Nghiên Cứu đặc điểm Và Các Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Róm Xanh ăn ...
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- Chức năng nhiệm vụ
- Tổ chức bộ máy
- Chuyển đổi số
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- Chức năng nhiệm vụ
- Tổ chức bộ máy
- Chuyển đổi số
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GỖ GHÉP KHỐI TỪ VÁN BÓC GỖ RỪNG TRỒNG LÀM VẬT LIỆU NỘI THẤT TẠI TỈNH YÊN BÁI
- Tập huấn Quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP của địa phương năm 2024
- Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới - IPDAY 2024: Sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới và sáng tạo - Hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc
- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
- Một số kết quả triển khai thực hiện Đề án 06 của Sở Khoa học và Công nghệ trong năm 2023
Nhiệm vụ khoa học công nghệ >> Chung
Nghiên cứu đặc điểm và các biện pháp phòng trừ sâu róm xanh ăn lá hại quế tại tỉnh Yên Bái. 02/10/2019 08:31:14 Xem cỡ chữTên nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm và các biện pháp phòng trừ sâu róm xanh ăn lá hại quế tại tỉnh Yên Bái.
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng
Chủ trì nhiệm vụ: Thạc sĩ Nguyễn Quốc Thống - Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi.
Các thành viên tham gia:
1. ThS. Nguyễn Hoài Thu 2. TS. Đào Ngọc Quang 3. TS. Lê Văn Bình 4. ThS. Bùi Quang Tiếp 5. KS. Trần Việt Thắng 6. TS. Nguyễn Thành Tuấn 7. TS. Phạm Thế Anh 8. ThS. Đặng Thị Thanh Mai 9. Kỹ sư Nguyễn Kỳ Nam | |
Mục tiêu nhiệm vụ:
- Xác định được thành phần loài sâu róm hại Quế
- Xác định đặc điểm và giám định tên khoa học loài Sâu róm xanh ăn lá hại Quế.
- Xác định các biện pháp phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá hại Quế
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá hại Quế phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Yên Bái.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Xác định được thành phần loài sâu róm hại tại Yên Bái
Thành phần sâu róm hại Quế tại Yên Bái gồm 10 loài, thuộc 4 họ và thuộc bộ Cánh phấn. Trong đó loài Sâu róm xanh hại Quế có tên khoa học là Cricula vietnama Brechlin, Nässig & Naumann, thuộc họ Ngài hoàng đế Saturniidae, bộ Cánh vảy Lepidoptera là loài gây hại chính.
- Xác định được đặc điểm sinh học và sinh thái của sâu róm xanh ăn lá hại Quế
Sâu róm xanh có 4 pha: Trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng. Trưởng thành đực kích thước nhỏ hơn trưởng thành cái, toàn thân có màu nâu sẫm. Râu đầu hình lông chim và cánh trước có 2 mắt cánh màu đen, trưởng thành cái râu đầu hình sợi chỉ và cánh trước có 3 mắt cánh trong suốt. Trứng mới đẻ có màu trắng nhạt sau chuyển thành màu xám nhạt. Sâu non có 5 tuổi, có màu xanh lá mạ và đầu màu nâu sẫm. Nhộng nằm trong kén, lúc đầu có màu xanh sau chuyển màu cánh gián.
Vòng đời của sâu róm xanh nuôi ở điều kiện nhiệt độ trung bình 260C, độ ẩm 80%, thời gian hoàn thành vòng đời trung bình là 69,6 ngày. Trưởng thành có tính xu quang thường bay vào đèn vào buổi tối.
Trưởng thành sâu róm xanh một năm xuất hiện 4 lứa, lứa I từ tháng 2 đến tháng 3, lứa II từ tháng 4 đến tháng 5, lứa III từ tháng 6 đến tháng 7, lứa IV từ tháng 9 đến tháng 10.
Thành phần loài thiên địch của sâu róm xanh ở rừng trồng Quế ở Yên Bái có 5 loài đó là: Nấm bạch cương và Ruồi ba vạch, Bọ ngựa, Bọ ngựa cánh xanh Trung bộ và Nhện linh miêu.
- Xác định được các biện pháp phòng trừ sâu róm xanh gồm có:
* Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy đèn với ánh sáng màu tím để bẫy Sâu róm xanh ăn lá hại Quế ở pha trưởng thành cho kết quả rất khả quan. Trung bình 1 đêm bẫy đèn ánh sáng màu tím bẫy được trên 221,1 cá thể, còn bẫy đèn màu trắng và vàng bẫy được rất ít với số lượng là 24 và 25,5 cá thể.
* Biện pháp lâm sinh: Thực hiện phát dọn thực bì thường xuyên, giữ lại những cây bụi có hoa để thu hút thiên địch, chặt tỉa những cây còi cọc, cây bị sâu hại nặng, tỉa cành tạo tán có thể giảm trên 10% số cây bị sâu hại.
* Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học Delfin 32WG (vi khuẩn Bacillus thuringiensis) và Bitadin WP (vi khuẩn Bacillus thurigiensis và Granulosis virut) để phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá Quế cho hiệu quả rất tốt. Sau 7 ngày phun hiệu lực của thuốc đạt 79,0% và 78,5%.
* Biện pháp hóa học: Khi có dịch sâu róm xanh có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu hóa học như Sherpa 25EC, Trebon 10EC để phun dập dịch. Thuốc cho hiệu lực khá cao, đối với thuốc Sherpa 25EC sau 9 ngày là 84,6%, với thuốc Trebon 10EC sau 9 ngày là 89,2%
- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ loài Sâu róm xanh ăn lá hại Quế phù hợp điều kiện sinh thái của tỉnh Yên Bái.
Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: từ 2017 đến 2019
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm và các biện pháp phòng trừ sâu róm xanh ăn lá hại quế tại tỉnh Yên Bái. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng Chủ trì nhiệm vụ: Thạc sĩ Nguyễn Quốc Thống - Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi. Các thành viên tham gia: 1. ThS. Nguyễn Hoài Thu 2. TS. Đào Ngọc Quang 3. TS. Lê Văn Bình 4. ThS. Bùi Quang Tiếp 5. KS. Trần Việt Thắng 6. TS. Nguyễn Thành Tuấn 7. TS. Phạm Thế Anh 8. ThS. Đặng Thị Thanh Mai 9. Kỹ sư Nguyễn Kỳ Nam Mục tiêu nhiệm vụ: - Xác định được thành phần loài sâu róm hại Quế - Xác định đặc điểm và giám định tên khoa học loài Sâu róm xanh ăn lá hại Quế. - Xác định các biện pháp phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá hại Quế - Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá hại Quế phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Yên Bái. Kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Xác định được thành phần loài sâu róm hại tại Yên Bái Thành phần sâu róm hại Quế tại Yên Bái gồm 10 loài, thuộc 4 họ và thuộc bộ Cánh phấn. Trong đó loài Sâu róm xanh hại Quế có tên khoa học là Cricula vietnama Brechlin, Nässig & Naumann, thuộc họ Ngài hoàng đế Saturniidae, bộ Cánh vảy Lepidoptera là loài gây hại chính. - Xác định được đặc điểm sinh học và sinh thái của sâu róm xanh ăn lá hại Quế Sâu róm xanh có 4 pha: Trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng. Trưởng thành đực kích thước nhỏ hơn trưởng thành cái, toàn thân có màu nâu sẫm. Râu đầu hình lông chim và cánh trước có 2 mắt cánh màu đen, trưởng thành cái râu đầu hình sợi chỉ và cánh trước có 3 mắt cánh trong suốt. Trứng mới đẻ có màu trắng nhạt sau chuyển thành màu xám nhạt. Sâu non có 5 tuổi, có màu xanh lá mạ và đầu màu nâu sẫm. Nhộng nằm trong kén, lúc đầu có màu xanh sau chuyển màu cánh gián. Vòng đời của sâu róm xanh nuôi ở điều kiện nhiệt độ trung bình 260C, độ ẩm 80%, thời gian hoàn thành vòng đời trung bình là 69,6 ngày. Trưởng thành có tính xu quang thường bay vào đèn vào buổi tối. Trưởng thành sâu róm xanh một năm xuất hiện 4 lứa, lứa I từ tháng 2 đến tháng 3, lứa II từ tháng 4 đến tháng 5, lứa III từ tháng 6 đến tháng 7, lứa IV từ tháng 9 đến tháng 10. Thành phần loài thiên địch của sâu róm xanh ở rừng trồng Quế ở Yên Bái có 5 loài đó là: Nấm bạch cương và Ruồi ba vạch, Bọ ngựa, Bọ ngựa cánh xanh Trung bộ và Nhện linh miêu. - Xác định được các biện pháp phòng trừ sâu róm xanh gồm có: * Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy đèn với ánh sáng màu tím để bẫy Sâu róm xanh ăn lá hại Quế ở pha trưởng thành cho kết quả rất khả quan. Trung bình 1 đêm bẫy đèn ánh sáng màu tím bẫy được trên 221,1 cá thể, còn bẫy đèn màu trắng và vàng bẫy được rất ít với số lượng là 24 và 25,5 cá thể. * Biện pháp lâm sinh: Thực hiện phát dọn thực bì thường xuyên, giữ lại những cây bụi có hoa để thu hút thiên địch, chặt tỉa những cây còi cọc, cây bị sâu hại nặng, tỉa cành tạo tán có thể giảm trên 10% số cây bị sâu hại. * Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học Delfin 32WG (vi khuẩn Bacillus thuringiensis) và Bitadin WP (vi khuẩn Bacillus thurigiensis và Granulosis virut) để phòng trừ Sâu róm xanh ăn lá Quế cho hiệu quả rất tốt. Sau 7 ngày phun hiệu lực của thuốc đạt 79,0% và 78,5%. * Biện pháp hóa học: Khi có dịch sâu róm xanh có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu hóa học như Sherpa 25EC, Trebon 10EC để phun dập dịch. Thuốc cho hiệu lực khá cao, đối với thuốc Sherpa 25EC sau 9 ngày là 84,6%, với thuốc Trebon 10EC sau 9 ngày là 89,2% - Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ loài Sâu róm xanh ăn lá hại Quế phù hợp điều kiện sinh thái của tỉnh Yên Bái. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: từ 2017 đến 2019
Các bài khác
- Chọn lọc, bình tuyển và phát triển nguồn gen cây cam sành tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. (16/09/2019)
- Nghiên cứu tiềm năng và xây dựng giải pháp tái cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững theo quan điểm sinh thái giai đoạn 2017 – 2025 và định hướng đến 2030. (06/09/2019)
- NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG ZERUMBONE TỪ CÂY GỪNG GIÓ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI. (23/08/2019)
- Ứng dụng công nghệ Internet of things (IoT) xây dựng hệ thống quản lý quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam Văn Chấn (22/08/2019)
- NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO LÒ ĐỐT RÁC THẢI Y TẾ Ở CÁC TRẠM Y TẾ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI (21/08/2019)
- Ứng Dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tỉnh Yên Bái (31/07/2019)
- Nghiên cứu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái. (31/07/2019)
- NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG HỒ THÁC BÀ, TỈNH YÊN BÁI (31/07/2019)
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm thực hiện Pháp luật về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Yên Bái (31/07/2019)
- 14 nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triển khai mới trong đợt 1 năm 2019 (02/07/2019)
15oC
Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa. Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH YÊN BÁI Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Giấy phép số: 07/GP-STTTT, cấp ngày 15/08/2024 Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Thị Mai Hương- Phó Giám đốc phụ trách Sở Khoa học và Công nghệ Địa chỉ: Số 729 - Đường Yên Ninh - Thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái Điện thoại: 02163.852461 - Fax: 02163.852274 Email: banbientap.sokhcn@yenbai.gov.vn; sokhoahoccongnghe@yenbai.gov.vn Website: http://sokhoahocvacongnghe.yenbai.gov.vn * Ghi rõ nguồn gốc khi khai thác thông tin từ trang này. Số lượt truy cậpTừ khóa » Các Loài Sâu Róm
-
Loài Sâu Róm độc Nhất Thế Giới
-
Sâu Róm – Wikipedia Tiếng Việt
-
15 Loài Sâu Róm Có Hình Thù Kỳ Lạ Nhất Hành Tinh - Tài Liệu Text - 123doc
-
Sâu Róm Có Những Loài Nào Hình ảnh Và Thuốc Trị Ngứa - An Phú Pet
-
Cận Cảnh Loài Sâu Róm Giết Người Bằng Bộ Lông Tuyệt đẹp - Tiền Phong
-
Loài Sâu Róm độc Nhất Thế Giới - Kiến Thức Khoa Học
-
Sâu Róm Bihar | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
-
Rùng Mình Với Loài Sâu Róm độc Nhất Hành Tinh - Báo Kiến Thức
-
SÂU RÓM CỰC ĐỘC GÂY CHẾT NGƯỜI & 5 Loài Vật Không Nên ...
-
15 Loài Sâu Róm Có Hình Thù Kỳ Lạ Nhất Hành Tinh - THVL
-
Rùng Mình Với Loài Sâu Róm độc Nhất Hành Tinh - Kiến Thức
-
Đặc điểm Nhận Biết Và Qui Trình Phòng Trừ Sâu Róm Hại Thông Nhựa ...
-
Những Loại Sâu Róm Nguy Hiểm Nhất Thế Giới - Chuyện Lạ - Việt Giải Trí