Nghiên Cứu Thị Trường Hàng Tư Liệu Sản Xuất - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >
Nghiên cứu thị trường hàng tư liệu sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.57 KB, 46 trang )

Còn định nghĩa thứ hai nêu lên chức năng cơ bản của nghiên cứu thị trường cũng như việc sử dụng nghiên cứu thị trường.

2.1.2 Nghiên cứu thị trường hàng tư liệu sản xuất

Khái niệm và một số đặc điểm của hàng tư liêu sản xuất Khái niệm: thị trường hàng tư liệu sản xuất là tập hợp những cá nhân và tổchức mua hàng và dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất ra các thứ hàng khác hay dịch vụ khác để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người tiêu dùng khác.Thị trường hàng tư liệu sản xuất được tạo nên chủ yếu từ các ngành: 1 nông lâm ngư nghiệp; 2 công nghiệp khai khống; 3 cơng nghiệp gia cơngchế biến; 4 xây dựng; 5 giao thông vận tải; 6 thông tin liên lạc; 7 cơng trình cơng cộng; 8 ngân hàng, tài chính và bảo hiểm; 9 dịch vụ.Một số đặc điểm của hàng tư liệu sản xuất:Thị trường hàng tư liệu sản xuất có những đặc điểm riêng khác hẳn với thị trường hàng tiêu dùng.Thứ nhất: là thị trường gồm những doanh nghiệp mua sắm hàng tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất.Thứ hai: là thị trường có khối lượng vốn đầu tư và giá trị sản phẩm được chu chuyển lớn.Thứ ba: Về người mua và phương thức mua: - Người mua tư liệu sản xuất với tư cách là các doanh nghiệp sản xuất. Sốngười mua tư liệu sản xuất không đông và phân tán như số người mua hàng tiêu dùng.- Phương thức mua tư liệu sản xuất: thường được giao dịch theo đơn đặt hàng với khối lượng lớn, tiến hành thông qua hợp đồng dài hạn.Thứ tư: trình độ giao dịch tập trung cao, đòi hỏi trình độ chun mơn cao của người mua vì bản thân máy móc thiết bị chế tạo có kết cấu phức tạp, có hàmlượng khoa học kỹ thuật cao và giá trị lớn. Thứ năm: Mức cầu co giãn thường lớn hơn hàng tiêu dùng.Thứ sáu: Trong hệ thống phân phối, tư liệu sản xuất thường được phân phối theo loại kênh trực tiếp từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp mua tư liệu sảnxuất2.2 Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu đối với hàng tư liệu sản xuất 2.2.1Phân đoạn thị trường đối với hàng tư liệu sản xuấtChiến lược Marketing tiêu thụ sản phẩm sẽ khó có cơ hội thành cơng nếu như chúng ta bỏ qua công tác nghiên cứu thị trường. Việc phân đoạn thị trườngvà định vị sản phẩm trên thị trường được xem là công việc quan trọng nhất trong quá trình quản lý chiến lược và hoạt động Marketing của bất kỳ doanh nghiệpnào.Phân đoạn thị trường:Phân đoạn thị trường được định nghĩa là “sự chia nhỏ thị trường thành các nhóm khách hàng nhỏ riêng biệt và đồng nhất”. Việc phân đoạn thị trường có ýnghĩa quan trọng đối với công tác hoạch định chiến lược Marketing bởi ba lý do sau đây:Thứ nhất: Các loại chiến lược như phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hố, thâm nhập thị trường đòi hỏi sự gia tăng vể doanh số bán hàngthông qua những sản phẩm hiện có, sản phẩm mới và thị trường mới. Do vậy để thực hiện thành cơng đòi hỏi phải có các tiêu thức và kỹ thuật để phân tách thịtrường thành những đoạn phù hợp với nhu cầu của khách hàng từ đó có thể lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp.Thứ hai: Việc phân đoạn thị trường cho phép doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh với những nguồn lực hạn chế, vì nó khơng đòi hỏiphải sản xuất đại trà, phân phối rộng khắp và quảng cáo rầm rộ. Việc phân đoạn thị trường có thể giúp một doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh thành công với mộtdoanh nghiệp lớn Thứ ba : Các quyết định được đưa ra dựa trên kết quả phânđoạn thị trường là các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách của Marketing-mix: sản phẩm, giá cả, phân phối và khuếch trương.Tóm lại, việc phân đoạn thị trường là chìa khố để cho cung phù hợp với cầu. Phân đoạn thị trường thường thấy được những biến động lớn và đột ngộtcủa nhu cầu thị trường thường mà chúng ta có thể ước đốn để điều tiết cung. Cung phù hợp với cầu sẽ làm tối thiểu hoá số lượng hàng thiếu, nhờ vậy sẽ phụcvụ khách hàng được tốt hơn.Lựa chọn thị trường mục tiêuThị trường mục tiêu là thị trường tập trung lượng cầu lớn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt nhất, đồng thời có những lợi thế về cạnh tranh để đạtđược những mục tiêu đã định. Sau khi phân tích cơ hội của mình, cơng ty sẵn sàng nghiên cứu và lựa chọnthị trường mục tiêu. Họ cần phải biết cách đo lường và dự báo mức độ hấp dẫn của thị trường nhất định. Việc này đòi hỏi phải ước tính quy mơ chung của thịtrường, mức tăng trưởng, khả năng sinh lời và rủi ro. Người làm Marketing phải nắm vững phương pháp chính để định lượng được tiềm năng của thị trường vàdự báo nhu cầu có khả năng thanh tốn trong tương lai. Kết quả định lượng và dự báo về thị trường trở thành đầu vào mấu chốt để quyết định tập trung vào thịtrường và sản phẩm mới nào. Marketing hiện đại đòi hỏi phải phân đoạn thị trường-đánh giá chúng-lựa chọn và tập chung vào nhưng khúc thị trường nào màcơng ty có thể phục vụ tốt nhất.Định vị sản phẩm trên thị trường:Sau khi đã phân đoạn thị trường để các doanh nghiệp có thể nhằm vào các đoạn thị trường khác nhau nhất định, bước tiếp theo là tìm ra các loại sản phẩmmà người tiêu dùng mong muốn. Định vị sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhằm mục đích này. Nó đòi hỏi sản phẩm của doanh nghiệp phải có các tiêu chuẩn chủyếu để phân biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, phải xác định được sản phẩm của doanh nghiệp mình có khả năng cạnh tranh nhất trên phân đoạnthị trường nào, hoặc tìm kiếm các phân đoạn thị trường còn trống chưa được phục vụ.Việc định vị sản phẩm trên thị trường đòi hỏi phải có những nỗ lực tiếp thị để sao cho trong tâm trí của khách hàng ln mong muốn có được sản phẩm củadoanh nghiệp để thoả mãn nhu cầu.v.v...

III. NỘI DUNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH  MARKETINGCHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH MARKETING
    • 46
    • 1,640
    • 0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(282.5 KB) - CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH MARKETING-46 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thị Trường Tư Liệu Sản Xuất Là Gì