Nghĩa Vụ Của Bên Cung ứng Dịch Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (theo Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2005). Hiện nay cung ứng dịch vụ phát triển rộng khắp, từ nông thôn đến thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn. Các bên tham gia cung ứng dịch vụ có các quyền và nghĩa vụ riêng khi tham gia quan hệ hợp đồng cung ứng dịch vụ. Vậy nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ là gì?
1. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Tại Điều 517 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ cụ thể như sau:
+ Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác. Nghĩa vụ này tương ứng với quyền của bên sử dụng dịch vụ được quy định tại Khoản 1 Điều 516 Bộ luật dân sự 2015. Hay nói cách khá, nghĩa vụ thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác là cách thức thỏa mãn quyền của bên sử dụng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ.
+ Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ. Bên cung ứng dịch vụ không được giao công việc của bên sử dụng dịch vụ yêu cầu cho bên thứ ba thực hiện thay. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ biết và đồng ý cho bên cung ứng dịch vụ giao công việc đó cho bên thứ ba thì bên cung ứng dịch vụ được phép giao cho bên thứ ba.
+ Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc. Nghĩa vụ bảo quản tài liệu, phương tiện được bên thuê dịch vụ giao cho bên cung ứng dịch vụ trong suốt quá trình thực hiện công việc. Nghĩa vụ bảo quản là bảo đảm về mặt số lượng, chất lượng như tình trạng khi bên sử dụng dịch vụ giao cho mình và quản lý, sử dụng các thông tin, phương tiện này đúng mục đích như các bên đã thỏa thuận. Việc bảo quản cho phép các tài sản hao mòn tự nhiên.
+ Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc. Chất lượng thông tin, tài liệu không đầy đủ là các thông tin, tài liệu này chưa đảm bảo thực hiện được công việc theo kết quả dự kiến ban đầu của các chủ thể. Bên cung ứng dịch vụ phải thông báo phải ngay lập tức cho bên sử dụng dịch vụ sau khi phân tích các thông tin, tài liệu và bằng chuyên môn của mình, bên cung ứng dịch vụ nhận thấy không thể thực hiện được.
Đảm bảo thông báo trước thời điểm bắt đầu thực hiện dịch vụ. Thời điểm thông báo có thể xác định trên cơ sở thỏa thuận của các bên hoặc theo tính chất của thông tin, tài liệu tròng trường hợp các bên không có thỏa thuận.
+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bên cung ứng dịch vụ phải giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, đặc biệt các dịch vụ có tính chất nhạy cảm, ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người sử dụng dịch vụ như: dịch vụ y tế, dịch vụ pháp luật…
+ Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Bên cung ứng dịch vụ có lỗi trong việc làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được bên sử dụng dịch vụ giao hoặc có lỗi (có thể là lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý) trong việc bảo quản thông tin thì bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ bồi thường.
Theo đó, Luật Thương mại 2005 cũng có những quy định tương ứng với Bộ luật dân sự được quy định tại Điều 78 như sau:
“Điều 78. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật này;
2. Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;
3. Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;
4. Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
2. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc
Tại Điều 79 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác như sau:
Nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng.
Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó.
Ví dụ: Bên cung ứng dịch vụ là công ty viễn thông, bên sử dụng dịch vụ là hộ gia đình. Hộ gia đình yêu cầu bên cung ứng dịch vụ lắp đặt hệ thống mạng internet trong gia đình. Theo đó, bên cung ứng dịch vụ phái lắp đặt hệ thống mạng internet phù hợp với mục đích sử dụng trong gia đình.
3. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất
Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất trừ trường hợp các bên có thỏa thuận được quy định tại Điều 80 Luật Thương mại 2005 như sau:
Nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với nỗ lực và khả năng cao nhất.
Ví dụ: Bên cung ứng dịch vụ là công ty thiết kế đồ họa, bên sử dụng dịch vụ là công ty A mới thành lập. Bên sử dụng dịch vụ muốn bên cung ứng dịch vụ thiết kế cho công ty một logo cho phù hợp. Theo đó, bên cung ứng dịch vụ phái nỗ lực cao nhất để tạo ra logo theo mong muốn của công ty A.
Qua đây, bên cung ứng dịch vụ cần phải chú ý tuân thủ đúng quy định của pháp luật về các nghĩa vụ của mình. Các bên cần thỏa thuận chi tiết về quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng cũng như bên sử dụng dịch vụ, tránh xảy ra tranh chấp không đáng có.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Cung Cấp Dịch Vụ Nghĩa Là Gì
-
Cung ứng Dịch Vụ Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Cung ứng Dịch Vụ Là Gì? (cập Nhật 2022) - Công Ty Luật ACC
-
Cung ứng Dịch Vụ Là Gì? Hoạt động Tư Vấn Là Gì? - Thư Viện Pháp Luật
-
Khái Niệm, đặc điểm Của Hoạt động Cung ứng Dịch Vụ Thương Mại
-
Cung Cấp Dịch Vụ Là Gì - Cùng Hỏi Đáp
-
Cung ứng Dịch Vụ Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Khái Niệm Dịch Vụ được Hiểu Như Thế Nào ? So Sánh Dịch Vụ Với ...
-
Dịch Vụ Là Gì ? Bản Chất Và đặc điểm Chung Về Dịch Vụ
-
Việc Cung Cấp Dịch Vụ Công được Thực Hiện Như Thế Nào?
-
Doanh Nghiệp Dịch Vụ Là Gì? Khái Niệm Theo Quy định Pháp Luật
-
Khái Niệm Dịch Vụ Là Gì? Các Loại Hình Dịch Vụ Phổ Biến - Goodvn
-
Dịch Vụ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cung ứng Dịch Vụ Thương Mại được Quy định Như Thế Nào?
-
Khái Niệm Về Dịch Vụ