Nghiên Cứu Cây Lạc Dại - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Nông - Lâm - Ngư
  4. >>
  5. Nông nghiệp
Nghiên cứu cây lạc dại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.93 KB, 60 trang )

MỤC LỤCTrangTrang tựa ..........................................................................................................................iLỜI CẢM TẠ ................................................................... Error! Bookmark not defined.TÓM TẮT ........................................................................ Error! Bookmark not defined.MỤC LỤC ...................................................................................................................... iDANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... iiiChƣơng 1MỞ ĐẦU ........................................................................................................11.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................11.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................21.3 Yêu cầu ......................................................................................................................21.4 Giới hạn của đề tài .....................................................................................................2Chƣơng 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................32.1 Tình hình thoái hóa đất ..............................................................................................32.2 Các biện pháp hạn chế thoái hóa đất .........................................................................42.3 Vai trò cây che phủ .................................................................................................. 62.4 Đặc tính, tác dụng của cây lạc dại trong cải tạo đất sản xuất nông nghiệp ...............82.4.1 Đặc tính cây lạc dại ................................................................................................82.4.2 Tác dụng cây lạc dại trong sản xuất nông nghiệp ................................................102.5 Một vài đặc điểm của một số loại rau trồng thí nghiệm ..........................................152.5.1 Khổ qua.................................................................................................................152.5.2 Dưa leo..................................................................................................................152.5.3 Đậu đũa .................................................................................................................172.5.4 Đậu côve ...............................................................................................................18Chƣơng 3NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................203.1 Thời gian và địa điểm ..............................................................................................203.1.1 Thời gian ...............................................................................................................203.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................203.2 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................213.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................................21i3.4.Quy trình kỹ thuật ....................................................................................................223.4.1 Trồng lạc dại .........................................................................................................223.4.2 Quy trình trồng rau ...............................................................................................233.6 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...........................................................................273.6.1 Lạc dại ..................................................................................................................273.6.2 Các loại rau ...........................................................................................................273.6.3 Tính chất đất .........................................................................................................283.7 Phương pháp xử lý số liệu. ......................................................................................28Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................294.1 Lạc dại .....................................................................................................................294.1.1 Thời gian che phủ 100 % diện tích đất .................................................................294.1.2 Tích lũy chất khô ..................................................................................................294.1.3 Nốt sần ................................................................................................................. 294.1.4 Nồng độ dinh dưỡng trong cây lạc dại .................................................................304.2 Ảnh hưởng của phủ lạc dại đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số loạirau ..................................................................................................................................304.2.1 Tỷ lệ nẩy mầm ......................................................................................................304.2.2 Số cành/ cây ..........................................................................................................314.2.3 Thời gian sinh trưởng khổ qua, dưa leo, đậu đũa .................................................314.2.4 Các yếu tố cấu thành năng suất khổ qua, dưa leo, đậu đũa ..................................354.2.5 Năng suất khổ qua, dưa leo, đậu đũa .................................................................... 374.2.6 Tình hình sâu bệnh trên đậu đũa, dưa leo, khổ qua ..............................................374.2.7 Hiệu quả kinh tế của trồng lạc dại trên đất xám bạc màu Thủ Đức .....................394.3 Ảnh hưởng thảm phủ lạc dại đến tính chất đất ........................................................39Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................455.1 Kết luận....................................................................................................................455.2 Đề nghị ....................................................................................................................46TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................47PHỤ LỤC .....................................................................................................................49iiDANH SÁCH CÁC BẢNGTrangBảng 3.1:Tình hình thời tiết ..........................................................................................20Bảng 3.2:Quy trình trồng khổ qua ................................................................................23Bảng 3.3:Quy trình trồng dưa leo .................................................................................24Bảng 3.4:Quy trình trồng đậu đũa ................................................................................25Bảng 3.5: Quy trình trồng đậu cove. .............................................................................26Bảng 4.1: Tỷ lệ nẩy mầm các loại rau ..........................................................................30Bảng 4.2: Số cành trung bình/cây của các loại rau .......................................................31Bảng 4.3: Thời gian sinh trưởng các loại rau ...............................................................32Bảng 4.4: Các yếu tố cấu thành năng suất của các loại rau ..........................................35Bảng 4.5: Năng suất của các loại rau ............................................................................36Bảng 4.6: Hiệu quả của trồng rau trên đất có lạc dại (triệu đồng/ha) ...........................39Bảng 4.7: Chỉ tiêu hóa tính của đất (Giá trị trung bình ± sd). ......................................40Bảng 4.8: Các chỉ tiêu lý tính .......................................................................................43iiiChƣơng 1MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đềTrên thế giới nói chung cũng như ở nước ta nói riêng sự thoái hóa đất đang làsự thách thức lớn trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp. Đất đai bị thoái hóa khôngnhững mất đi độ màu mỡ mà còn kéo theo sự mất nước, sự sa mạc hóa và đồng thờigây ra hàng loạt những hậu quả như: lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất v.v.Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định vai trò của câyphủ đất với nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Khi đánh giá về sự thoái hóa đối vớiđất ở Đông Nam Á và vai trò của con người trong việc ngăn chặn nguy cơ này FAO UNEP (ISRIC 1997), cho rằng biện pháp sinh học (dùng các cây che phủ đất) có hiệu quảcao nhất.Việc che phủ đất làm ổn định nhiệt độ mặt đất, giảm lượng nước bốc hơi, giảmđáng kể sự phát triển của cỏ dại, cải thiện các tính chất lý hóa tính của đất, chi phí sảnxuất thấp.Nhiều chủng loại cây được ứng dụng rộng rãi ngoài thực tế sản xuất và đãkhẳng định được vai trò trong việc bảo vệ và cải tạo đất đặc biệt là cây che phủ họ đậu.Cây che phủ họ đậu ngoài các đặc tính như cây che phủ, còn có khả năng cốđịnh đạm và một số chất dinh dưỡng quan trọng khác cho đất và cây trồng.đề tài “ẢNH HƯỞNG PHỦ ĐẤT BẰNG CÂY LẠC DẠI (Arachis pintoy)ĐẾN TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU” đã được tiến hànhtại Thủ Đức.11.2 Mục tiêu nghiên cứu Cải thiện độ phì đất. Tăng khả năng sản xuất cây trồng trên đất bạc màu.1.3 Yêu cầu Phát triển lạc dại trên đất bạc màu. Trồng thử nghiệm một số loại rau: đậu đũa, đậu cove, khổ qua, dưa leo trên đấtxám bạc màu có lạc dại và không có lạc dại. Phân tích chỉ tiêu đất lý hóa tính đất. Phân tích cây lạc dại: nốt sần hữu hiệu, nốt sần vô hiệu và trọng lượng chất khôtrước và sau khi thu hoạch. Thành phần dinh dưỡng trong cây lạc dại.1.4 Giới hạn của đề tài Do đặc tính cây họ đậu cần thời gian dài mới thấy hiệu quả cải tạo đất và tăngnăng suất. Đề tài thực hiện trong thời gian ngắn nên chưa thấy rõ hiệu quả cải thiện đấtcủa cây lạc dại và tình hình sâu bệnh. Thời gian cây lạc dại che phủ đất 100% sau 6 tháng và cây lạc dại sinh trưởngkém.2Chƣơng 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Tình hình thoái hóa đấtTheo Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợpquốc: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại củacon người, nhưng lại không làm tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của các thế hệtương lai”. Đất đai đối với sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cư có ý nghĩa quantrọng và vô cùng cần thiết. Vậy làm thế nào để sử dụng đất trong phát triển kinh tế - xãhội mà giảm thiểu thoái hoá đất và không gây ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng đấttrong tương lai.Thoái hoá đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta,đặc biệt là ở miền núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếulà: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chuahoá, mặn hoá, phèn hoá, bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đấttrượt và sạt lở, đất bị ô nhiễm.Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tíchđất (13 triệu ha) ở miền núi có những vấn đề liên quan tới suy thoái đất. Nhiều nguyênnhân suy thoái môi trường đất có nhiều, song chủ yếu do: Hoạt động nông nghiệp: áp dụng các biện pháp quản lý sử dụng không thích hợpnhư trồng chay hoặc bón phân không cân đối, thiếu biện pháp bảo vệ đất, dùng cơ giớinặng…Kiểu thoái hóa này biểu hiện ở xói mòn, đất chặt, mất mùn và dinh dưỡng,chua hóa… Phá rừng và lấy đi tàn dư hữu cơ: biến đất rừng thành đất trồng cây ngắn ngàyche phủ kém, khai thác rừng quá giới hạn, phát luồng dẫn đến xói mòn kiệt đất. Khai thác sinh khối quá mức: lấy gỗ, củi đun, đốt nương… Chăn thả gia súc quá mức và không kiểm soát: làm đất chặt cứng giảm thảm cỏ,dẫn đến xói mòn.3 Hoạt động phi nông nghiệp: đô thị hóa, đào mỏ, mở đường, xây dựng, làmgạch…làm mất sức sản xuất và hư hại cả vỏ thổ bì.Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật vàchiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã đến mức báo động.2.2 Các biện pháp hạn chế thoái hóa đấtThoái hóa đất là sự suy giảm chất hữu cơ trong đất và được chuyển hóa bởiquần thể vi sinh vật đất. Cho nên tốc độ phục hồi độ phì nhiêu đất sẽ phụ thuộc vàoviệc sản xuất liên tục sinh khối và cung cấp cho đất lượng hữu cơ bị mất do khoánghóa và rửa trôi. Chỉ khi có một lượng cân bằng dương về mùn thì độ phì nhiêu của đấtmới có thể duy trì lâu bền hoặc cải thiện thêm và các biện pháp nông học (giống, phânbón, tưới nước…) có thể phát huy đầy đủ tác dụng.Nhằm tạo điều kiện cho đất có khả năng sản xuất cao và giữ được độ màu mỡlâu dài, điều quan trọng là phải có những biện pháp canh tác tốt và phù hợp. Dưới đâylà sáu yêu cầu cần phải được thực hiện để có thể duy trì và nâng cao được chất lượngđất, hạn chế thoái hóa đất. Việc chọn lựa các biện pháp kỹ thuật để thực hiện mỗi yêucầu trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì những loại đất khác nhau có phản ứng khácnhau với cùng một biện pháp kỹ thuật. Do vậy, cần phải biết rõ loại đất và cách sửdụng đất để quyết định đưa ra những biện pháp kỹ thuật tốt nhất nhằm nâng cao chấtlượng đất. Nâng cao hàm lượng chất hữu cơ trong đất: dù đất có hàm lượng chất hữu cơ caohay thấp, thì việc cung cấp thêm chất hữu cơ cho đất hàng năm có thể là cách tốt nhấtđể cải thiện và duy trì chất lượng đất. Bón thêm hữu cơ cho đất thường xuyên sẽ cảithiện được cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất, bảo vệ đấttránh xói mòn, đóng cứng, và nuôi dưỡng quần thể sinh vật trong đất. Những biệnpháp kỹ thuật làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất là: bỏ lại tàn dư thực vật trênđồng ruộng, lựa chọn những cây trồng luân canh cho sinh khối sinh học cao, sử dụngcác biện pháp quản lý nước và dinh dưỡng hiệu quả nhất, trồng cây che phủ đất, bónphân hữu cơ cho đất, hạn chế cày đất khi không thật cần thiết, và sử dụng bạt phủ nôngnghiệp. Tránh làm đất nhiều quá mức cần thiết: giảm làm đất sẽ hạn chế mất chất hữu cơvà bảo vệ được bề mặt đất với nhiều tàn dư thực vật. Cày đất với mục đích làm cho đất4tơi xốp, lên luống, và tiêu diệt cỏ dại, sâu bệnh. Nhưng những hoạt động làm đất nàycũng có thể phá vỡ cấu trúc đất, làm tăng quá trình phân giải và mất chất hữu cơ, tăngnguy cơ xói mòn, hạn chế sự sinh sống bình thường của các sinh vật sống trong đất, vàlà nguyên nhân đất bị đóng váng, nén chặt. Quản lý các loại sâu bệnh và dinh dưỡng một cách hiệu quả: một chức năng quantrọng của đất là có khả năng đệm và thải hóa chất độc hại, nhưng khả năng giải độcnày là khá giới hạn. Các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học có những lợiích quý giá, nhưng chúng cũng làm hại tới các sinh vật sống trong đất và gây ô nhiễmnước, không khí nếu chúng được sử dụng không đúng. Các chất dinh dưỡng từ nguồnchất hữu cơ cũng có thể gây ô nhiễm khi chúng được sử dụng sai hay dùng lượng quánhiều. Việc quản lý sử dụng chất dinh dưỡng và sâu bệnh hiệu quả có nghĩa là kiểm travà đánh giá đất và sâu bệnh; sử dụng đúng lượng thuốc sát trùng cần thiết, đúng nơi vàđúng lúc; áp dụng các ưu điểm của các biện pháp canh tác trong quản lý dinh dưỡng vàsâu bệnh như: luân canh cây trồng, trồng cây che phủ đất và quản lý tốt phân bón. Hạn chế đất bị nén chặt: đất bị nén chặt sẽ làm giảm lượng nước, không khí vàkhoảng trống cho sự sinh trưởng của rễ và các sinh vật trong đất. Đất bị nén chặt là dohoạt động giao thông trong vườn, những phương tiện canh tác có sức nặng, hay việcgiao thông thực hiện khi đất quá ẩm. Khi đất nén quá chặt (do hoạt động của cácphương tiện cơ giới nông nghiệp) thì rất khó, đôi khi là không thể cứu chữa được, dođó các biện pháp hạn chế sự nén chặt là thật sự cần thiết. Che phủ mặt đất: đất không canh tác rất mẫn cảm với xói mòn nước và gió, dễ bịmất nước và gây ra đóng váng bề mặt đất. Trồng cây che phủ đất sẽ giúp bảo vệ đất,tạo môi trường sống cho các sinh vật sống dựa vào đất như: côn trùng và trùn đất, vàcũng có thể cải thiện giá trị của nước. Mặt đất có thể được che phủ bằng tàn dư thựcvật, hay trồng cây, cỏ che phủ đất. Hơn nữa, cây trồng hoa màu cũng cung cấp chấthữu cơ cho đất và vi sinh vật trong đất. Việc che phủ mặt đất cũng cần phải được quảnlý chặt chẽ đề phòng những vấn đề xảy ra như sâu bệnh, vì nguồn tàn dư và thảm thựcvật là nơi trú ngụ của các loại côn trùng và bệnh hại cây trồng. Đa dạng hóa hệ thống cây trồng: trong một vài nguyên nhân, tính đa dạng là rấtcó lợi. Mỗi loại cây trồng đều đóng góp cho đất những giá trị nhất định, đó là nhữngchất hữu cơ từ cây trồng và tác dụng của rễ cây (rễ cây góp phần vào việc hình thành5cấu trúc của đất). Sự đa dạng của sinh vật đất giúp khống chế sự gia tăng quần thể sâubệnh hại, và sự đa dạng của các biện pháp kỹ thuật cũng có thể làm giảm được áp lựccủa sâu bệnh và cỏ dại. Nên sử dụng những cây trồng lâu năm trong việc luân canh đểnâng cao tính đa dạng. Sự thay đổi và đa dạng hóa các loài cây trong thảm thực vậtkhông chỉ làm tăng tính đa dạng cây trồng, mà còn làm phong phú và đa dạng hơn cácloại côn trùng, vi sinh vật và sinh vật hoang dã sống trong vườn.Kết quả nghiên cứu về các biện pháp chống thoái hóa đất cho rằng biện pháp sinhhọc luôn tạo lớp phủ cây trồng có ý nghĩa quyết định trong việc bảo vệ và phục hồithoái hóa đất.Thông thường, sản xuất cây trồng bao gồm việc sử dụng các thiết bị máy mócnặng cho việc chuẩn bị đất, canh tác, và thu hoạch. Các biện pháp này thường gây hậuquả trong việc làm giảm chất lượng đất. Nếu cây trồng được sản xuất từ năm này sangnăm khác không luân canh với việc xây dựng cây trồng bảo vệ đất, mức độ vật chấthữu cơ trong đất có thể bị giảm đáng kể, dẫn đến giảm năng suất cây trồng và chấtlượng đất.Ngược lai, thiết kế cây che phủ tốt/luân canh cây trồng giữ đất che phủ với chấthữu cơ còn sót lại là ổn định và thậm chí nâng cao năng xuất cây trồng và chất lượngđất. Kết hợp luân canh mạnh mẽ cây trồng và giảm sự làm đất trong hệ thống, đặc biệthiệu quả trong việc ổn định và nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng đất.2.3 Vai trò của cây che phủDùng cây che phủ đất là biện pháp hữu hiệu chống xói mòn đất thông qua việctránh tiếp xúc trực tiếp của hạt mưa với mặt đất và hạn chế dòng chảy bề mặt. Ngoàira, còn làm tăng hàm lượng hữu cơ cho đất qua sự phân huỷ lớp vật liệu phủ đất. Độxốp của đất được cải thiện nhanh, từ đó làm tăng khả năng hấp thụ và giữ nước củađất, tăng cường hoạt tính sinh học của đất, tạo điều kiện cho bộ rễ cây trồng phát triểntốt. Che phủ đất cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thông qua việcchống xói mòn rửa trôi đất, tăng dung tích hấp thụ của đất.Một tác dụng quan trọng nữa là hạn chế gần như tuyệt đối cỏ dại cạnh tranh vớicây trồng, từ đó giảm công lao động làm cỏ và góp phần tăng năng suất cây trồng.Vật liệu dùng để che phủ:6Vật liệu che phủ đất được chia làm hai loại chính: vật liệu sinh học và vật liệu phisinh học.Vật liệu phi sinh học: màng phủ ni lon chuyên dùng, phụ liệu, phế phẩm…Vật liệu sinh học: chất hữc cơ là các cây đã chết như: sản phẩm phụ sau thuhoạch (rơm, rạ, thân cây…) và cây xanh: các loại cỏ hòa thảo, cây họ đậu, cây thân bò,các loại cỏ, cây hoang dại, ưu tiên các loại cây hoang dại, bán hoang dại và các loạicây đã thích nghi cao.Sử dụng cây che phủ trong hệ thống nông nghiệp không phải là một biện phápmới. Trước sự phát triển của sản xuất phân bón, cây che phủ thường được sử dụng đểcải thiện cấu trúc đất và khả năng sản xuất. Gần đây mối quan tâm về kinh tế và môitrường thúc đẩy sự trỗi dậy trong việc sử dụng cây che phủ.Nói đến cây che phủ đất, nó được chia làm hai phạm trù chính: cây che phủ thuộccâu họ đậu và cây che phủ không thuộc cây họ đậu.Một số cây che phủ đã được ứng dụng không thuộc cây họ đậu: , , Barley(Hordeum vulgare), Oats (Avena sativa), Buckwheat (Fagopyrum esculentum), Pearl(Pennisetum glaucum).Một số cây trồng che phủ có thể gây trở ngại khi trồng cây công nghiệp, cản trở sựnẩy mầm, tàn dư cây che phủ cũng có thể dẫn đến làm lạnh đất vào mùa đông. Một sốcây trồng cần phải được cắt bỏ tại một thời điểm nhất định để đảm bảo rằng nó khôngđể lại hạt giống và do đó trở thành vấn đề cỏ dại cho những năm sau.Nhìn chung các cây che phủ không thuộc cây họ đậu có thể che phủ đất và pháttriển nhanh chóng nhưng không cố định đạm và chính bản thân nó có thể trở thành cỏdại.Một số cây che phủ thuộc cây họ đậu: Hairy vetch, , , Red Clover, Berseem clover,White clover, , ,Những cây họ Đậu được dùng nhiều nhất trên thế giới là: Indigofera endecaphylla Jacq,Pueraria javanica Benth, Centrosema pubescens Benth, Desmodium ovalifolium Grill,Flemingiasp., Stylosanthes gracilis, Tithonia diversifolia, Vigna oligosperma, Mimosa invisa v.v...Các loài cây phân xanh được trồng làm cây che phủ được dùng nhiều nơi ở nướcta là: muồng lá tròn, điền thanh, Mucuna hay còn gọi đậu mèo, đậu stylô, kudzu.7Cây phân xanh thường dùng làm cây che phủ có khả năng thích nghi lớn, nhưngkhông phải loài cây nào ở đâu trồng cũng được. Năng suất chất xanh và khả năng pháttriển của các loài cây có thể thay đổi tuỳ theo chân đất và điều kiện cụ thể ở từng nơi.Có loài thích hợp ở ruộng lúa, có loài thích hợp ở các chân đất đồi, có loài thích hợp ởcác chân đất cát, có loài thích hợp ở các tỉnh Nam Bộ, có loài thích hợp ở các tỉnhmiền núi phía Bắc. Vì vậy, cần lựa chọn các loài thích hợp với điều kiện của địaphương để trồng mới thu được kết quả tốt. Cây phân xanh cũng thường chỉ phát huytác dụng trong những cơ cấu nhất định với các loài cây trồng, vì vậy cần lựa chọnnhững cơ cấu cây trồng hợp lý với thành phần cây phân xanh phù hợp để trồng xen,trồng gối hoặc luân canh.2.4 Đặc tính, tác dụng của cây lạc dại trong cải tạo đất sản xuất nông nghiệp2.4.1 Đặc tính cây lạc dạiCây lạc dại - LD99 (Arachis pintoy) được đánh giá là cây có nhiều triển vọng,phù hợp với nhiều vùng sinh thái và khả năng ứng dụng cho các cơ cấu cây trồng trênđất dốc ở Việt nam.Tên khoa học: Arachis pintoy.Thuộc họ: Fabaceae.Đặc tính di truyền: (2n = 20), tự thụ phấn, rất ít xảy ra sự thụ phấn chéo.Tên thường gọi: Úc: pinto peanut; Tây Ban Nha: Maní forrajero perenne; Bồ Đào Nha:Amendoim forrageiro; Indonesia: Kacang pinto; Thái Lan: Thua lisong tao.Xuất xứ: Từ miền trung Brazil (cửa sông Jequitinhonha). Đã được trồng ở Argentina,Colombia, Mỹ, gần đây trồng ở Đông - Nam Châu Á, Trung Mỹ và Thái Bình Dương.8- Hình tháio/key/Forages/Media/Html/images/Arachis_pintoi/Arachis_pinto_02.jpgLà một loại có thân ngầm, lâu năm, có rễ cọc ăn sâu vào lòng đất và tạo thànhthảm dày từ thân bò. Ban đầu thân mọc nghiêng, sau đó bò rạp, có thể cao đến 50 cmphụ thuộc vào môi trường và cách quản lý. Lá có 4 lá chét, kích thước 4,4 cm x 3,5 cm.Hoa từ nách lá, cuống ngắn, cánh cờ rộng 12 - 17 mm, màu vàng tươi hoặc vàng nhạttuỳ theo giống. Ra hoa quanh năm (hoa có màu vàng tươi). Quả (củ) ra ở cuối hoa,thường có 1 hạt, đôi khi có 2 hạt. Cuống hoa dài trung bình 10 - 15 cm hoặc hơn.Kích thước củ phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, tuy nhiên trung bình khoảng 4mm x 5 mm. Trọng lượng nghìn hạt khoảng 70 - 80 g. Là cây họ đậu có nốt sần và khảnăng cố định đạm.Ở Việt Nam gọi là Lạc dại hay lạc lưu liên che phủ đất LD99, một số tác giảcòn gọi là cỏ lạc. Giống lạc lưu liên che phủ đất LD99 dự án nghiên cứu hệ thốngnông nghiệp miền núi phía Bắc nhập vào Việt Nam từ năm 1999 và bắt đầu nghiêncứu ứng dụng tại xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn. Giống này còn đượcTrường Đại học tổng hợp Hohenheim - Cộng hòa Liên bang Đức - đưa vào tập đoàncây họ đậu phục vụ lớp tập huấn về đánh giá dinh dưỡng và khả năng cải tạo đất củacác loại cây họ đậu nhiệt đới được tổ chức tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệpViệt Nam từ 12 đến 15 tháng 4 năm 1999.Khả năng trồng với các loại cỏ khác: Sinh trưởng tốt khi trồng kết hợp với cảhai loại cỏ thảm và cỏ bụi. Khi trồng với các loài cỏ mọc khoẻ thì cần cắt cỏ thườngxuyên để duy trì lạc lưu niên che phủ đất LD99 ở mật độ cao. Lạc lưu niên che phủ đấtLD99 mọc và phát triển nhanh hơn khi được trồng dưới cây to.92.4.2 Tác dụng cây lạc dại trong sản xuất nông nghiệpLạc dại có rất nhiều lợi ích. Một vài lợi ích chính trong một số bài viết, như: Bảo tồn đất.Chủ yếu, người nông dân và nhà nghiên cứu sử dụng cây che phủ trong việc sảnxuất rau, vườn cây ăn trái, đồn điền hoặc kết hợp với các bãi cỏ chăn thả gia súc. TheoFirth (2002), một trăm phần trăm cây che phủ thấp, có khả năng che phủ đất nhanh, cóthể tiếp tục tồn tại, có chiều cao thấp, và có thân thảo từng cụm ảnh hưởng đến việckiểm soát sói mòn.Theo một vài tài liệu thu thập được của nghiên cứu này, một vài thí nghiệm đã đưa ra: Lạc dại là cây che phủ rất tốt để giảm sói mòn và chảy tràn bề mặt (Sugahara etal, 2001; Zhiping và cộng sự, 2002; Huang và cộng sự, 2004; Doanh and Tuan, 2004;Maswar và cộng sự, 2005). Ảnh hưởng cấu trúc tầng đất mặt (Firth và cộng sự) 2002; Neef và cộng sự,2004) Sản xuất chất khô cao (Addison 2003; Gallegos 2003; Espindola và cộng sự,2005; Oelbermann và cộng sự, 2005) Phục hồi vùng đất bị thoái hóa (De Oliveira và cộng sự, 2003; Doanh and Tuan, 2004) Chịu bóng (Addison, 2003; Firth và cộng sự, 2002) Hàm lượng chất dinh dưỡng cao và chất xơ thấp. (Firth và cộng sự, 2002; Neef, 2004) Lưu niên (Perez và cộng sự, 2001;Firth và cộng sự, 2002) Dạng bò nên chiều cao thảm phủ thấp (Firth và cộng sự, 2002) Luân chuyển dinh dưỡng nhanh (De Oliveira và cộng sự, 2003) Phát triển tốt ở những vùng đất có độ màu mỡ thấp với nhu cầu phân bón,lượng nước tối thiểu và không sử dụng thuốc trừ sâu (Bryan et al. 2001). Cải thiện chất lượng đất.Cây che phủ là một công cụ quan trọng để tạo thành chất dinh dưỡng và sựquản lý chất hữa cơ trong đất. Cây che phủ có chu kỳ dinh dưỡng bền vững bằng cốđịnh nitơ, giữ chất hữu cơ và hấp thu chất dinh dưỡng, ngăn chặn rửa trôi chất dinhdưỡng, chảy tràn và giảm xói mòn đất. Một trong những điều quan trọng của cây chephủ là sự hấp thu chất dinh dưỡng trong đất. Sự quản lý cây che phủ để giữ lại chấtdinh dưỡng và tích tụ chất hữu cơ trong đất là phương pháp hiệu quả.10Cố định đạm.Nitơ tạo ra từ cây họ đậu là lợi ích chủ chốt của trồng cây che phủ và phânxanh. Sự tích tụ nitrogen bởi cây che phủ họ đậu biến thiên từ 79 đến 136 (kg/ha) N vàmang lại sinh khối từ 2,75 đến 4,4 tấn/ha (nguồn: Preston Sullivan chuyên viên bộnông nghiệp xuất bản, 2003).Sự phát triển mạnh mẽ của cây che phủ họ đậu có thể cố định đạm từ 300 kg/ha,phụ thuộc vào từng loại cây che phủ, mật độ cây, và sự sinh trưởng của cây trồng.Điều cần thiết là dinh dưỡng cung cấp từ bên ngoài có thể giảm bởi chất dinh dưỡngtrong mô cây che phủ sẽ khoáng hóa trong suốt thời gian phân hủy và cung cấp cho vụcây trồng sau.Theo Preston Sullivan chuyên viên bộ nông nghiệp xuất bản, 2003 thì cây họđậu tạo sinh khối thấp hơn một số loại cây che phủ khác như lúa mạch đen tạo được6,4 kg/ha so với Crimsom Clover 4,8 kg/ha nhưng cây họ đậu thì có khả năng cố địnhđạm cao hơn những cây không thuộc họ đậu. Cụ thể như cây lúa mạch đen cố địnhđược 101 kg/ha thấp hơn so với cây Sweet clover 136 kg/ha, Crimsom Clover là 131 kg/ha,Hairy Vetch 160 kg/ha...Ngoài khả năng cố định đạm cây che phủ họ đậu còn chứa một lượng lớn cácchất dinh dưỡng quan trọng khác như kali, photpho, canxi, magiê. Cây CrimsomClover tạo 162 kg/ha Kali, 18 kg/ha Phospho, 12 kg/ha Magiê và 70 kg/ha Canxi. CâyHairy Vetch (Đậu linh lăng) tạo 151 kg/ha Kali, 20 kg/ha Phospho, 20 kg/ha Magiê, 59kg/ha Canxi và cao hơn so với cây che phủ không thuộc họ đậu như cây Rye 123 kg/haKali, 19 kg/ha Phospho, 9 kg/ha Magiê, 23 kg/ha Canxi. Vật liệu trộn trong ủ phân hữu cơ.Lạc dại không chỉ cải tạo chất lượng đất khi được trồng như thảm phủ thực vật,mà phần dư thừa của lạc dại cũng có thể sử dụng như vật liệu thô trong ủ phân hữu cơ.Cây họ đậu thường có tỷ lệ phân hủy nhanh và giải phóng chất dinh dưỡng lớn vì tỷ lệC/N của cây họ đậu thấp. Cây hòa bản có tỷ lệ C/N cao phân giải chậm. Cây họ đậu tỷlệ C/N biến thiên từ 10/1 đến 15/1 trong khi đó cây không thuộc họ đậu có tỷ lệ C/Nrất cao như Corn stalks 60/1, Sawdust 250/1.11 Thúc đẩy cây trồng chính phát triển.o Huang và cộng sự (2004) đã thực hiện luân canh vườn cây ăn quả với Lạc Dạitrong 3 năm và tiến hành so sánh chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính thân, táncây với vườn cây ăn quả không phủ lạc dại.o Firth và cộng sự .2002, nghiên cứu tại Macadamia:o Chất lượng của quả hạch không nhất quán bị ảnh hưởng bởi cây che phủ đất,trong khi nước của quả hạch bị cản trở.o Doanh và Tuấn. 2004, cho biết lạc dại tăng năng suất cây mận, đồng thời tráilớn hơn và màu sáng hơn khi kết hợp vườn cây ăn quả canh tác với lạc dại. Làm thức ăn cho gia súc.Cây lạc dại làm thức ăn cho gia súc, giữ chức năng như là cây che phủ khi nóchiếm giữ đất thay cho bãi cỏ hoặc rơm khô, và như là phân xanh khi nó được sát hợpcuối cùng. Lợi ích cải tạo đất lớn, khi không cắt cho gia súc ăn, đến một thời gian sausinh khối được tích lũy khi chết.Các kết quả nghiên cứu về lợi ích của trồng xen cây họ đậu – cỏ bãi cỏ thức ăn cho gia súc: Lạc Dại như là cỏ khô (Perez và cộng sự, 2001; Doanh and Tuan. 2004. Maswar vàcộng sự, 2006). Cải thiện chất lượng và số lượng thức ăn cho gia súc (Wunscher và cộng sự,2004; Villarreal và cộng sự, 2005). Tăng sản lượng sữa, trọng lượng và tỷ lệ sinh đẻ, đồng thời làm tăng trọnglượng của gia cầm (Rivas and Holfman, 2000; Lara and Reategui, 2004; Lobo andAcuna và cộng sự. 2003).Tất cả lợi ích đó xảy ra do hàm lựợng chất dinh dưỡng trong Lạc Dại cao hơnso với chất dinh dưỡng chứa trong một số lọai cỏ khác và cũng do sản xuất sinh khốicao ở cỏ - cây họ đậu như là cỏ khô, ảnh hưởng đến đất và thú nuôi. Kiểm soát bệnh.Cây che phủ có thể làm tăng một số dịch bệnh. Các nhà sinh thái học cho rằnghệ thống tự nhiên ổn định có đặc thù rất đa dạng, gồm nhiều loại cây trồng khác nhau,động vật chân đốt, động vật có vú, chim và vi sinh vật. Sự phát triển của cây che phủlàm tăng sự đa dạng trong hệ thống cây trồng. Trong hệ thống ổn định, sự bộc phát12nguy hiểm của dịch bệnh là rất ít bởi vì sự tồn tại trong tự nhiên được điều chỉnh đểđưa tới sự cân bằng.Những người nông dân và những nghiên cứu tại một số địa điểm xác định là đốitượng quan sát và số côn trùng có lợi tăng lên liên quan đến cây che phủ. Cây che phủcung cấp hạt phấn, mật (hoa), và vị trí địa lý cho những côn trùng có lợi để sinh sốngtrong khi họ nghiên cứu về côn trùng gây hại. Làm đất theo băng hoặc làm đất tốithiểu đối với cây che phủ hiện nay là nơi ẩn nấu an toàn cho côn trùng có lợi. Ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.Cỏ dại phát triển mạnh trên đất trống. Cây che phủ chiếm hết chỗ và ánh sáng,bằng cách che bóng cho đất và giảm cỏ dại. Độ tơi xốp của đất ảnh hưởng đến độ sâurễ cây phân xanh và do đó làm giảm quần thể cỏ dại phát triển mạnh trên đất.Allelopathic plants chất ức chế sinh học cây trồng nó ngăn chặn hoặc làm chậmsự phát triển của những cây trồng khác ở gần nó bởi chất độc tự nhiên giải phóng ra, or“allelochemical” “hóa chất sinh học”. Thảm phủ thực vật ức chế cỏ dại trong suốt mùavụ trồng trọt bằng sự cạnh tranh ánh sáng, độ ẩm và chất dinh dưỡng.Một vài nghiên cứu đã ghi nhận:Lạc dại có thể kiểm soát cỏ dại (Rivas and Holman, 2000; Doanh and Tuan,2004). Sự sản xuất sinh khối cao của lạc dại ngăn chặn một vài loại cỏ dại phát triển.Severino and Christoffeleti (2004), đã báo cáo rằng lạc dại ngăn chặn cỏ guenia, hairybeggarsticks và cỏ trong tự nhiên trong vườn lê tàu. Zhiping et al. (2002) từ TrungQuốc, phát triển cỏ dại bị giảm khi so sánh với độc canh cây sắn. Nhưng Isaac và cộngsự, 2006) cho biết sự lấn chiếm của Commelina difus, lạc dại chỉ có tiềm năng rất ít trong quảnlý cỏ dại. Hoạt động của rễ.Lạc dại cải thiện các tính chất đất, làm đất tơi xốp, tạo điều kiện cho cây trồngsinh trưởng và phát triển. Tăng hoạt động vi sinh vật trong đấtSự ảnh hưởng của quần thể động vật trong đất đến sự khoáng hóa cacbon vànitrogen, đó là hai nguyên tố quan trọng trong nông nghiệp. Hai nguyên tố liên kếtchặt chẽ với nhau như tỷ lệ sự khoáng hóa C có liên quan tới sự cố định N. Tỷ lệkhoáng hóa N cũng phụ thuộc vào tỷ lệ C/N của vật chất hữu cơ.13Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của vi sinh bao gồm các vấnđề đất đai, nhiệt độ, độ ẩm đất, lượng khí carbon và nitơ (C/N), tỷ lệ C/N mô cây phảnánh các loại và độ tuổi từ nguồn mà nó chuyển hóa. Tỷ lệ C/N vật chất hữu cơ phânhủy nhanh chóng từ 15/1 đến 25/1.Nói chung cây lạc dại là cây có tiềm năng rất lớn trong hệ thống nông nghiệp bền vững.Ngoài ra cây lạc dại còn có thể dùng làm cảnh.Abdul-Baki, 2002 chỉ đạo nghiên cứu cho thấy rằng sự thích hợp của A. pintoycv. Amarillo and Accession No. IRFL 7154, trồng dọc hai bên đường được thực hiệntại Florida kết luận rằng lạc dại thích hợp là cây cảnh. Chi phí trồng cây thấp, hầu nhưkhông yêu cầu phải cắt tỉa và giảm sự duy trì trồng cây ven đường đem lại thẩm mỹvới thảm phủ màu xanh và hoa màu vàng quyến rũ. Sau khi được thiết lập nó rất ít cầnnước tuới ngay cả dưới điều kiện hạn hán.2.5 Cây che phủ và trồng rauViệc trồng cây che phủ kết hợp với một số mô hình canh tác đã trở nên khá phổbiến trên thế giới.Cụ thể như: việc kết hợp trồng lạc dại trong 4 hệ thống đã được tiến hành.Nghiệm thức 1: cây đu đủ, Arachis pintoy, cây ớt. Nghiệm thức 2: physic nut, Arachispintoy, ớt. Nghiệm thức 3: 5 loại cây rừng khác nhau (a) Black cabbage bark, (b)Cedar, (c) Billy web, (d) Mahogany và (e) Teak, Arachis pintoy, cây ớt. Nghiệm thức4: cây ớt.Qua kết quả thí nghiệm cho thấy: nghiệm thức 2 : physic nut, Arachis pintoy, ớtcho sản lượng ớt thu hoạch cao nhất.Nước ta đã ứng dụng cây lạc dại vào sản xuất ở các tỉnh phía Bắc, người dântrồng xen cây lạc dại giữa hai hàng mì, ngô tăng năng suất cây trồng và cải tạo đất.Việc chọn cây che phủ trong vấn đề sản xuất rau hiện nay chưa được áp dụng mộtcách rộng rãi và một số vấn đề liên quan đến cây che phủ và sản xuất rau không đượcnông dân hiểu biết một cách đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của nó.Phần lớn các loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất rất cao nên yêucầu cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng. Người dân đã lạm dụng phân bón hóahọc tăng năng suất cây trồng và quá trình sử dụng phân bón không hợp lý trong mộtthời gian dài sẽ làm đất bị thoái hóa.14Nếu sử dụng cây che phủ họ đậu và kết hợp với việc luân canh thích hợp sẽmang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng, bảo vệ và cải tạo đất, an toàn cho môitrường.Hiện nay cây che phủ chưa được người trồng rau chấp nhận rộng rãi vì còn một sốmặt hạn chế sau:- Một số người sản xuất rau, đặc biệt sản xuất rau hàng hóa không kết hợp vớichăn nuôi để sử dụng cây che phủ làm thức ăn cho gia súc- Cây rau được trồng truyền thống trên phạm vi nhỏ thoát nước tốt, màu mỡ, khókhăn trong việc lựa chọn cây che phủ luân canh cây rau.- Cây che phủ thường làm tăng chi phí sản xuất do hạt giống và chi phí trồng câytrong thời gian dài kết hợp với việc quản lý cây che phủ.- Quay vòng vốn đầu tư không thể nhận thấy trong thời gian ngắn. Một số cây chephủ kết hợp với lợi ích cải tạo chất lượng đất là không thể thực hiện trong một thờigian ngắn.2.6 Một vài đặc điểm của một số loại rau trồng thí nghiệm2.6.1 Khổ quaCây mướp đắng (khổ qua) có nguồn gốc ở châu Phi, hiện nay được trồng rộngrãi ở khắp các nơi trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Do có biên độ sinh thái rộng,nên ở vùng nhiệt đới mướp đắng có thể sinh trưởng quanh năm, rất dễ mẫn cảm vớiđiều kiện úng ngập. Mướp đắng có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng sinh trưởngthuận lợi nhất trên đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Mướp đắng là thức ăn, vịthuốc của nhiều dân tộc trên thế giới. Nó là cây dây leo bằng tua cuốn. Thân có góccạnh, lá mọc so le, phiến lá hình tim tròn chia 5 – 7 thùy, mép khía răng cưa to. Trànghoa màu vàng nhạt. Quả dài 15 – 23 cm, trên mặt quả có nhiều u nổi màu xanh nhạt,khi chín chuyển sang màu vàng rồi đỏ hồng. Hạt có màng màu đỏ (giống hạt gấc).Mùaquả từ tháng 2 đến tháng 12 (gần như quanh năm).Cây Khổ qua thời gian sinh trưởng ngắn, sau khi gieo 35 - 40 ngày là có thể thu hoạch.Thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 1,5 - 2 tháng, năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao.152.6.2 Dƣa leoDưa leo được biết ở Ấn Độ cách nay hơn 3.000 năm, sau đó được lan truyềndọc theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu. Dưa leo được trồng ởTrung Quốc từ thế kỷ thứ 6 và hiện nay được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới.Dưa leo cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Trái dưa leo chứa 96% nướcvà 100g trái tươi cho 14 calo; 0,7 mg protein; 24 mg calcium; vitamin A 20 IU;vitamin C 12 mg; vitamin B1 0,024 mg; vitamin B2 0,075 mg và niacin 0,3 mg.Đặc tính sinh học:Rễ: Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30 - 40 cm.Thân: Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dàithân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ0.5 - 2,5 m. Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lậpnhiều rễ bất định. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống. Thân chánhthường phân cành; cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn toàn không thành lập cành ngang.Sự phân cành của dưa còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm.Lá: Lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuống lá rất dài 5 - 15 cm;rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình dáng thay đổi.Hoa: Đơn tính cùng cây hay khác cây. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêngbiệt; hoa đực mọc thành cụm từ 5 - 7 hoa; dưa leo cũng có hoa lưỡng tính. có giốngtrên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụphấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở.Các giống dưa leo trồng ở vùng ĐBSCL thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá thứ 4 - 5trên thân chính, sau đó hoa nở liên tục trên thân chính và cành.Sự biến dị về tính trạng giới tính ở dưa leo rất rộng, đó là đặc tính thích nghimạnh của cây trong điều kiện môi trường. Nói chung, điều kiện ngày dài, nhiệt độ caovà các điều kiện bất lợi khác làm cho cây cho nhiều hoa đực. Ngoài ra, tỉa cành, sửdụng kích thích sinh trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giớitính của cây. Các dạng cây có giới tính khác nhau ở dưa leo được nghiên cứu và tạolập để sữ dụng trong chọn tạo giống lai.Trái, hạt: Lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái từ khi hìnhthành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn16(sọc, vệt, chấm), khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Tráităng trưởng rất nhanh tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 - 10 ngày sau khi hoa nở.Phẩm chất trái không chỉ tùy thuộc vào thành phần các chất dinh dưỡng trong trái màcòn tùy thuộc vào độ chặc của thịt trái, độ lớn của ruột trái và hương vị trái. Trái chứahạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200 - 500 hạt/trái.Dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt độ ngày thích hợp cho dưa tăng trưởng là30oC. và nhiệt độ ban đêm 18 - 21oC. Dưa có phản ứng với độ dài ngày khác nhau tùytheo giống, thông thường ngày ngắn kích thích cây ra lá và trái, vì vậy điều kiện thờitiết vùng đồng bằng cho phép dưa leo ra hoa trái quanh năm.Yêu cầu về độ ẩm đất của dưa leo rất lớn. Dưa chịu hạn rất yếu, thiếu nước câysinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng. Tuy nhiên ẩm độkhông khí cao lại giúp cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh.2.6.3 Đậu đũaĐậu đũa bắt nguồn từ một trong ba loài phụ của đậu cowpea (Vignaunquiculata) được trồng nhiều ở Trung Quốc; vùng Đông Nam Châu Á như Thái Lan,Philippines; Nam Châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và mở rộngsang Châu Phi.Đậu đũa là loại rau phổ biến ở thị trường Châu Á, nhu cầu của thị trường nướcngoài trong những năm gần đây là tiêu thụ trái tươi và đông lạnh. Phẩm chất trái dựatrên màu sắc và chiều dài trái. Tuy nhiên, yêu cầu nhập khẩu đậu đũa rất thay đổi tùymỗi thị trường. Dạng trái cực dài, màu xanh nhạt hầu hết được chấp nhận ở Thái Lanvà Hồng Kông trong khi Brunei thì thích trái ngắn, màu xanh đậm vì có nhiều trái/kg.Đậu xuất khẩu sang Châu Âu và Canada thì thích trái dài trung bình, màu xanh nhạt.Đặc tính sinh họcCây thân thảo hằng năm, hệ thống rễ phát triển tốt.Thân bò, leo quấn, có góc cạnh, không lông, mắt thân thường có màu tím.Lá kép 3 lá phụ với cuống dài, lá mọc xen kẻ, mặt lá ít lông tơ.Phát hoa mọc ở nách lá, hoa màu vàng hay xanh lơ mọc thành chùm ở đỉnh. Trànghoa có 5 cánh rời, nhụy đực gồm 9 dính + 1 rời, bầu noản với 12 - 21 noãn. Hoa lưỡngtính, tỉ lệ thụ phấn chéo bởi côn trùng rất thấp trong điều kiện khí hậu khô, nhưngtrong điều kiện ẩm ướt tỉ lệ nầy có thể tăng đến 40%.17 Trái dài 30 - 120 cm, trái non thẳng, láng, mềm; trái già co thắt lại. trái chứa 10 - 30hạt. Trái tươi có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, giàu protein, chất bột đường vàvitamin A.Hạt hình quả thận, màu sắc và kích thước thay đổi.Sau khi nẩy mầm cây tăng trưởng nhanh, ra hoa 35 ngày sau khi gieo và bắt đầucho thu hoạch trái tươi 2 tuần sau khi hoa nở. Tùy theo sự tăng trưởng và cường độ thuhái, cây ra hoa, kết trái kéo dài 1.5 - 2 tháng và cây tàn 3 - 4 tháng sau khi trồng.Đậu đũa thích khí hậu nóng, nhiệt độ ban ngày thích hợp là 25 - 35oC và nhiệtđộ ban đêm không dưới 15oC. Đậu đũa phản ứng với độ dài ngày không rỏ rệt nhưngthiên về cây ngày ngắn. Đậu mọc tốt ở vùng đồng bằng và nơi có cao độ trung bình, ởcao độ cao > 700 m sự ra hoa của đậu bị hạn chế nhất là vào mùa có thời tiết lạnh.Đậu đũa chịu hạn giỏi đồng thời tăng trưởng tốt trong mùa mưa ẩm độ cao, nơicó vũ lượng 1500 - 2000 mm. Nhu cầu nước cả vụ là 6 - 8 mm/ngày. Trồng trong mùanắng có tưới đậu mọc tốt như trong mùa mưa.Đậu trồng được trên mọi loại đất , thích hợp trên đất nhiều hữu cơ, pH từ 5,5 - 6.2.6.4 Đậu côveĐậu cove có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được trồng cách nay hơn 600 năm. Tráinon chứa khoảng 2,5% đạm, 0,2% chất béo, 7% chất đường bột và đặc biệt nhiềuvitamin A và C và chất khoáng, trái có thể dùng ăn tươi, đóng hộp và đông lạnh. Ở cácnước Châu Á như Ấn Độ, Miến Điện, Nepal, SriLanka, Bangladesh hột đậu cove khôđược sử dụng trong các bữa ăn kiêng. Đậu cove là một trong những loại hoa màu thíchnghi trong hệ thống luân canh với lúa và là loại đậu rau quan trọng bậc nhất vì phân bốrộng khắp, sản lượng tương đối lớn và có khả năng là nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ.Đậu cove là cây hằng niên, thân thảo, rễ chính mọc sâu nên cây có khả năngchịu hạn tốt, rễ phụ có nhiều nốt sần chủ yếu tập trung ở độ sâu khoảng 20 cm. Thâncó 2 dạng: thân sinh trưởng hữu hạn và vô hạn. Lá kép có 3 lá phụ với cuốn dài, mặt lárất ít lông tơ. Chùm hoa mọc ở nách lá trung bình có từ 2 - 8 hoa.Sau khi trồng 35 - 40 ngày đã có hoa nở, hoa lưỡng tính tự thụ phấn khoảng 95%nên việc để giống rất dễ dàng. Trái đậu ăn tươi thu hoạch từ 10 - 13 ngày sau khi hoanở. Hột đậu to, trọng lượng 1.000 hột 250 – 450 g.18Đậu cove là cây trồng chịu ấm nên canh tác được trong điều kiện ấm áp của vùngnhiệt đới và á nhiệt đới, đậu không chịu được giá rét.Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 12-20oC. Vì vây, chỉ trồng ở vụ đông xuânmới có năng suất cao. Tuy nhiên, đậu vàng không chịu đợc giá lạnh dưới 10 oC.Đậu côve thuộc loại a ngắn ngày. Thời gian chiếu sáng 8-10 giờ/ngày là thích hợp.Đậu côve có bộ rễ ăn nông, lại ít rễ phụ. Do đó chúng yêu cầu đất luôn được giữ ẩm.Độ ẩm đất 65% là thích hợp. Vợt quá 80% cây dễ bị bệnh. Thời kì ra hoa cần ẩm nhiều.Độ ẩm không khí thấp có thể gây ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả và nhiều hiệntượng khác thường làm mất giá trị thương phẩm.Đậu cô ve ưa các loại đất nhẹ, có độ phì cao. Đất cần tơi xốp, dễ thoát nước.19Chƣơng 3NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Thời gian và địa điểm3.1.1 Thời gianTrồng lạc dại: tháng 2 năm 2008Trồng rau: tháng 2 đến tháng 6 năm 2009Thời gian phân tích mẫu đất và cây lạc dại : tháng 6 đến tháng 7 năm 2009.3.1.2 Địa điểmTrại thực nghiệm trung tâm công nghệ sinh học, Đại Học Nông Lâm TP HCM.Mẫu đất và cây lạc dại được phân tích tại phòng thí nghiệm3.1.3 Tình hình thời tiết trong các tháng thí nghiệmBảng 3.1: Tình hình thời tiếtNhiệt độ (oC)Tháng23456Mưa (mm)Độ ẩm %TBTối caoTối thấpTổngLượng mưa caonhất/ngàySố ngàyKhôngkhí27,729,329,528,529,336,736,837,236,236,521,824,424,522,525,01358187319831313497127462120177372768177(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tân Sơn Nhất, Tp HCM)Qua bảng 3 cho thấy tổng lượng mưa cao ở các tháng 4, 5 và số ngày mưa kéo dài, nênảnh hưởng đến thời gian ra hoa, ra trái ở khổ qua, dưa leo.Số ngày mưa thay đổi lớn từ tháng 2, 3 đến tháng 4, 5 gây ảnh hưởng đến năngsuất cây rau.Nhìn chung thời tiết không thuận lợi cho cây rau sinh trưởng và phát triển khikhông có mái che.203.2 Vật liệu thí nghiệm- Đất.- Lạc dại: giống lạc dại LD97.- Giống rau Khổ qua: Giống quả xanh của thành phố Hồ Chí Minh . Dưa leo: Giống quả nhỏ: thân gầy, lá mỏng , trái màu xanh vàng, gai trắng xám. Đậu Đũa: giống đậu đũa hồng điểm : thân sinh trưởng vô hạn, giống hạt trắng. Đậu Cove leo: Giống đậu cove Đài Loan hạt trắng.- Phân bón: Phân bò, urê, super lân, kali clorua, NPK (16-16-8), DAP.- Vật liệu khác: Tre, dây nilon, kẽm,…..3.3 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm- Thí nghiệm đơn yếu tố, bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên gồm 3 lần lặp lại:Nghiệm thức 1(P): có lạc dạiNghiệm thức 2(NP): không có lạc dại.Bốn loại rau được ký hiệu theo số: (1) khổ qua, (2): dưa leo, (3) đậu đũa, (4) đậucove được bố trí ngẫu nhiên trên từng nghiệm thức có và không có lạc dại.- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:Chiều biến thiênNNP12343142NPNKhối 143211234Khối 2Quy mô thí nghiệm:Diện tích toàn khu khoảng 300 m2Số ô cơ sở: 24 ôDiện tích ô cơ sở: 3m x 3m = 9m2Diện tích khối: 7m x 6m = 42m2.21PNP32142413Khối 33.4.Quy trình kỹ thuật3.4.1 Trồng lạc dại- Làm sạch cỏ dại.- Xẻ rãnh sâu 20-25cm.- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 25 - 30cm.- Trồng theo lối áp tường, mỗi cụm gồm 2 - 3 hom (cành) cách nhau 10 - 15cm.Lấp đất kỹ, dện chặt, tưới nhẹ vừa đủ ẩm.- Chăm sóc: Sau trồng 25 - 30 ngày cây lạc bắt đầu bén rễ, nẩy chồi, nhổ cỏ bằngtay để tránh bật gốc, chết cây.Sau khoảng 3 - 4 tháng cắt thân (hom) để làm giống nhân ra.Cắt xong, làm cỏ, xới đất cho tơi xốp và tưới đủ ẩm cho cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển.- Bón 2 (kg) N/126 m2 cây sinh trưởng tốt.22

Tài liệu liên quan

  • Thu thập số liệu, đánh giá chung tình hình hoạt động sxkd của vosco 6 tháng đầu năm 2005 - 2006 và nghiên cứu nghiệp vụ đại lý.doc Thu thập số liệu, đánh giá chung tình hình hoạt động sxkd của vosco 6 tháng đầu năm 2005 - 2006 và nghiên cứu nghiệp vụ đại lý.doc
    • 36
    • 792
    • 1
  • Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Công ty PROCOM.DOC Nghiên cứu thị trường Đài Loan phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Công ty PROCOM.DOC
    • 57
    • 1
    • 7
  • Thu thập và tổ chức dữ liệu  Gene phục vụ nghiên cứu cây trồng biến đổi di truyền Thu thập và tổ chức dữ liệu Gene phục vụ nghiên cứu cây trồng biến đổi di truyền
    • 215
    • 406
    • 2
  • Nghiên cứu về tổng đài SPC Nghiên cứu về tổng đài SPC
    • 30
    • 767
    • 6
  • Nghiên cứu ở bậc đại học Các quan điểm quốc tế Nghiên cứu ở bậc đại học Các quan điểm quốc tế
    • 23
    • 340
    • 0
  • Chương trình đào tạo thạc sỹ nghiên cứu quản lý đại học kinh tế quốc dân Chương trình đào tạo thạc sỹ nghiên cứu quản lý đại học kinh tế quốc dân
    • 2
    • 758
    • 0
  • Kết luận về  nghiên cứu cây vọng cách Prema Kết luận về nghiên cứu cây vọng cách Prema
    • 4
    • 545
    • 3
  • Nghiên cứu  cây Hedyotis Dichotoma keon Nghiên cứu cây Hedyotis Dichotoma keon
    • 37
    • 376
    • 0
  • ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU LUẬT TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM-ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU LUẬT TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM-ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
    • 7
    • 476
    • 0
  • Nghiên cứu vấn đề đại diện theo pháp luật: đại diên cho người chưa thành niên, đại diện theo pháp luật của một pháp nhân Nghiên cứu vấn đề đại diện theo pháp luật: đại diên cho người chưa thành niên, đại diện theo pháp luật của một pháp nhân
    • 11
    • 643
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(863.93 KB - 60 trang) - Nghiên cứu cây lạc dại Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cây Lạc Lưu Niên