Nghiên Cứu Một Số đặc điểm Dịch Tễ, Thành Phần ... - Luận Văn Y Học
Có thể bạn quan tâm
by admin · September 25, 2020
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại 2 huyện Kim Sơn và yên Khánh, tỉnh tỉnh Ninh Bình năm 2016-2019.Sán lá gan nhỏ (SLGN), sán lá ruột nhỏ (SLRN) là hai loài sán lá nhỏ (SLN) lây truyền qua cá (fish-borne zoonotic trematode) quan trọng gây bệnh ở người,hiện tại vẫn còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng [1]. Ước tính có hơn một tỷ người có nguy cơ bị nhiễm sán lá do thực phẩm và khoảng 50 – 60 triệu người đã bị nhiễm bệnh sán lá [2]. Tuy nhiên thì con số này được cho là thấp hơn so với số người nhiễm bệnh thực sự vì vấn đề chẩn đoán và khó phát hiện và trường hợp bệnh giai đoạn sớm [3].
MÃ TÀI LIỆU | CAOHOC.2020.00184 |
Giá : | 50.000đ |
Liên Hệ | 0915.558.890 |
Các loại sán lá nhỏ lây truyền qua cá rất đa dạng về các loài và có thể được phân chia thành sán lá gan, sán phổi và sán lá ruột [3], [4]. Phân bố các loài này khắp thế giới nhưng khu vực lưu hành chính nằm ở Đông Nam, Châu Á và vùng Viễn Đông. Nơi có tỷ lệ lưu hành cao là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines hoặc Thái Lan, Lào… [5]. Hiện nay trên thế giới có khoảng 45 triệu người nhiễm sán lá gan nhỏ, trong đó Châu Á có ít nhất 35 triệu người mắc [6]. Sán lá ruột nhỏ có khoảng 7 triệu người nhiễm [3] và cũng có tỉ lệ nhiễm song hành với sán lá gan nhỏ do tính chất lây truyền và dịch tễ tương đối giống nhau [7]. Mặc dù có nhiều đặc điểm sinh học giống nhau tuy nhiên sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ cũng có những khác biệt về vật chủ, thời gian hoàn thành vòng đời hay đáp ứng với thuốc điều trị. Trong những năm gần đây, các yếu tố như dòng di chuyển, tăng du lịch xuyên các quốc gia, các chính sách thương mại hoá, nuôi trồng thuỷ hải sản, những thay đổi trong thói quen ăn uống và toàn cầu hóa thực phẩm thị trường đang mở rộng giới hạn địa lý và dân số trên toàn thế giới đã làm thay đổi yếu tố dịch tễ. Nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề nhiễm phối hợp sán lá gan nhỏ và nhiều loài sán lá ruột nhỏ trên người, xong việc chẩn đoán phân biệt nhiễm các loại sán do sự giống nhau về hình thái của trứng trong phân (chỉ đơn thuần dựa trên phương pháp thông thường (Kato, Kato-Katz) thực tế là khó khăn hoặc không thể phân biệt trứng). Các kỹ thuật chẩn đoán phân tử tuy phát triển nhưng chúng vẫn còn hạn chế, điều này dẫn đến thiếu sót trong chẩn đoán sán lá ruột nhỏ mặc dù phân bố địa lý rộng, tỷ lệ mắc bệnh cao ở một số quốc gia trong khu vực lưu hành, [8], [9].2 Tại Việt Nam theo Bộ Y tế (2016), có ít nhất 32 tỉnh có bệnh sán lá gan nhỏ C. sinensis và O. viverrini trong đó các tỉnh lưu hành nặng nhất là Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Yên, Bình Định [10]. Chưa có báo cáo thống kê cụ thể về số người nhiễm sán lá ruột nhỏ nhưng đã phát hiện người nhiễm H. pumilio, H. taichui, C. formosanus và một số loài khác ở Đồng bằng sông Hồng [11], [12]. Nhiều nơi tỷ lệ tái nhiễm giun sán nói chung và sán lá nhỏ nói riêng khá cao nguyên nhân là người dân không bỏ được tập quán ăn gỏi cá [13], nhiều địa phương tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ lên tới trên 30% dân số [14]. Xong Thái độ điều trị và ý thức quan điểm của việc phòng chống chưa được thường xuyên và các dữ liệu về đặc điểm hình thái học và sinh học phân tử của sán lá ruột nhỏ trưởng thành tại Việt Nam còn thiếu hoặc chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Việc chẩn đoán chính xác loài sán có ý nghĩa quan trọng trong thiết kế các chương trình phòng chống hiệu quả. Ninh Bình có 2 huyện Kim Sơn, Yên Khánh là nơi người dân có thói quen ăn gỏi cá và có nhiều bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ. Những năm 2001–2002 đã có một số công bố về nhiễm sán lá gan nhỏ ở Kim Sơn cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh cao (trên 20%), có nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm ở cộng đồng như thói quen ăn gỏi cá cao [15]. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng kỹ thuật xét nghiệm phân, xác định loài bằng phương pháp hình thái để phát hiện tình trạng nhiễm sán mà chưa nhiều nghiên cứu xác định chính xác tỷ lệ nhiễm từng loài sán lá nhỏ trong một cộng đồng. Chính vì vậy các khảo sát dịch tễ học và phát hiện các bệnh nhiễm sán lá nhỏ ở người là cần thiết để hiểu rõ hơn về sự phân bố địa lý và tác động của từng loài đối với đời sống con người. Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại 2 huyện Kim Sơn và yên Khánh, tỉnh tỉnh Ninh Bình năm 2016-2019” với các mục tiêu sau: 1. Xác định một số đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, năm 2016. 2. Xác định thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ bằng hình thái và kỹ thuật sinh học phân tử tại điểm nghiên cứu
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………………………………………..i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………iii MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………..iv DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………………..vi DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………………………….viii ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………….3 1.1. Đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ …………………………………….3 1.1.1. Thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ …………………………………..3 1.1.2. Sinh học và vòng đời………………………………………………………………………..5 1.1.3. Phân bố sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ …………………………………………….11 1.1.4. Các yếu tố liên quan và biện pháp phòng chống sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ. ………………………………………………………………………………………………………20 1.2. Kỹ thuật định danh và nghiên cứu thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ……………………………………………………………………………………………………….27 1.2.1. Các kỹ thuật định danh……………………………………………………………………27 1.2.2. Nghiên cứu xác định thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở Việt Nam………………………………………………………………………………………………………33 1.3. Một số nét về địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………..36 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………..38 2.1. Xác định một số đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, năm 2016……………………………………..38 2.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ trên người ………38 2.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ trên cá ……………44 2.2. Xác định thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ bằng hình thái và kỹ thuật sinh học phân tử. …………………………………………………………………………….49 2.2.1. Xác định thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ trên người bằng phương pháp hình thái. ……………………………………………………………………………49v Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………62 3.1. Xác định một số đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, năm 2016……………………………………..62 3.1.1. Đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở người…………………….62 3.1.2. Đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở cá………………………….78 3.2. Xác định thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ bằng hình thái và kỹ thuật sinh học phân tử. …………………………………………………………………………….81 3.2.1. Thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở người……………………..81 3.2.2. Thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở cá…………………………..91 Chương 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..96 4.1. Một số đặc điểm dịch tễ sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ tại 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, năm 2016…………………………………………………..96 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở người…….96 4.1.2. Đặc điểm dịch tễ nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở cá………………110 4.2. Thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ bằng hình thái và kỹ thuật sinh học phân tử……………………………………………………………………………………113 4.2.1. Thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở người……………………113 4.2.2. Thành phần loài sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở cá…………………………118 KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………….122 KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………124 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN…………………………………………..125 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ………………………………….126 MỘT SỐ HÌNH ẢNH NHÓM NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI………..127 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………130 PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………149vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Phân loại sán lá ruột nhỏ…………………………………………………………….4 Bảng 1. 2: So sánh kích thước trứng sán thu thập được ở người [48]……………..28 Bảng 2. 1: Chu trình nhiệt của phản ứng PCR…………………………………………….57 Bảng 3. 1: Đặc điểm nghề nghiệp, học vấn của đối tượng nghiên cứu……………63 Bảng 3. 2: Đặc điểm về điều kiện sống của đối tượng nghiên cứu (n=400) …….64 Bảng 3. 3: Tỉ lệ hiểu biết về hành vi liên quan nhiễm sán lá nhỏ (n=400)……….64 Bảng 3. 4: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã được truyền thông sán lá nhỏ…………65 Bảng 3. 5: Tỉ lệ tuổi, giới biết ăn gỏi cá sẽ nhiễm sán lá nhỏ…………………………65 Bảng 3. 6: Tỉ lệ người biết ăn cá chín có thể phòng nhiễm sán nhỏ………………..66 Bảng 3. 7: Tỉ lệ về người có kiến thức biết giới nào dễ nhiễm sán lá nhỏ ……….66 Bảng 3. 8: Tỉ lệ hiểu biết các tác hại của sán lá nhỏ (n=400)…………………………67 Bảng 3. 9: Kiến thức của người biết về không dùng phân nuôi cá có thể phòng nhiễm sán lá nhỏ …………………………………………………………………………………….67 Bảng 3. 10: Thái độ người dân với bệnh sán lá nhỏ……………………………………..68 Bảng 3. 11: Tỷ lệ người dân có ăn gỏi cá tại địa điểm nghiên cứu …………………68 Bảng 3. 12: Tỷ lệ người dân có ăn gỏi cá theo nhóm tuổi, giới (n=400) …………69 Bảng 3. 13: Lý do và địa điểm ăn gỏi cá…………………………………………………….69 Bảng 3. 14: Tần suất ăn gỏi cá theo giới…………………………………………………….70 Bảng 3. 15: Đặc điểm một số hành vi của đối tượng nghiên cứu (n=400)……….70 Bảng 3. 16: Tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ của đối tượng nghiên cứu………………………71 Bảng 3. 17: Tỉ lệ nhiễm sán lá nhỏ ở người theo nhóm tuổi ………………………….71 Bảng 3. 18: Tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ ở người theo giới ………………………………….72 Bảng 3. 19: Tỷ lệ nhiễm lá nhỏ ở người theo nghề nghiệp (n=400) ……………….72 Bảng 3. 20: Tỷ lệ nhiễm lá nhỏ ở người theo trình độ học vấn (n=400)………….72 Bảng 3. 21: Cường độ nhiễm sán lá nhỏ ở đối tượng nghiên cứu…………………..73 Bảng 3. 22: Cường độ nhiễm sán lá nhỏ theo giới (n=78) …………………………….73 Bảng 3. 23: Cường độ nhiễm trung bình theo nhóm tuổi (n=78)……………………74 Bảng 3. 24: Cường độ nhiễm trung bình theo nghề nghiệp (n=78)…………………74vii Bảng 3. 25: Cường độ nhiễm trung bình theo trình độ học vấn (n=400) …………74 Bảng 3. 26: Liên quan giữa ăn gỏi cá với nhiễm sán lá nhỏ ………………………….75 Bảng 3. 27: Liên quan giữa tần suất ăn gỏi cá với nhiễm sán lá nhỏ ………………75 Bảng 3. 28: Liên quan giới và tỷ lệ nhiễm sán lá nhỏ…………………………………..76 Bảng 3. 29: Liên quan giới, ăn gỏi cá và nhiễm sán lá nhỏ……………………………76 Bảng 3. 30: Liên quan giữa nếp sống vệ sinh với nhiễm sán…………………………77 Bảng 3. 31: Liên quan giữa nuôi chó, mèo với nhiễm sán…………………………….77 Bảng 3. 32: Liên quan giữa điều kiện sống với nhiễm sán ……………………………78 Bảng 3. 33: Loại cá thường được người dân sử dụng ăn gỏi …………………………78 Bảng 3. 34: Nguồn gốc cá dùng để ăn gỏi ………………………………………………….79 Bảng 3. 35: Kích thước cá thu được tại địa điểm nghiên cứu ………………………..79 Bảng 3. 36: Tỷ lệ nhiễm nang ấu trùng sán trên cá………………………………………80 Bảng 3. 37: Cường độ nhiễm nang ấu trùng sán trong cá nước ngọt ………………80 Bảng 3. 38: Kích thước trung bình trứng sán lá nhỏ trong phân…………………….81 Bảng 3. 39: Kích thước trung bình sán lá gan nhỏ trưởng thành trong phân (n = 36)………………………………………………………………………………………………………..83 Bảng 3. 40: Một số chuỗi gen ITS 2đã được đăng ký trên ngân hàng gen……….85 Bảng 3. 41: Mức độ tương đồng mẫu 115 với một số chuỗi gen ……………………89 Bảng 3. 42: Một số chuỗi gen ấu trùng sán đã đăng ký trên ngân hàng gen …….92 Bảng 3. 43: Thành phần, số lượng nang ấu trùng phát hiện được trên 1 cá ……..94 Bảng 3. 44: Tỷ lệ nhiễm từng loại nang ấu trùng trên cá nước ngọt……………….94 Bảngn3.45: Cường độ nhiễm nang ấu trùng từng loại sán trong cá (nang ấu trùng/gam cá) …………………………………………………………………………………………95viii DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Hình thể cấu tạo sán lá gan nhỏ trưởng thành Clonorchis sinensis……5 Hình 1. 2: Hình thể sán lá gan nhỏ trưởng thành [1] và trứng …………………………6 Hình 1. 3: Metacercariae Opisthorchis felineus [23] ……………………………………..6 Hình 1. 4: Vòng đời của sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis …………………………..7 Hình 1. 5: Sán lá ruột nhỏ trưởng thành (Hideto Kino) [3]…………………………….9 Hình 1. 6: SLRN trưởng thành nhiễm trên người tại Việt Nam [32] ………………..9 Hình 1. 7: Trứng sán lá ruột nhỏ Prosthodendrium molenkampi……………………10 Hình 1. 8: Vòng đời chung của các loài sán lá ruột nhỏ [8]…………………………..11 Hình 2. 1: Địa điểm nghiên cứu tại Ninh Bình ……………………………………………39 Hình 3. 1: Đặc điểm tuổi đối tượng nghiên cứu…………………………………………..62 Hình 3. 2: Phân bố giới đối tượng nghiên cứu …………………………………………….63 Hình 3. 3: Hình ảnh trứng sán lá nhỏ trong phân…………………………………………81 Hình 3. 4: Hình ảnh sán trưởng thành………………………………………………………..82 Hình 3. 5: Hình ảnh giác miệng và giác bụng sán lá gan nhỏ trưởng thành……..83 Hình 3. 6: Hình ảnh tinh hoàn của sán trưởng thành…………………………………….84 Hình 3. 7: Tỷ lệ mẫu phân cho sản phẩm PCR (n=70) …………………………………84 Hình 3. 8: Hình ảnh điện di sản phẩm PCR trong mẫu phân …………………………85 Hình 3. 9: Cây phả hệ trứng sán lá nhỏ ở người dựa vào ITS2………………………86 Hình 3. 10: Hình ảnh chuỗi gen cox1 của mẫu 115 ……………………………………..87 Hình 3. 11: Kết quả so sánh CoxI mẫu 115 với chuỗi EU652407 trên ngân hàng gen………………………………………………………………………………………………………..88 Hình 3. 12: Cây phả hệ trứng sán lá nhỏ ở người dựa vào CoxI…………………….90 Hình 3. 13: Nang ấu trùng sán lá ruột nhỏ ở cá……………………………………………91 Hình 3. 14: Hình ảnh sản phẩm PCR trong nang ấu trùng sán……………………….92 Hình 3. 15: Cây phả hệ nang ấu trùng SLGN, SLRN dựa vào ITS2……………….9
Tags: cao học y khoaLUẬN VĂN Y HỌCsán lá gan nhỏsán lá ruột nhỏ
You may also like...
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng và điều trị bằng Amitriptyline phối hợp với thuốc chống loạn thần
July 7, 2018
-
Điều trị vỡ xoang trán bằng phẫu thuật nội soi
March 22, 2024
-
Điều trị Dính Khớp Thái Dương Hàm bằng phương pháp ghép xương-sụn tự thân
July 1, 2018
Từ khóa » Dịch Tễ Sán Lá Gan Nhỏ
-
Bệnh Sán Lá Gan - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Sán Lá Gan Nhỏ Clonorchis Sinensis - Health Việt Nam
-
Clonorchiasis - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Phác đồ điều Trị Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ - Viện Sốt Rét
-
Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ Và Các Phương Pháp Xét Nghiệm Chẩn đoán
-
Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ: Nguyên Nhân, Cách điều Trị - Vinmec
-
[PDF] Nghiên Cứu Một Số đặc điểm Dịch Tễ, Thành Phần Loài Sán Lá Gan Nhỏ ...
-
Dịch Tễ Phức Tạp Của Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ Gây Bởi Loại Opisthorchis ...
-
Tin Tức Chung - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
-
[PDF] ĐẶT VẤN ĐỀ - Trường Đại Học Y Hà Nội
-
Phòng Chống Dịch Bệnh - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
-
Phòng Và điều Trị Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ - Báo Cà Mau
-
Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Sán Lá Gan Và Cách Phòng Tránh