Nghĩa đen Câu Tục Ngữ "Bán Bò Tậu ễnh ương"

  • Home
  • Giới thiệu
  • Phê bình
  • Nghiên cứu
  • Tạp văn
  • Hỏi đáp
  • Đánh bắt Ẩm thực
  • Ngôn ngữ
  • Thường thức

13 thg 12, 2015

Nghĩa đen câu tục ngữ "Bán bò tậu ễnh ương"

Bò cóc, bùng ỏng đít beo Ảnh: Sưu tầm trên Internet
HOÀNG TUẤN CÔNG Tục ngữ Việt Nam có câu "Bán bò tậu ễnh ương". Các sách "Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" chỉ đưa ra cách hiểu nghĩa bóng, mà không giải thích nghĩa đen. -Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nhóm Vũ Dung: "(ễnh ương: một loài ếch nhái có tiếng kêu rất to. Làm ăn không biết tính toán; Bỏ thức tốt để chuốc lấy của không ra gì." -Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân: "Chê kẻ không biết làm ăn." -"Từ điển tục ngữ Việt" của Nguyễn Đức Dương: "(Đừng) bán bò đi để tậu ễnh ương (về). Hay dùng để khuyên mọi người chớ có làm những điều rồ dại (mà chuốc lấy thua thiệt về mình)" v.v... Vậy tại sao có người vụng "tính toán", hay "làm những điều rồ dại" tới mức bán bò đi để mua con ễnh ương về nuôi?
Con ễnh ương Ảnh: Wikipedia
Ễnh ương(花狭口蛙-Kaloula pulchra) thuộc họ ếch nhái, đầu và bốn chân nhỏ nhưng bụng lại rất to. Môi trường sống của chúng là các khu vườn hoang rậm, ẩm thấp, nhiều lá rụng, hay ngập nước. Ễnh ương giao phối, sinh sản vào mùa mưa và thường cất tiếng gọi bạn tình bằng những âm thanh không biết mỏi: ộp...ương...ộp...ương... to như bò rống. Đặc biệt, khi kêu thì bụng ễnh ương càng phình ra tợn. Thế nên, loại bò gầy, suy dinh dưỡng, bụng ỏng đít beo, được dân gian ví với con nh ương (vùng Thanh Hóa còn gọi là “bò cóc”). Học giả người Pháp Charles Roberquain trong sách "Le Thanh Hoa" (Tỉnh Thanh Hóa), thông qua ghi chép của một viên thanh tra thú y (1915) đã mô tả về những con bò "cóc", "ễnh ương" nàynhư sau: "...những đàn bò có dáng vẻ xấu, chưa nói đến chuyện gầy còm, ốm yếu, sự phát triển không đầy đủ, chưa hoàn hảo của hình thù, thiếu khí lực (...) con bò đã lớn mà sức vóc chỉ bằng con bê một tuổi là chuyện bình thường, nhiều con khác vóc dáng trung bình, giơ sườn ra, bắp thịt không có (...) tỉ lệ giữa các bộ phận cơ thể không cân đối." ("Le Thanh Hoa-Charles Roberquain-NXB G.VAN xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp 1929; Nguyễn Xuân Dương-Lâm Phúc Giáp dịch-NXB Thanh Hóa-2012). Tuy nhiên, tại sao có người vụng đến mức bán một con bò tốt để mua về con bò khác gầy ốm, trông như con ễnh ương? Vẫn trong "Le Thanh Hoa", Charles Roberquain đã viết: "Khi người dân Việt Nam có hai con bò mà họ chỉ cần một, thì họ bán con đẹp và để lại con xấu dành cho sự sinh sản". Nguyên nhân, tác giả "Le Thanh Hoa" cho rằng: "Sự chọn giống đối với họ là xa lạ", đồng thời dẫn lời viên Thanh tra thú y Conti: "Người dân quê Việt Nam không hiểu các tính cách thể chất và tinh thần của ông bà truyền cho con cháu và họ thấy hoàn toàn hợp lý khi hy sinh sự sinh sản của những con suy yếu nhất". Tuy nhiên, thực tế không hẳn "Sự chọn giống đối với họ là xa lạ" hay "không hiểu các tính cách thể chất và tinh thần của ông bà truyền cho con cháu". Ngược lại, từ xa xưa, nông đã có ý thức về di truyền và chọn giống trong chăn nuôi ("Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng"; "Mua trâu xem vó, mua chó xem chân"...) Khoảng vài ba chục năm trước vẫn còn những người chọn cách "làm ăn" bán đi con bò tốt, mua con bò khác ốm yếu, nhưng ít tiền hơn để nuôi. Không phải họ không biết cách chọn giống, hay "rồ dại" (chữ của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương) tới mức không phân biệt được con bò béo tốt với con bò gầy yếu, mà mục đích là có thêm một khoản tiền dôi dư chi tiêu, trong khi vẫn có bò sinh sản, cày kéo. Kiểu tính quẩn, vì cái lợi trước mắt mà anh nhà nghèo cho là "hợp lý" chính là một trong những nguyên nhân sinh ra loại bò cóc, thoái hóa, thiếu khí lực. Cũng cần nói thêm, so với trâu, thì tầm quan trọng về sức kéo của bò không bằng, đặc biệt, với những nhà nghèo, ít ruộng. Bởi vậy việc chọn giống bò không khắt khe như chọn giống trâu. Như vậy, nghĩa đen câu tục ngữ đang xét là: bán một con bò tốt, mua về con bò khác gầy ốm, “bụng ỏng, đít beo” trông như con ễnh ương. Nghĩa bóng: chê kẻ vụng suy, tính quẩn, không biết cách làm ăn. Hoàng Tuấn Công /27/11/2015

BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Người theo dõi Blog

Hoàng Tuấn CôngEmail: tuancongthuphong@gmail.com

SỐ LƯỢT XEM TỪ 9/2013

Tìm kiếm Blog này

ĐỌC NHIỀU TRONG TUẦN

  • MỌC ĐUÔI TÔM hay VỌC NIÊU TÔM ?
  • “CÀN” TRONG “ĂN BẬY NÓI CÀN” NGHĨA LÀ GÌ?
  • TỪ NGUYÊN CỦA “KHĂM” TRONG TỪ “CHƠI KHĂM”
  • "ĐẦU" TRONG "TÂM ĐẦU Ý HỢP" NGHĨA LÀ GÌ?
  • “VIỄN VÔNG” hay “VIỂN VÔNG” ?
  • Nguyễn Cừ đã “GIẢI NGHĨA TỤC NGỮ VIỆT NAM” như thế nào ? (phần II)
  • “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ” SAI CHÍNH TẢ! (kỳ 1)
  • Một số điểm không ổn của đề thi Ngữ văn, tuyển sinh vào lớp 10 THPT (tỉnh Thanh Hóa năm 2024)
  • "THIÊN TÀI NGUYỄN DU" HAY TẬN CÙNG CỦA SỰ DUNG TỤC ?
  • NHÂN TÌNH và TÌNH NHÂN

TÌM BÀI THEO MỤC

  • Cà kê chuyện chữ nghĩa (28)
  • Cao Bồi Già (6)
  • Đánh bắt Ẩm thực (11)
  • Địa danh làng biển Thanh Hoá (1)
  • GS Trần Ngọc Thêm (3)
  • GS Vũ Khiêu (7)
  • GS. Nguyễn Văn Khang (8)
  • Hà Quang Năng (5)
  • Hoàng Tuấn Công (255)
  • Hoàng Tuấn Phổ (61)
  • Hỏi đáp (19)
  • Hồi ký Hoàng Tuấn Phổ (45)
  • LÀNG CỔ XỨ THANH (7)
  • Lê Xuân Đức (11)
  • Nghiên cứu (24)
  • Ngôn ngữ (7)
  • Nguyễn Công Lý (3)
  • Nguyễn Cừ (4)
  • Nguyễn Đức Dương (5)
  • Nguyễn Lân (27)
  • Nguyễn Quang Lập (2)
  • NXB Đồng Nai (6)
  • NXB Thanh Niên (4)
  • Phê bình (37)
  • Phê bình từ điển (6)
  • PV Thanh Hà (2)
  • SẦM SƠN (3)
  • Tác phẩm & Dư luận (7)
  • Tái bản sách Phê bình khảo cứu (7)
  • Tản văn (5)
  • Tang lễ (3)
  • Tạp văn (22)
  • THÁI HẠO (2)
  • Thanh Hằng (2)
  • Thành ngữ bằng tranh (5)
  • Tin nhạn (11)
  • TỪ ĐIỂN ĐẠO VĂN (2)
  • Từ láy (30)
  • Văn mẫu (2)
  • VTV (3)
  • Vua tiếng Việt (3)

TÌM BÀI THEO THÁNG

  • tháng 7 2024 (1)
  • tháng 6 2024 (2)
  • tháng 5 2024 (1)
  • tháng 3 2024 (2)
  • tháng 2 2024 (2)
  • tháng 1 2024 (2)
  • tháng 12 2023 (1)
  • tháng 11 2023 (3)
  • tháng 10 2023 (6)
  • tháng 9 2023 (5)
  • tháng 8 2023 (4)
  • tháng 6 2023 (5)
  • tháng 5 2023 (2)
  • tháng 4 2023 (4)
  • tháng 3 2023 (4)
  • tháng 2 2023 (1)
  • tháng 1 2023 (7)
  • tháng 12 2022 (1)
  • tháng 11 2022 (3)
  • tháng 10 2022 (1)
  • tháng 9 2022 (6)
  • tháng 8 2022 (8)
  • tháng 7 2022 (3)
  • tháng 6 2022 (1)
  • tháng 5 2022 (3)
  • tháng 4 2022 (3)
  • tháng 2 2022 (4)
  • tháng 1 2022 (3)
  • tháng 12 2021 (6)
  • tháng 11 2021 (2)
  • tháng 10 2021 (1)
  • tháng 9 2021 (5)
  • tháng 7 2021 (2)
  • tháng 6 2021 (2)
  • tháng 5 2021 (5)
  • tháng 4 2021 (1)
  • tháng 3 2021 (14)
  • tháng 2 2021 (1)
  • tháng 1 2021 (1)
  • tháng 12 2020 (21)
  • tháng 11 2020 (4)
  • tháng 10 2020 (6)
  • tháng 9 2020 (3)
  • tháng 8 2020 (5)
  • tháng 7 2020 (4)
  • tháng 6 2020 (4)
  • tháng 5 2020 (2)
  • tháng 4 2020 (2)
  • tháng 2 2020 (3)
  • tháng 1 2020 (4)
  • tháng 12 2019 (1)
  • tháng 11 2019 (1)
  • tháng 10 2019 (4)
  • tháng 9 2019 (2)
  • tháng 8 2019 (2)
  • tháng 7 2019 (4)
  • tháng 6 2019 (2)
  • tháng 5 2019 (3)
  • tháng 4 2019 (2)
  • tháng 3 2019 (3)
  • tháng 2 2019 (1)
  • tháng 1 2019 (3)
  • tháng 12 2018 (1)
  • tháng 11 2018 (1)
  • tháng 10 2018 (2)
  • tháng 9 2018 (7)
  • tháng 8 2018 (1)
  • tháng 7 2018 (2)
  • tháng 6 2018 (3)
  • tháng 5 2018 (2)
  • tháng 4 2018 (1)
  • tháng 3 2018 (3)
  • tháng 2 2018 (3)
  • tháng 12 2017 (2)
  • tháng 11 2017 (5)
  • tháng 10 2017 (1)
  • tháng 9 2017 (4)
  • tháng 8 2017 (1)
  • tháng 7 2017 (4)
  • tháng 6 2017 (2)
  • tháng 5 2017 (6)
  • tháng 4 2017 (9)
  • tháng 3 2017 (9)
  • tháng 2 2017 (5)
  • tháng 1 2017 (4)
  • tháng 12 2016 (2)
  • tháng 11 2016 (6)
  • tháng 10 2016 (8)
  • tháng 9 2016 (7)
  • tháng 8 2016 (8)
  • tháng 7 2016 (4)
  • tháng 6 2016 (4)
  • tháng 5 2016 (2)
  • tháng 4 2016 (7)
  • tháng 3 2016 (3)
  • tháng 2 2016 (4)
  • tháng 1 2016 (7)
  • tháng 12 2015 (2)
  • tháng 11 2015 (7)
  • tháng 10 2015 (7)
  • tháng 9 2015 (9)
  • tháng 8 2015 (7)
  • tháng 7 2015 (3)
  • tháng 6 2015 (5)
  • tháng 5 2015 (2)
  • tháng 4 2015 (5)
  • tháng 3 2015 (3)
  • tháng 2 2015 (3)
  • tháng 1 2015 (1)
  • tháng 12 2014 (1)
  • tháng 11 2014 (6)
  • tháng 10 2014 (4)
  • tháng 9 2014 (6)
  • tháng 8 2014 (7)
  • tháng 7 2014 (17)
  • tháng 6 2014 (12)
  • tháng 5 2014 (14)
  • tháng 4 2014 (21)
  • tháng 3 2014 (8)
  • tháng 2 2014 (4)
  • tháng 1 2014 (8)
  • tháng 12 2013 (4)
  • tháng 11 2013 (2)
  • tháng 10 2013 (8)
  • tháng 9 2013 (12)

Từ khóa » ễnh ương Có Nghĩa Gì