Nghiên Cứu đặc điểm Dịch Tễ Học Lâm Sàng, Giá Trị Của Các Dấu ấn ...

Trong bối cảnh bệnh sốt xuất huyết dengue đang lan rộng toàn cầu với số ngƣời mắc tăng lên nhanh, tỉ lệ tử vong cao và đang được đánh giá là một tình trạng y tế công cộng quốc tế khẩn cấp, quan hệ đến an ninh Y tế. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết dengue diễn biến phức tạp. Năm 2017 một vụ dịch sốt xuất huyết dengue xảy ra trên bình diện cả nƣớc, ở nhiều lứa tuổi, với nhiều biến chứng nặng và nhiều trường hợp tử vong. Việc nghiên cứu toàn diện các trường hợp mắc sốt xuất huyết dengue năm 2017, về dịch tễ, lâm sàng các biomarker có giá trị tiên lượng, đặc điểm di truyền của virus dengue sẽ góp phần hoàn thiện các bằng chứng khoa học về bệnh sốt xuất huyết dengue ở Việt Nam, sẽ giúp ích cho chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.

Theo thông báo của Tổ Chức Y tế Thế giới (Wold Health Oranization - WHO), dịch bệnh sốt xuất huyết dengue (SXHD) gây ra bởi 4 type virus Dengue (DENV) do muỗi truyền đang lan rộng toàn cầu. Trên lâm sàng bệnh diễn biến bất thường, khó tiên lượng, nhiều biến chứng nặng. Trước những năm 70 của thế kỷ 20 chỉ 8 quốc gia châu Á thông báo dịch bệnh SXHD, thì 50 năm qua, phạm vi ảnh hưởng tăng gấp 30 lần về mặt địa lý. Trên toàn cầu ước tính khoảng 2.5 tỉ người đang sống tại các quốc gia có dịch SXHD, khoảng 50 - 100 triệu ngƣời mắc bệnh, nửa triệu người nhập viện và 2,5% chết hàng năm, tại hơn 100 quốc gia.

Tại Việt Nam, bệnh SXHD lưu hành cao, dịch bệnh xuất hiện quanh năm ở miền Nam. WHO cũng khuyến cáo do chưa có vắc xin phòng bệnh, cần tăng cường giáo dục, giám sát dịch và tìm các chỉ số có giá trị tiên lượng để điều trị kịp thời, giảm tử vong. Nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điệu trị bệnh, nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Bùi Vũ Huy để thực hiện đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, giá trị của các dấu ấn sinh học (biomarkers) trong tiên lượng bệnh sốt xuất huyết Dengue”. Với mục tiêu: Xác định được đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) năm 2017; Phân tích được đặc điểm di truyền của vi rút Dengue gây dịch sốt xuất huyết năm 2017; Phân tích được các yếu tố dự báo, tiên lượng bệnh sốt xuất huyết Dengue dựa vào các biomarkers; Xác định mối liên quan giữa lâm sàng, vi rút, biomarkers trong chẩn đoán và điều trị bệnh Sốt xuất huyết Dengue.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

1/ Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue năm 2017.

- Bệnh nhân SXHD có mặt tại ít nhất 56/63 (88,9%) tỉnh, thành trên cả nước, nhập viện quanh năm cao điểm vào 6 tháng cuối năm. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi (từ 01 tháng - 91 tuổi), tập trung ơ nhóm tuổi từ 11 - 30 tuổi (53,8%). Hầu hết bệnh nhân SXHD nhập viện ở giai đoạn nguy hiểm hoặc đã có biến chứng (72%)

- Các biểu hiện hay gặp là sốt (97,2%), da xung huyết (60,9%) và các biểu hiện xuất huyết (49,5%). Trong biểu hiên xuất huyết hay gặp là xuất huyết chấm, nốt (29,3%) và chẩy máu răng, lợi (14,4%). Xuất huyết tiêu hóa, như nôn ra máu 3,4% và đi ngoài phân máu là 3,8%. Tần xuất các biểu hiện lâm sàng khác nhau theo lứa tuổi và vùng miền

- Từ ngày thứ 4 của sốt chỉ số hematocrit tăng (trên 40%) và số lượng tiểu - cầu giảm (dưới 100.000/mm3) có xu hướng hồi phục vào ngày thứ 8.

- Trong SXHD nặng ở người lớn và trẻ em: tỷ lệ sốc và tràn dịch nặng - chiếm ưu thế (7,4 - 26,8%), tiếp theo là suy tạng nặng (1,3% - 3,3%), chảy máu nặng gặp ít hơn (0,27% - 0,98%).

- Tử vong xẩy ra từ ngày 3 - 7 của sốt (tỷ lệ ở người lớn là 0,8% và ở trẻ em là 0,28%). Các yếu tố liên quan với tử vong là người trên 40 tuổi (OR=6,08, p=0,00) và có bệnh lý nền (OR=8,6; p=0,00)

2/ Đặc điểm di truyền của DENV gây dịch năm 2017

Căn nguyên là DEN-1 (92,7%) và DEN-2 (7,3%), không có đồng nhiễm các type DENV

- Trên type DEN-1 xuất hiện nhiều đột biến trên tất cả các gen. Các gene có tỷ lệ chủng đột biến cao là gene PrM (vị trí 48, 125), gene E (vị trí 54), gene NS1 (147), gene NS2A (45, 67, 126, 154), gene NS3 (298), gene NS4A (16, 47, 68) và gene NS5 (166, 167, 359, 609, 614, 821). Ở bệnh nhân SXHD nặng chủng DEN-1 mang đột biến gen nhiều hơn ở bệnh nhân SXHD nhẹ.

- Trên type DEN-2 it xuất hiện đột biến (7 gen mang đột biến và 4 gen - không phát hiện đột biến) và không liên quan với mức độ nặng lâm sàng.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16865/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)

Từ khóa » đặc điểm Dịch Tễ Học Bệnh Sốt Xuất Huyết