Nghiên Cứu đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Tại ...
Có thể bạn quan tâm
Đặt vấn đề
Với vị trí nằm tại trung tâm đất nước, thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nơi giao thoa của các nền văn hóa cổ xưa và hiện đại, nơi đón nhận các giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng nhất của đất nước, Quảng Bình. Trong thời gian vừa qua, Quảng Bình đã có nhiều sự thay đổi lớn, đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 61,72% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá. Du lịch từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ, một số hạ tầng quan trọng được hình thành, như: cảng biển Hòn La, cảng hàng không Đồng Hới, cửa khẩu quốc tế Cha Lo,… Song song với sự phát triển kinh tế cũng kéo theo các vấn đề về môi trường. Hoạt động quản lý CTR sinh hoạt tại tỉnh Quảng Bình còn nhiều thiếu sót do chưa bắt kịp tốc độ phát triển chung. Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu trình bày kết quả khảo sát và đánh giá về hiện trạng quản lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt trên địa bàn Tỉnh, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt.
Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Theo kết quả khảo sát hiện trạng, đến nay toàn tỉnh có 121/159 xã, phường, thị trấn, được bao phủ mạng lưới thu gom rác (đạt tỷ lệ 76%) do Ban quản lý các công trình công cộng hoặc các tổ, đội tự quản vệ sinh môi trường thực hiện. Hình 1 thể hiện số lượng các xã đã được bao phủ hệ thống thu gom. Như vậy, ta có thể thấy TP. Đồng Hới và thị xã Ba Đồn đã đạt được phủ sóng mạng lưới thu gom đến 100% các khu dân cư trên địa bàn; còn lại các huyện khác tỷ lệ bao phủ với chỉ đạt từ 31,25%- 89,2%.
Hình 1. Số lượng các xã đã có hệ thống thu gom CTR sinh hoạt
Cũng theo kết quả khảo sát, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình khoảng 466 tấn/ngày, trong đó: TP. Đồng Hới khoảng 95 tấn/ngày; huyện Lệ Thủy khoảng 55 tấn/ngày; huyện Quảng Ninh khoảng 40 tấn/ngày; thị xã Ba Đồn khoảng 64 tấn/ngày; huyện Quảng Trạch khoảng 55 tấn/ngày; huyện Bố Trạch khoảng 90 tấn/ngày; huyện Tuyên Hoá khoảng 40 tấn/ngày và huyện Minh Hoá khoảng 27 tấn/ngày. Nếu tính theo dân số đang sinh sống trên địa bàn thì tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải bình quân chung của cả tỉnh Quảng Bình đạt khoảng 77,4%, trong đó tại các địa phương được thể hiện ở Hình 2.
Hình 2. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các huyện thuộc Quảng Bình
CTR sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được vận chuyển đến 13 bãi chôn lấp CTR, đốt tại lò đốt tại xã Tiến Hóa và xử lý tại Nhà máy phân loại xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ.
Trong số các bãi chôn lấp CTR, hiện tại chỉ có 8 bãi chôn lấp đang hoạt động; 5 bãi chôn lấp đã dừng hoạt động, trong đó: Các bãi chôn lấp đang hoạt động: Bãi rác chung Đồng Hới, Phong Nha, Lệ Thủy (không có lớp lót đáy), Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bãi rác Cha Lo (không có lót đáy, đang nâng cấp), Quảng Lưu (đang xây dựng thêm ô chôn lấp), bãi chôn lấp huyện Quảng Ninh (đang nâng cấp).
Có 3 bãi rác đã thực hiện đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường, bao gồm: Bãi rác Cầu Cúp, xã Lộc Ninh, TP. Đồng Hới; bãi rác Quảng Long, phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn; bãi rác Cửa Truông, thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa.
Có 1 bãi rác đang trình phương án đóng cửa đảm bảo theo đúng quy định: Bãi rác Cảnh Dương, xã Cảng Dương, huyện Quảng Trạch; có 1 bãi rác đã dừng hoạt động do gây ONMT nhưng chưa bố trí được kinh phí để thực hiện đóng cửa đảm bảo theo đúng quy định: Bãi rác Thanh Trạch, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch.
Các nhà máy xử lý CTR trên địa bàn Tỉnh gồm có Nhà máy phân loại xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ tại xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch thuộc Công ty TNHH Phát triển dự án Việt Nam (NMXL) và Nhà máy xử lý rác thải tại xã Quảng Tiến (dự án mới chỉ triển khai xong phần chuẩn bị mặt bằng).
Lò đốt CTR sinh hoạt tại xã Tiến Hóa với công suất 330 kg/giờ đã đi vào hoạt động năm 2018. Hiện nay, chỉ hoạt động với 60% công suất (xử lý rác thải sinh hoạt của xã Tiến Hóa và 6 thôn của xã Châu Hóa.
Tại NMXL, theo thiết kế có công xuất xử lý là 245 tấn/ngày và xử lý rác thải cho địa bàn thành phố Đồng Hới, huyện Bố Trạch và Quảng Ninh, với khối lượng trung bình khoảng 158 tấn/ngày, trong đó: TP. Đồng Hới khoảng 90 tấn/ngày; huyện Bố Trạch khoảng 50 tấn/ngày và huyện Quảng Ninh khoảng 18 tấn/ngày.
Cụm dây chuyền lên men chất thải hữu cơ phục vụ phát điện: Công ty triển khai xây dựng đồng thời 2 Modul lên men chất thải hữu cơ phục vụ phát điện, bao gồm:
Có 1 Modul công nghệ lên men khô từ CTR sinh hoạt hữu cơ sau khi phân loại - Công nghệ hãng Input - CHLB Đức, công suất phát điện thiết kế 2,0 MW. Dây chuyền này sử dụng khoảng 73,5 tấn chất thải hữu cơ từ dây chuyền phân loại (chiếm 30% khối lượng CTR sinh hoạt phân loại); 1 Modul công nghệ lên men ướt từ chất thải nông nghiệp - Công nghệ hãng Wehling - CHLB Đức, công suất phát điện thiết kế 1,0 MW. Dây chuyền này sử dụng khoảng 70 tấn chất thải hữu cơ nông nghiệp một ngày.
Hiện tại, do một số hạng mục công trình chưa đưa vào hoạt động nên lượng CTR sau khi phân loại khoảng 52% phế liệu tận dụng được đóng gói lưu giữ tại nhà máy để bán phế liệu; 48% rác thải còn lại được xử lý tại bãi rác chung Đồng Hới - Bố Trạch.
Đánh giá hoạt động của hệ thống quản lý chất thải rắn
Hiện nay, công tác quản lý CTR tại Quảng Bình còn tồn tại một số vấn đề như sau:
Mạng lưới thu gom chưa được bao phủ khắp cho các khu vực dân cư. Tại các địa bàn đã có hoạt động thu gom, nhưng vẫn chủ yếu ở dạng tổ thu gom với phương tiện thu gom thô sơ, hiệu quả thu gom vẫn còn thấp. Các công ty, hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường còn thiếu về nhân lực, chế độ lao động còn thấp.
Hình thức xử lý CTR vẫn tập trung vào hình thức chôn lấp, một số bãi chôn lấp vẫn chưa được vận hành theo yêu cầu của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các dự án về xử lý CTR theo hướng giảm thiểu lượng CTR đưa vào chôn lấp, thu hồi năng lượng vẫn chưa được triển khai đúng theo yêu cầu, do đó lượng CTR đưa vào chôn lấp vẫn còn nhiều.
Nguyên nhân của các hạn chế như sau: Với địa hình có dạng kéo dài, đa dạng về địa hình (có cả núi, biển, đồng bằng) đã làm gia tăng mức độ khó khăn trong tổ chức thu gom. Khu vực miền Trung cũng thường xảy ra bão lũ, vì vậy đây cũng là một áp lực cho hoạt động thu gom tại địa phương.
Do điều kiện kinh tế của khu vực còn thấp nên việc người dân chưa thực sự sẵn lòng chi trả cho hoạt động thu gom cũng như xử lý CTR, đồng thời, ngân sách hỗ trợ bù lỗ từ phía chính quyền cũng hạn chế.
Việc quản lý mạng lưới thu gom còn mang tính thủ công, chưa ứng dụng tin học hóa, các lộ trình thu gom vận chuyển hiện nay vẫn chỉ được xác định dựa trên kinh nghiệm, vì vậy chưa được đánh giá xem xét trên các yêu tố như đặc điểm tuyến đường (chiều rộng, chiều đường,…), đặc điểm khu dân cư,… do đó hiệu quả sử dụng xe vẫn chưa đạt được đến mức tối ưu, hao phí nhiên.
Các dự án về xử lý chất thải đang có chi phí xử lý lớn hơn so với dự kiến ban đầu, điều này một phần do chi phí dành cho việc phân loại CTR tại nhà máy lớn hơn so với thực tế, các sản phẩm có thể thu hồi sau khi xử lý như điện rác không thỏa thuận được giá bán phù hợp với doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý CTR, nhiều biện pháp ngắn hạn và dài hạn cần được thực hiện đồng thời, cụ thể:
Triển khai ứng dụng 4.0 vào quản lý công tác thu gom CTR. Nhất là hiện nay TP. Đồng Hới đã triển khai thí điểm cơ giới hóa thu gom rác bằng 2 xe tải nhỏ 1tấn thay thế cho xe đẩy tay ở phường Đồng Hải. Xe tải nhỏ thu gom đưa đến điểm trung chuyển đùn sang xe ép rác để vận chuyển lên bãi rác. Vì vậy, việc ứng dụng hệ thông tin địa lý vào việc quản lý hệ thống thu gom là rất bức thiết. Trước mắt, để giảm thiểu chi phí, có thể ứng dụng các mã nguồn mở như QGIS để xây dựng bản đồ quản lý.
Về lâu dài cần thực hiện phân loại rác tại nguồn để giảm thiểu áp lực lên hệ thống xử lý hiện có. Đồng thời với NMXL cần bổ sung thêm các modul xử lý sang dạng viên nhiên liệu RDF để sản phẩm sau xử lý có thể linh động hơn trong việc sử dụng làm giảm chi phí xử lý cho doanh nghiệp.
Kết luận
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay, lượng CTRS sinh hoạt có lượng phát sinh chất thải khoảng 492 tấn/ngày đêm, hiệu quả thu gom đạt 78,56%. Mạng lưới thu gom vẫn còn thô sơ, chưa bao phù đến toàn bộ các khu dân cư, CTR sinh hoạt sau khi thu gom vẫn được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, nhà máy xử lý CTR vẫn chưa thực hiện phát điện vì vậy khối lượng chôn lấp sau xử lý vẫn chiếm trên 50% lượng rác đưa đến nhà máy.
Để nâng cao hiệu quả cho hoạt động quản lý, về mặt ngắn hạn cần thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hệ thống thu gom nhằm tối ưu hóa hoạt động của các phương tiện thu gom. Về mặt dài hạn cần triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn nhằm làm giảm áp lực cho các khu xử lý chất thải, trang bị thêm các công nghệ xử lý đồng hành với hoạt động xử lý rác thành điện năng để làm đa dạng hóa sản phẩm sau xử lý, tăng tính linh động và mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Abstract
This study presents an assessment of the existing situation of municipal solid waste management (MSWM) in Quang Binh province. The research results show that, the municipal solid waste collection network has not been covered in concentrated residential areas. And in the places where the collection network has reached the daily collection rate is only about 78.56%. The collected municipal solid waste (MSW) is still mainly treated using landfill method, solid waste treatment plants (WTP) have not actually generated electricity yet. Therefore, the amount of treated MSW sent to landfill has just accounted for over 50% of the waste brought to the factory. In order to improve the efficiency of solid waste management in accordance with the conditions of the province, the use of information technology was proposed to apply to the management of the collection system in order to optimize the operation of the waste collection vehicles. On the other hand, in the long term, it is necessary to implement waste sorting at-source to reduce the pressure on the waste treament plants and develop more associated technologies such as waste-to-energy technology. These technologies will help the WTPs enhance the flexibility of their treated products as well as expand their products into the markets.
Tài liệu tham khảo
1. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Bình đến năm 2030;
2. Báo cáo Tình hình thu gom, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2019;
3. Forbes R McDougall, Peter R White, Marina Franke, Peter Hindle, “Integrated solid waste management: a Life Cycle Inventory”, 2nd edition, 2003
http://www.vnp-vietnam.vn.
TÔN HOÀNG HỔ
Đại học Kiên Giang
NGUYỄN THU HUYỀN, VŨ THỊ MINH TRANG
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Từ khóa » Nhà Máy Rác Vnp Quảng Bình
-
VNP - Green Life
-
Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Hiện đại Nhất Tỉnh Thiếu Rác để Xử Lý
-
Quảng Bình: Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Hơn 1.400 Tỷ đồng Dồn ứ Hàng ...
-
VNP - Green Life - Trang Chủ | Facebook
-
Khởi Công Xây Dựng Nhà Máy Tái Chế Rác Lớn Nhất Quảng Bình
-
Nghịch Lý Nhà Máy Xử Lý Rác Trở Thành "điểm Nóng" ô Nhiễm Môi Trường
-
Quy Hoạch Chi Tiết Xây Dựng Nhà Máy Phân Loại, Xử Lý Chất Thải Rắn ...
-
Do đâu Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Quy Mô Nhất Quảng Bình Ngừng Vận ...
-
UBND Tỉnh Làm Việc Về Xây Dựng Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Tại ...
-
Quảng Bình: Năng Lực Thu Gom, Xử Lý Rác Thải Từ Các Nhà Máy Còn ...
-
Quảng Bình Cho Phép Vận Hành Thử Nghiệm Nhà Máy Phân Loại, Xử ...
-
Nhà Máy Xử Lý Rác Tâm Sinh Nghĩa ở Huyện Thạnh Hóa Phải Khắc ...
-
Điện Rác - Bài Toán Kinh Tế Hay Môi Trường đối Với Việt Nam?