NGHĨA VỤ THANH TOÁN CÁC KHOẢN NỢ CỦA VỢ CHỒNG KHI ...
Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Nghĩa vụ thanh toán các khỏn nợ của vợ chồng với người thứ ba khi ly hôn. Các khoản nợ chung và nợ riêng khi ly hôn xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh tôi đã kết hôn với chị dâu cách đây 10 năm. Hiện nay, do đời sống hôn nhân không hạnh phúc nên anh chị tôi đang chuẩn bị tiến hành thủ tục ly hôn. Trong quá trình chung sống, ba mẹ tôi có cho vợ chồng anh tôi mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ba mẹ tôi để anh chị thế chấp vay ngân hàng 2 tỷ để làm vốn làm ăn. Ngoài ra, chị dâu tôi có mượn tiền của nhiều người tổng cộng khoảng 1 tỷ đồng để mở xưởng may mặc (anh tôi không biết việc này).Như sự việc tôi đã nêu ở trên thì bây giờ anh chị tôi li hôn thì các khoản nợ của anh chị tôi thiếu sẽ được chia như thế nào và các khoản nợ anh tôi không biết đến thì anh tôi có phải chi trả không? Và trong trường hợp hiện tại chị dâu tôi không có đủ khả năng chi trả cho ngân hàng để lấy sổ đất trả lại cho gia đình tôi thì bên tôi có quyền yêu cầu chị dâu tôi đảm bảo nợ bằng các tài sản chị dâu tôi được chia sau khi li hôn với chị tôi không? Tôi xin chân thành cám ơn Luật sư đã xem qua, mong Luật sư sẽ cho tôi câu trả lời sớm nhất!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Nhân Hòa. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như bạn trình bày, đến thời điểm hiện tại nếu anh chị bạn li hôn thì các khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân của anh chị bạn gồm:
- Hai tỷ tiền vay ngân hàng:
Theo khoản 1 Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
- 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.
Khoản nợ này do anh chị bạn cùng thỏa thuận vay để làm ăn nên là khoản nợ chung của hai vợ chồng.
- Một tỷ chị dâu bạn vay để mở xưởng may (anh bạn hoàn toàn không biết khoản vay này). Để xác định đây là nghĩa vụ chung hay riêng của vợ chồng cần xem việc vay tiền này của chị dâu có nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình không (nhu cầu tối thiểu về ăn uống, sinh hoạt, học tập…). Nếu nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì theo Khoản 3 Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình 2014 khoản nợ 1 tỷ này là nghĩa vụ chung, nếu không vì nhu cầu thiết yếu thì theo Khoản 2 Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 khoản nợ 1 tỷ là nghĩa vụ riêng của chị dâu.
1. Các khoản nợ của anh chị tôi thiếu sẽ được chia như thế nào và các khoản nợ anh tôi không biết đến thì chị tôi có phải chi trả không?
Về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, khoản 1 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014quy định: Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Như vậy, trước hết các khoản nợ này sẽ do anh chị bạn thỏa thuận với nhau ai là người trả. Nếu không thỏa thuận được thì khoản nợ 2 tỷ là khoản vay chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, mỗi người chịu một nửa. Còn khoản nợ 1 tỷ do chị dâu bạn tự vay, anh bạn không hay biết, nếu là nghĩa vụ chung (chị dâu bạn vay vì nhu cầu thiết yếu của gia đình) thì được chia đôi, nếu không phải nghĩa vụ chung thì đây là khoản nợ riêng của chị dâu.
Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định, vợ chồng có trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung, nghĩa là nghĩa vụ do anh chị bạn cùng thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu anh hoặc chị phải thực hiện. Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu người kia thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
2. Chị dâu tôi không có đủ khả năng chi trả cho ngân hàng để lấy sổ đất trả lại cho gia đình tôi thì bên tôi có quyền yêu cầu chị dâu tôi đảm bảo nợ bằng các tài sản chị dâu tôi được chia sau khi li hôn với anh tôi không?
Vì gia đình bạn đã đồng ý cho anh chị bạn thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng nên khi đến hạn mà anh chị bạn chưa trả hết nợ, ngân hàng có quyền phát mãi tài sản để thu hồi nợ.
Trong trường hợp này gia đình bạn có thể thỏa thuận với chị dâu về việc thay đổi tài sản thế chấp (thay sổ đỏ của gia đình bạn bằng tài sản anh bạn được chia sau khi ly hôn) và thông báo với ngân hàng để làm thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!
Từ khóa » Nợ Ly Hôn
-
Nghĩa Vụ Trả Nợ Chung Sau Khi Ly Hôn được Quy định Như Thế Nào ?
-
Vợ, Chồng Phải Cùng Giải Quyết Nợ Nần Khi Ly Hôn? - LuatVietnam
-
Ly Hôn - Nợ Chung Nợ Riêng
-
3 Cách Giải Quyết Nợ Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn - Luật Thái An
-
Chưa Trả Hết Nợ Chung, Có được Ly Hôn? - VnExpress
-
Xác định Nghĩa Vụ Trả Nợ Khi Ly Hôn - LUẬT SƯ
-
Nợ Chung Và Nguyên Tắc Giải Quyết Nợ Chung Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
-
Nợ Chung Trong Thời Kỳ Hôn Nhân, Sau Khi Ly Hôn Ai Có Trách Nhiệm ...
-
Vợ Chồng Ly Hôn, Nợ Chung Phải Giải Quyết Như Thế Nào?
-
Vợ Có Trách Nhiệm Với Khoản Nợ Riêng Của Chồng Khi Ly Hôn Không?
-
Tư Vấn Về Nghĩa Vụ Trả Nợ Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
-
Ly Hôn Rồi, Tôi Có Phải Trả Khoản Nợ Chung Với Vợ Cũ? - VietNamNet
-
NGHĨA VỤ TRẢ NỢ CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN - HTC Law
-
Cách Xác định Nợ Chung, Nợ Riêng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân