hạn như giúp đỡ gia đình và người thân, tôn vinh giáo dục bằng cách tôn trọng giáo viên, và tỏ lễ phép với những người xung quanh. Tóm lại, biết ơn là một giá trị tốt đẹp mà chúng ta cần nuôi dưỡng và thực hành trong cuộc sống hằng ngày, từ những hành động nhỏ nhất của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng thấu hiểu được giá trị to lớn của lòng biết ơn và không phải ai cũng có ý thức đền đáp công ơn. Trên thực tế, xã hội vẫn còn nhiều người sống vì bản thân, cho rằng những giá trị tốt đẹp mà họ đang được hưởng là điều đương nhiên, mặc kệ người khác. Những người như vậy cần bị chỉ trích vì lối sống ích kỉ và thiếu tình cảm đối với người khác. Chúng ta chỉ được sống một lần, vì vậy hãy trở thành những công dân tốt, biết ơn những người xung quanh và cố gắng nâng cao trình độ để trở nên hữu ích hơn cho xã hội. Tất cả những nỗ lực mà chúng ta đang thực hiện hằng ngày sẽ đưa đến kết quả tốt trong tương lai. Hãy không ngừng hoàn thiện bản thân để trở nên tích cực hơn.
Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 9
“Đền ơn đáp nghĩa” vốn là một nghĩa cử đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam. Lòng biết ơn từ lâu đã được coi là một truyền thống đạo đức cần được gìn giữ và phát huy.Ông cha ta xưa có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một lời nhắc nhở cho con cháu phải biết sống có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Không phải tự nhiên mà chúng ta có được cuộc sống ấm no, đầy đủ như hiện tại. Đó là thành quả của nhiều người đã vất vả làm nên. Bố mẹ không quản khó khăn, chăm lo, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Thầy cô ngày ngày đứng trên bục giảng, tận tâm truyền tải kiến thức tới học sinh… Và còn rất nhiều người đã và đang hy sinh thầm lặng, ngày đêm miệt mài lao động để đem lại cuộc sống yên bình, ấm no trên mảnh đất quê hương. Là “người ăn quả” của ngày hôm nay, ta cần có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được trở nên ngày một đơm hoa kết trái. Trong gia đình, ta cần làm tròn bổn phận là một người con: hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà, nhường nhịn các em nhỏ… Ở trường, bản thân cần phải là một học sinh gương mẫu, nỗ lực học tập để không phụ công ơn giảng dạy của thầy cô, chăm lo nuôi dưỡng của bố mẹ. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện bản thân sống có đạo đức, văn minh, tránh xa các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu vẫn đang còn tồn tại hiện nay. Làm được như vậy là ta đã thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã giúp ta có được cuộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay. Thế hệ trẻ hôm nay là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lòng biết ơn là đạo lý muôn đời, là những người tiếp nối các thế hệ đi trước, chúng ta cần có những hành động cụ thể để đạo lý này vẫn mãi được duy trì và truyền lại cho mai sau.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung
Từ khóa » Viết Dàn ý Nghị Luận Về Lòng Biết ơn
-
Dàn ý Nghị Luận Về Lòng Biết ơn - Đọc Tài Liệu
-
Dàn ý Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Biết ơn
-
Dàn ý Nghị Luận Về Lòng Biết ơn Chi Tiết được Tuyển Chọn - IIE Việt Nam
-
Nghị Luận Về Lòng Biết ơn: Dàn ý & Bài Văn Mẫu Chọn Lọc - VerbaLearn
-
Nghị Luận Về Lòng Biết ơn Ngắn Gọn (23 Mẫu) - Văn 9
-
Viết đoạn Văn 200 Chữ Về Lòng Biết ơn (17 Mẫu) - Văn 9
-
Dàn ý đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Biết ơn - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Dàn ý đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Biết ơn
-
Nghị Luận Về Lòng Biết ơn: Dàn ý Và Những Bài Văn Mẫu đặc Sắc
-
Dàn ý Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Biết ơn - Daful Bright Teachers
-
Dàn ý Chi Tiết: Nghị Luận Về Lòng Biết ơn - Học Ngữ Văn
-
Lập Dàn ý Cho Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Biết ơn - Edu Learn Tip
-
Dàn ý Nghị Luận Về Lòng Biết ơn Thầy Cô Cha Mẹ Trong ... - Wiki Secret
-
Dàn ý + 12 Bài Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Biết ơn