Nghiên Cứu Một Số đặc điểm Sinh Thái, Thành Phần Loài, Vai Trò ...
Có thể bạn quan tâm
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính nguy hiểm do muỗi Aedes truyền, ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, phổ biến ở khu vực đô thị, bán đô thị và nhiều vùng nông thôn. Hiện nay, bệnh SXHD đang là vấn đề y tế công cộng rất lớn trên toàn cầu và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. Tỷ lệ người mắc sốt xuất huyết đã tăng lên đáng kể trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây. Số lượng các trường hợp sốt xuất huyết thực tế chưa được báo cáo đầy đủ và nhiều trường hợp được chẩn đoán nhầm lẫn với một số bệnh khác. WHO ước tính có khoảng 390 triệu trường hợp bệnh SXHD mỗi năm, trong đó có khoảng 96 triệu trường hợp có biểu hiện lâm sàng. Có khoảng 3,9 tỷ người ở 128 quốc gia có nguy cơ bị nhiễm vi rút Dengue.
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của muỗi Aedes, cho nên SXHD hiện cũng đang là một trong các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất. Dịch bệnh được ghi nhận ở cả 4 khu vực địa lý là miền Nam, miền Trung, miền Bắc, và Tây Nguyên. Theo ước tính, khoảng 70 triệu người Việt Nam nằm trong vùng có dịch SXHD lưu hành và có nguy cơ bị mắc bệnh. Mặc dù Chương trình phòng chống SXHD quốc gia được thiết lập từ năm 1999 hoạt động rất hiệu quả, số mắc và tử vong có giảm được một thời gian nhưng không ổn định và có xu hướng mở rộng phạm vi, số mắc trung bình hàng năm vẫn luôn ở mức rất cao khoảng 70.000 - 10 100.000 trường hợp với hàng trăm trường hợp tử vong, hơn nữa dịch lớn thỉnh thoảng bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội của nhân dân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 2 loài muỗi truyền bệnh SXHD là Ae. aegypti và Ae. albopictus, trong đó, Ae. aegypti được coi là là véc tơ chính, còn Ae. albopictus được coi là véc tơ phụ. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hai loài muỗi này trong những năm trước đây và ghi nhận sự có mặt cả hai loài muỗi, tuy nhiên việc phân bố của chúng liên tục thay đổi theo thời gian, theo vùng miền và theo sinh cảnh khác nhau. Bên cạnh đó vai trò truyền bệnh thực sự của 2 loài muỗi này tại các ổ dịch đang hoạt động, đặc biệt là muỗi Ae. albopictus đã được nghiên cứu nhưng chưa thực sự đầy đủ.
Việc phòng chống SXHD trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng là vô cùng khó khăn vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Do vậy, biện pháp phòng chống chủ yếu và có hiệu quả là dựa vào kiểm soát véc tơ truyền bệnh. Các quần thể muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus có các đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính khác nhau, đôi khi thay đổi nên việc nghiên cứu sâu về các đặc điểm của chúng sẽ là cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng chống. Mặt khác, nghiên cứu vai trò truyền bệnh SXHD của muỗi tại thực địa là rất cần thiết, góp phần quan trọng giúp cho các nhà quản lý cũng như các nhà chuyên môn trong định hướng, lập kế hoạch cũng như đề ra các chiến lược phù hợp, hiệu quả cho công tác phòng chống dịch bệnh SXHD.
Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và Hà Tĩnh là 4 tỉnh thành trong những năm gần đây liên tục ghi nhận dịch bệnh với số mắc cao và được xác định là vùng trọng điểm nhất về sốt xuất huyết Dengue của khu vực miền Bắc. Ngoài ra, đây cũng là những địa phương có tốc độ đô thị hóa rất nhanh chóng đặc biệt là ở Hà Nội, làm môi trường thay đổi mạnh theo hướng thuận lợi cho muỗi phát triển. Do vậy, vấn đề được đặt ra cho nghiên cứu là đặc điểm sinh học, thành phần loài, phân bố và vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại đây thế nào? Mối tương quan của các chỉ số véc tơ của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đến khả năng xảy dịch SXHD ra sao? Mối tương quan giữa các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm… với đến khả năng lan truyền SXHD như thế nào là rất quan trọng trong việc đề ra các chiến lược giám sát, dự báo dịch và khống chế các ổ dịch SXHD một cách hiệu quả.
Chính vì những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, thành phần loài, vai trò truyền bệnh của vector sốt xuất huyết Dengue ở một số tỉnh phía Bắc, giai đoạn 2014-2015” do PGS. TS. Trần Thanh Dương, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương làm chủ nhiệm được tiến hành với 3 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm sinh thái, thành phần muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2016 - 2018 ở Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
2. Xác định vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết của muỗi Aedes và một số yếu tố liên quan.
3. Đề xuất mô hình dự báo bệnh dịch sốt xuất huyết Dengue ở 4 tỉnh nghiên cứu.
Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được một số kết quả nổi bật như sau:
Mô tả đặc điểm sinh thái, thành phần loài muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2016 - 2017 ở các điểm nghiên cứu
Sinh thái muỗi và bọ gậy Ae. aegypti
Muỗi Ae. aegypti hoạt động và trú đậu chủ yếu trong nhà 94,1% và ngoài nhà 5,9%. Tỷ lệ trú đậu ở phòng ngủ tỷ lệ 73,93%; Nhà vệ sinh 9,95%; Phòng khách 6,98%; Phòng bếp 3,60%.
Độ cao trú đậu của Ae. aegypti trong nhà ở độ cao từ 1 - ≤ 2 mét: 70,3%; Từ 0,5 - ≤ 1 mét: 14,7%; < 0,5 mét: 13,2%; > 2 mét: 1,8%.
Vật liệu giá thể trú đậu của Ae. aegypti chủ yếu trên quần áo: 77,0%; Màn: 7,6%; Gỗ: 4,5%; Dây phơi: 4,4%; Xung quanh ổ bọ gậy: 5,5%; Tường: 6%.
Chỉ số BI của bọ gậy Ae. aegypti trung bình tại các tỉnh là 25,4; Chỉ số NCBG Ae. aegypti trung bình là 22,59; Chỉ số DCCNCBG của Ae. aegypti trung bình là 23,71. OBGN của Ae. aegypti tại Hà Nội, chủ yếu là DCPT 31,1%, chậu cảnh 27,5% và lọ hoa 10%; Tại Hải Phòng, chủ yếu là DCPT 29,6%, bể > 500 lít 13,0% và lọ hoa 12,2%; chậu cảnh 10,4% và thùng 10,4%; Tại Thanh Hóa chủ yếu là DCPT 22,0%, chậu cảnh 14,7%, vại 8,7%; Tại Hà Tĩnh, chủ yếu là lốp xe 56,9%, DCPT 15,0%, chum > 100 lít 9,0%.
Sinh thái muỗi và bọ gậy Ae. albopictus
Muỗi Ae. albopictus trú đậu ngoài nhà 96,2% và trong nhà rất thấp: Phòng ngủ 2,83%; Phòng khách 0,4%; Nhà vệ sinh 0,32% và phòng bếp 0,28%.
Độ cao trú đậu của Ae. albopictus từ 1 - ≤ 2 mét 54,4%; 0,5 -≤ 1 mét 28,3%, < 0,5 mét 15,0% và > 2 mét 2,2%.
Vật liệu giá thể trú đậu của Ae. albopictus chủ yếu ở ngoài nhà xung quanh ổ bọ gậy 86,0%; Quần áo 7,5%; Gỗ 2,4%; Màn 2,3%; Tường 0,5%. Chỉ số BI của bọ gậy Ae. albopictus trung bình tại các tỉnh là 28,68; Chỉ số NCBG trung bình là 23,28; Chỉ số DCCNCBG trung bình là 30,33.
OBGN của Ae. albopictus tại Hà Nội, chủ yếu là DCPT 39,8%, chậu cảnh 31,6% và bể 100 lít 12,9%; Tại Hải Phòng chủ yếu là DCPT 61,0%, chum < 100 lít 9,8%; Tại Thanh Hóa chủ yếu là DCPT 37,4%, chậu cảnh 14,2%, vại 12,0%, thùng 10,1%; Tại Hà Tĩnh chủ yếu là lốp xe 39,3%, DCPT 28,2%, chậu cảnh 11,5%, chum < 100 lít 9,5%.
Thành phần loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus
Tỷ lệ điểm điều tra có Ae. aegypti là 46,8 %; Có Ae. albopictus là 100 %; Có cả hai loài là 46,8 %.
Phân bố muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus ở các điểm nghiên cứu năm 2016, 2017
Đã vẽ được 04 bản đồ phân bố muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và Hà Tĩnh, năm 2016-2017 cụ thể là:
- Tại Hà Nội: Muỗi Ae. aegypti tại các điểm nghiên cứu là nhiều tại quận Cầu Giấy, quận Đống Đa, quận Hà Đông, quận Hai Bà Trưng, quận Thanh xuân, huyện Thanh Trì. Phân bố muỗi Ae. albopictus tập trung ở quận Đống Đa tiếp đến Thanh Trì, quận Hai Bà Trưng, quận Thanh Xuân và quận Hà Đông.
- Tại Hải Phòng: Cả hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus phân bố tại huyện Cát Hải và huyện Thuỷ Nguyên; Ở huyện An Dương và huyện Hải An chỉ có sự phân bố của muỗi Ae. albopictus.
- Tại Thanh Hóa: Muỗi Ae. aegypti phân bố ở huyện Tĩnh Gia và huyện Thạch Thành; Muỗi Ae. albopictus phân bố ở thành phố Thanh Hoá, huyện Tĩnh Gia và huyện Thạch Thành.
- Tại Hà Tĩnh: Muỗi Ae. aegypti và muỗi Ae. albopictus phân bố ở cả thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà.
Độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng
Đã vẽ được 5 bản đồ nhạy kháng với hóa chất diệt côn trùng của Ae. aegypti tại Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và Hà Tĩnh, năm 2016-2017 cụ thể là:
- Muỗi Ae. aegypti nhạy với alphacypermethrin tại 2/17 điểm, có khả năng kháng tại 5/17 điểm và kháng tại 10/17 điểm nghiên cứu;
- Muỗi Ae. aegypti nhạy với deltamethrin tại 3/17 điểm, đã kháng ở nồng độ 0,05% tại 14/17 điểm nghiên cứu.
- Muỗi Ae. aegypti nhạy với lambdacyhalothrin tại 2/17 điểm, có khả năng kháng tại 1/17 điểm, kháng tại 14/17 điểm nghiên cứu.
- Muỗi Ae. aegypti có khả năng kháng với permethrin tại 2/17 điểm, kháng tại 15/17 điểm nghiên cứu.
- Muỗi Ae. aegypti nhạy với malathion tại 10/17 điểm, có khả năng kháng tại 1/17 điểm, kháng với malathion tại 6/17 điểm nghiên cứu.
Độ nhạy cảm của muỗi Ae. albopictus với hóa chất diệt côn trùng
Đã vẽ được 5 bản đồ nhạy kháng với hóa chất diệt côn trùng của Ae. albopictus tại Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và Hà Tĩnh, năm 2016-2017 cụ thể là:
- Muỗi Ae. albopictus nhạy với alphacypermethrin tại 17/29 điểm, có khả năng kháng tại 6/29 điểm, kháng tại 6/29 điểm nghiên cứu.
- Muỗi Ae. albopictus nhạy với deltamethrin tại 23/29 điểm, có khả năng kháng tại 1/29 điểm, kháng tại 5/29 điểm nghiên cứu.
- Muỗi Ae. albopictus nhạy với lambdacyhalothrin tại 11/29 điểm, có khả năng kháng tại 12/29 điểm, kháng tại 6/29 điểm nghiên cứu.
- Muỗi Ae. albopictus nhạy với permethrin tại 20/29 điểm, có khả năng kháng tại 4/29 điểm, kháng tại 5/29 điểm nghiên cứu.
- Muỗi Ae. albopictus nhạy với malathion tại 24/29 điểm, có khả năng kháng tại 4/29 điểm, kháng tại 2/29 điểm nghiên cứu.
Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết của muỗi Aedes và một số yếu tố liên quan
- Có 94,9% ổ dịch SXHD đang hoạt động phát hiện được muỗi Ae. aegypti; 64,9% ổ dịch SXHD đang hoạt động phát hiện được muỗi Ae. albopictus; 54,7% ổ dịch SXHD đang hoạt động phát hiện được muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus.
- Tại ổ dịch SXHD đang hoạt động: Số ổ dịch có muỗi Ae. aegypti nhiễm vi rút Dengue là 9,01%; có muỗi Ae. albopictus nhiễm vi rút Dengue là 2,63%.
- Có tương quan thuận giữa số trường hợp mắc bệnh SXHD với: Mật độ muỗi Ae. aegypti, chỉ số BI, tỷ lệ NCM Ae. aegypti, muỗi Ae. aegypti mang vi rút Dengue.
- Có tương quan thuận giữa số trường hợp mắc bệnh SXHD với: Mật độ muỗi Ae. albopictus, chỉ số BI, Tỷ lệ NCM Ae. albopictus, muỗi Ae. albopictus mang vi rút Dengue, DCCNCBG.
Mô hình toán học dự báo sự xuất hiện SXHD tại 4 tỉnh
Mô hình toán học dự báo dịch SXHD tại TP. Hà Nội
Y = 1,2x1 + 1,2x2 + 1,47x3 + 1,27x4 + 0,32x5 + 151,3x6 – 107,8
Trong đó:
Y: Tỷ lệ BN SXHD/100.000 dân (dự báo)
x1: Tỷ lệ BN SXHD/100.000 dân tháng trước
x2: Độ ẩm TB tháng (%)
x3: Lượng mưa TB tháng (mm)
x4: Lượng mưa TB tháng trước (mm)
x5: Chỉ số BI
x6: Mật độ muỗi Aedes aegypti (con/nhà)
Trong đó:
+ Nếu Y < 15: Nguy cơ thấp
+ Nếu 15 ≤ Y ≤ 30: Nguy cơ trung bình
+ Nếu Y < Y ≤50: Nguy cơ cao
+ Nếu Y > 50: Nguy cơ rất cao.
Mô hình toán học dự báo SXHD tại Hải Phòng, Thanh Hóa và Hà Tĩnh:
- Do kinh phí có hạn nên các tỉnh Hải Phòng, Thanh Hóa và Hà Tĩnh không có điều kiện theo dõi dọc hàng tháng nên không có đầy đủ số liệu về côn trùng để xây dựng mô hình toán học dự báo.
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 15145/2018) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.
P.K.L (NASATI)
Từ khóa » đặc điểm Hình Thái Muỗi Aedes Aegypti
-
Muỗi Gây Sốt Xuất Huyết Và Muỗi Thường Phân Biệt Như Thế Nào?
-
Muỗi Aedes Aegypti -Thủ Phạm Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue
-
Aedes Aegypti - Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam
-
[PDF] Tập Tính Muỗi Anopheles Dirus - Viện Sốt Rét - Ký Sinh Trùng
-
Vien Sot Ret Ky Sinh Trung - Con Trung Quy Nhon
-
Muỗi Aedes Aegypti: Đặc điểm Hình Thai - Mức độ Nguy Hiểm
-
[PDF] MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI Aedes Aegypti TẠI ...
-
Đặc điểm Muỗi Aedes Aegypti (muỗi Vằn) Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết
-
Sử Dụng Muỗi Aedes Aegypti Mang Vi Khuẩn Wolbachia Trong Phòng ...
-
Nhận Biết Và Phòng Chống Muỗi Vằn Aedes Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết
-
Muỗi Aedes Gây Sốt Xuất Huyết "ưa Thích" Nơi Nào Nhất? - Vinmec
-
Thời điểm Muỗi Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết Hoạt động Mạnh Nhất Là ...
-
Muỗi Gây Sốt Xuất Huyết Và Muỗi Thường Phân Biệt Như Thế Nào?