Nghĩ Về Truyền Thống “Tôn Sư Trọng đạo” Xưa Và Nay - Huyện Hạ Hòa
Có thể bạn quan tâm
Tiện ích Thời tiết Giá vàng Tỷ giá Liên kết websiteCổng thông tin điện tử thành phố Hà NộiTrang Chính phủBáo Lao động điện tửTin nhanh Việt NamBáo dân tríBáo Gia đình và Xã hộiBáo Quảng NinhBộ giáo dục và Đào tạoBáo nhân dân điện tửBáo công an nhân dânVịnh Hạ LongTruyền hình Việt NamTrung tâm internet Việt NamBáo Tuổi trẻBáo Thanh niênĐài phát thanh và truyền hình Quảng NinhPhòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Đông TriềuBáo Tiền phongCổng thông tin điện tử thành phố Hải PhòngCổng thông tin điện tử thành phố Đà NẵngCổng thông tin điện tử thành phố HCMCổng thông tin điện tử thành phố Cần ThơCổng thông tin điện tử tỉnh Bắc NinhCổng thông tin điện tử tỉnh Lạng SơnCổng thông tin điện tử tỉnh Lào CaiCổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên HuếCổng thông tin điện tử tỉnh Thái BìnhCổng thông tin điện tử tỉnh Đắk LắkCổng thông tin điện tử tỉnh Thanh HóaCổng thông tin điện tử tỉnh An GiangCổng thông tin điện tử tỉnh Nam ĐịnhCổng thông tin điện tử tỉnh Hải DươngCổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh PhúcCổng thông tin điện tử tỉnh Thái NguyênCổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên QuangCổng thông tin điện tử tỉnh Lai ChâuCổng thông tin điện tử tỉnh Phú ThọCổng thông tin điện tử tỉnh Bắc GiangCổng thông tin điện tử tỉnh Hòa BìnhCổng thông tin điện tử tỉnh Quảng BìnhCổng thông tin điện tử tỉnh Bình PhướcCổng thông tin điện tử tỉnh Khánh HòaCổng thông tin điện tử tỉnh Hưng YênCổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa-Vũng TàuCổng thông tin điện tử tỉnh Cà MauCổng thông tin điện tử tỉnh Sóc TrăngCổng thông tin điện tử tỉnh Hà TĩnhBáo Công lýBáo xã hộiBáo ngôi sao ĐƯỜNG DÂY NÓNG 0210.3883.156 Lượt truy cập Số lượng truy cập: Trang chủ Văn hóa - Xã hội Nghĩ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” xưa và nay Đăng ngày 20/11/2019 Chia sẻ
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đạo lý mang đậm giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này đã được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp từ ngàn xưa cho đến nay. Trải qua thời gian, dù xã hội có phát triển và đổi thay thì truyền thống ấy vẫn là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Trong xã hội xưa và nay, “Tôn sư trọng đạo” có gì khác nhau?
Tượng thờ thầy cô Vũ Thê Lang, Nguyễn Thị Thực tại đền Thiên Cổ (Phú Thọ).
Trọng người thầy đi liền với coi trọng sự học
Trong xã hội xưa, thầy giáo được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò học, noi theo thầy mà trở thành người có đức, có nhân, có tài để đứng ra giúp nước. Trong ba vị trí đặc biệt quan trọng của xã hội xưa “Quân - Sư - Phụ” thì người thầy chỉ đứng sau vua, người được xã hội, nhân dân đặc biệt coi trọng và tôn vinh, là người mà nhân dân gửi gắm niềm tin để giúp con em họ học hành mà thành tài. Đã nhiều câu tục ngữ, ca dao xưa mang ý nghĩa răn dạy con người về vai trò của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”, “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”, “Trọng thầy mới được làm thầy”...
Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước, các vua Hùng đã chú trọng đến việc dạy chữ. Nhà vua đã mời thầy cô đến dạy học cho các công chúa. Theo cuốn “Ngọc phả đình thôn Hương Lan” (xã Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ) thì chuyện kể rằng vào thời Hùng Vương thứ 18, niên hiệu Hùng Duệ Vương, từ vua đến dân rất quan tâm đến việc học hành, “tôn sư trọng đạo”, tu thân và lập thân của con người. Vì thế, Vua Hùng Duệ Vương đã mời hai vợ chồng thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục (quê Bắc Ninh) vào cung dạy học trực tiếp cho hai Công chúa mà nhà Vua rất mực yêu quý là Công chúa Tiên Dung và Công chúa Ngọc Hoa.
Khi thầy cô tạ thế, Vua Hùng cùng người dân thôn Hương Lan tiếc thương công đức của hai thầy cô nên đã an táng ngay tại địa điểm Thầy Cô mở lớp dạy học, táng cùng một ngôi mộ. Nhà Vua cũng cho phép thôn Hương Lan lập miếu để thờ cúng, hương hỏa cho Thầy Cô. Từ đó, trải từ đời này sang đời khác, muôn dân đất Việt noi theo mà kính trọng người thầy, coi trọng sự học và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” luôn được gìn giữ như một nét đẹp của dân tộc.
Ngày xưa, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để cho con em đi học và cũng không có sẵn trường lớp như bây giờ. Vì thế, gia đình nào có điều kiện thường mời thầy đến nhà để thầy dạy cho hai, ba đứa con mình, giúp con em đọc được chữ, học vỡ nghĩa sách thánh hiền để làm cơ sở học cao hơn rồi thi thố, đỗ đạt mong được ra làm quan giúp dân, giúp nước. Cũng có người thầy từ bỏ chốn quan trường để về quê mở lớp dạy học cho con nhà nghèo và không ít học trò nghèo đã nghe lời thầy, hiếu học mà đỗ đạt thành danh. Vì thế, ngày xưa, chỉ có thầy mới thực sự là người có thể dạy chữ cho con em nhân dân, giúp cho con em họ thành người có ích cho xã hội. Từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn truyền nhau câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Cái nghĩa “Yêu thầy” ở đây cần hiểu đó là trọng thầy, trọng sự học chứ không phải mang cho thầy vàng bạc hay những giá trị vật chất gì.
Trong xã hội xưa, cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” được gắn với tính mô phạm, khuôn phép, nhân cách, đạo đức theo đúng lời dạy của đạo Nho. Vì thế, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò chứ không thể có bất cứ một yếu tố nào chi phối giá trị này. Muốn được học trò tôn kính, thầy phải giữ đúng chữ “đạo thầy”, thầy phải là biểu tượng của nhân cách cao đẹp, đạo đức chuẩn mực và tài trí hơn người. Có nghĩa là, thầy phải xứng là “khuôn vàng thước ngọc”. Còn nếu không có được những điều trên, thầy sẽ bị xã hội khinh rẻ, bị học trò coi thường. Về phía học trò, cũng phải giữ đúng “đạo học trò”, biết nghe lời thầy, biết chăm chỉ học tập và biết ứng xử cho phải đạo. Nếu phạm lỗi phải biết kính cẩn xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
Chính vì vậy, trò vi phạm, nhất là phạm lỗi đạo đức, thầy trách phạt, thậm chí dùng roi đánh vào tay, vào lưng, thậm chí từ chối sự giáo dục để học trò nhận ra lỗi lầm của mình nhưng trò và gia đình không hề kêu ca, không hề trách mắng thầy vì họ đều nhận thức được rằng, có như vậy, bản thân mới nên người, mới cố gắng học hành để thành đạt. Khi gặp thầy, trò phải thực hiện những nghi lễ chào hỏi một cách cung kính, theo đúng lễ nghĩa đã được ghi chép trong các sách của Khổng Tử. Nếu không làm hoặc làm sai có nghĩa là không giữ đúng đạo làm trò.
Không gì thay được nhân cách người thầy
Trong xã hội ngày nay, người thầy vẫn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người nhưng có lẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy. Bởi lẽ, dù là xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò. Dù các phương tiện trong quá trình giáo dục có hiện đại, tối tân đến đâu cũng chỉ là phương tiện mang tính hỗ trợ cho bài giảng của thầy còn vai trò quan trọng vẫn là người thầy trên bục giảng, là phấn trắng, bảng đen. Thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai. Thầy là người định hướng tri thức để học trò khám phá, tìm tòi tri thức.
Vì thế, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn còn nguyên giá trị về sự kính trọng người thầy, coi trọng sự học và những lời dạy của cha ông xưa vẫn không hề cũ đối với các thế hệ học trò. Tuy nhiên, cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” ngày nay có phần thay đổi so với xưa kia. Ở xã hội ngày nay, khoảng cách giữa thầy và trò không cách xa như trước. Thầy và trò gần gũi, thân thiện hơn. Mối quan hệ giữa thầy và trò không còn bị chi phối bởi những giáo lý nghiêm ngặt như trong xã hội xưa mà có phần được giảm nhẹ, giản hóa những quy định về lễ nghĩa. Vì thế, học trò ngày nay thể hiện sự kính trọng thầy bằng nhiều cách khác nhau chứ không bó hẹp như xưa.
Người thầy trong xã hội ngày nay vẫn phải là chuẩn mực của đạo đức, nhân cách và trí tuệ. Đặc biệt, khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ đạt được những thành tựu to lớn, khi thế giới bước vào thời đại công nghệ 4.0 thì người thầy phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để bắt kịp với thời đại, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nếu không, có thể thầy sẽ thua học trò và khi ấy, hình ảnh thầy trong tâm hồn học trò không còn thiêng liêng như trước nữa.
Có thể nói, “Tôn sư trọng đạo” dù ở ngày xưa hay hôm nay và mãi mãi mai sau vẫn luôn là một nét đẹp không gì có thể thay thế được của dân tộc Việt Nam. Dù ở đâu, thời nào, người thầy vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Nói như Nhà giáo Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng, là biểu tượng thiêng liêng về đạo học và hình ảnh người thầy của dân tộc Việt Nam: “Ta chưa từng thấy nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được”.
Nguyễn Thế Lượng
Tin khác- Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch năm 2025
- Ngân hàng BIDV- chi nhánh Phú Thọ trao tặng tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hạ Hòa
- Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mần non huyện Hạ Hòa năm học 2024 - 2025
- Hội nghị tuyên truyền chế độ chính sách về lao động, bảo hiểm tai nạn lao động
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bão số 3 tại Hạ Hòa
- Đại biểu HĐND tỉnh, huyện tiếp xúc cử tri tại xã Tứ Hiệp
- Kiểm tra việc triển khai "Chiến dịch 30 ngày, đêm số hóa dữ liệu hộ tịch"
- Triển khai “Chiến dịch 30 ngày, đêm số hoá dữ liệu hộ tịch”
- Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm gặp mặt kỷ niệm 42 ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Trường THPT Hạ Hòa gặp mặt kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
- Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh THCS, THPT nghỉ học ngày thứ Bảy
- Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025
- Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch năm 2025
- Ngân hàng BIDV- chi nhánh Phú Thọ trao tặng tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hạ Hòa
- Tòa án Nhân dân tỉnh công bố Quyết định điều động và bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Hạ Hòa
- Hội nghị kiểm điểm tập thể Ban thường vụ Huyện ủy Hạ Hòa năm 2024
- Bế mạc Kỳ họp thứ Mười Một HĐND huyện Hạ Hòa khóa XX nhiệm kỳ 2021- 2026
- Khai mạc Kỳ họp thứ Mười Một, HĐND huyện Hạ Hòa khóa XX
- Lịch công tác tuần 50
Từ khóa » Tôn Sư Có Nghĩa Là Gì
-
Tôn Sư Trọng đạo, Hiểu Thế Nào Cho đúng?
-
Tôn Sư Trọng đạo Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Từ điển Tiếng Việt "tôn Sư" - Là Gì?
-
Tôn Sư Là Gì? - Từ điển Tiếng Việt
-
Tôn Sư Trọng đạo Là Gì?
-
Tôn Sư Là Gì? - Nguyễn Trà Long
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Tôn Sư Trọng đạo
-
Tôn Sư Trọng đạo Là Gì? Thế Nào Là Tôn Sư Trọng đạo?
-
Tôn Sư Trọng đạo Có ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Cuộc Sống - Thả Rông
-
Từ Điển - Từ Tôn Sư Trọng đạo Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Ý Nghĩa Của Sự Tôn Sư Trọng đạo Là Gì
-
Ý Nghĩa Thành Ngữ Tôn Sư Trọng đạo Có Nghĩa Là Gì? - Chiêm Bao 69
-
Ý Nghĩa Thành Ngữ Tôn Sư Trọng đạo Có Nghĩa Là Gì?
-
Ý Nghĩa Tôn Sư Trọng đạo Trong Phật Giáo - .vn