Nghiên Cứu Tính đa Dạng Nguồn Gen Di Truyền Và Thành Phần Hóa ...

Truy cập nội dung luôn Điều tra cơ bản Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen di truyền và thành phần hóa học của một số loài lá kim ở Tây Nguyên: triển vọng tìm kiếm các chất có hoạt tính sinh học cao trong điều trị bệnh ung thư 27/12/2013 Theo kết quả điều tra của các nhà thực vật Việt Nam, ở Tây Nguyên có 15 loài lá kim, trong đó nhiều loài có giá trị dươc liệu cao. Tuy nhiên mới chỉ có loài Thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana) được nghiên cứu tương đối kỹ, các loài khác chưa từng được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học, ở nước ta cũng như trên thế giới. Trong khi đó một số loài đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Vì vậy, cần xây dựng chiến lược khai thác, bảo tồn và phát triển bền vững tính đa dạng nguồn gen của các loại lá kim tại Tây Nguyên, đồng thời phát hiện, nâng cao giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên bản địa ở Tây Nguyên. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chung đó, các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam triển khai đề tài TN3/T15 “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen di truyền và thành phần hóa học một số loài lá kim ở Tây Nguyên, đề xuất giải pháp bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững” (thời gian thực hiện từ 11/2012 - 10/2015), với một số nội dung nghiên cứu chính sau đây:

  • Phân tích DNA, xác định trình tự nucleotide đặc trưng cho 15 loài lá kim có ở Tây Nguyên;
  • Đánh giá hiện trạng cấu trúc quần thể, nghiên cứu tính đa dạng di truyền nguồn gen ở mức độ phân tử và xác định các nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng đó của 7 loài lá kim quý hiếm (thuộc họ Thông, Kim giao, Hoàng đàn và Đỉnh tùng) bị đe dọa tuyệt chủng ở Tây Nguyên;
  • Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cho 2 loài lá kim chọn lọc (cây Đỉnh tùng và cây Thông lá dẹt);
  • Trên cơ sở các kết quả thu được, đề xuất giải pháp bảo tồn, sử dụng, khai thác và phát triển bền vững cho các loài này ở Tây Nguyên; đồng thời xây dựng các bộ mẫu tiêu bản khô để lưu trữ và trưng bày tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Bảo tàng Thiên nhiên Tây Nguyên.

DinhThiPhong anh 1mDinhThiPhong anh 2Thực địa điều tra và thu mẫu tại các tỉnh Tây Nguyên

Trong một năm triển khai đề tài (11/2012 - 10/2013), nhóm nghiên cứu đã thu được 1500 mẫu lá/vỏ/rễ để phân tích DNA của 15 loài lá kim có ở Tây Nguyên và tiến hành phân tích thành phần hóa học của một số loài (Đỉnh tùng, Kim giao núi đất, Thông lá dẹt…). Kết quả sàng lọc hoạt tính sinh học tách chiết là từ lá cây Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii) và vỏ rễ cây Thông lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte) cho thấy:

  • Đối với cây Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii Hook.f.): Từ lá cây Đỉnh tùng đã phân lập được 3 hợp chất ancaloid (ký hiệu là TN1, TN2 và TN3). Trong đó chất TN3 có hàm lượng khá cao (chiếm 0,04% so với mẫu khô). Từ vỏ cây Đỉnh tùng đã phân lập được 2 ancaloid (ký hiệu là TN4 và TN5) sạch với lượng khá cao. Đặc biệt chất TN4 có hàm lượng lớn (chiếm 0,64% so với mẫu khô), trong khi đó ở lá không thấy chất này. Chất TN5 chiếm 0,24% so với lượng mẫu khô. Dựa vào các số liệu phổ, các nhà khoa học đã chứng minh được chất TN5 có cấu trúc giống chất TN3. Các chất TN1, TN2 đang được xác định cấu trúc hóa học.
  • Đối với cây Thông lá dẹt (Pinus krempfii): từ vỏ rễ cây Thông lá dẹt thu tại Lâm Đồng đã phân lập và xác định được cấu trúc của 6 flavonoid (trong đó, chất galangin lần đầu tiên được phân lập từ loài cây này). Kết quả thử nghiệm cho thấy hai chất galangin và cryptostrobin có hoạt tính sinh học gây độc đối với 2 dòng tế bào ung thư là ung thư biểu mô da (Epidermoid carcinoma-KB) và ung thư gan (Hepatocellular carcinoma-HepG2). Và duy nhất chỉ có chất galangin là có tác động chống oxy hóa bởi phương pháp quét góc tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) của chất thử với ngưỡng gây chết EC50 = 122.62 μg/ml.
DinhThiPhong cay dinh tungDinhThiPhong caythong
Cây Đỉnh Tùng(Khu vực Núi Voi, Đức Trọng, Lâm Đồng)Cây Thông lông gà (VQG Chư Yang Sin, Đắk Lắk)

Các kết quả ban đầu trên là tiền đề hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc tìm kiếm hoạt chất mới có hoạt tính sinh học cao từ các loài cây lá kim ở Tây Nguyên để điều trị một số bệnh nan y, đặc biệt là bệnh ung thư.

Nguồn tin: PGS.TS. Đinh Thị PhòngBảo tàng Thiên nhiên Việt NamChủ nhiệm Đề tài TN3/T15Xử lý tin: Bích Diệp

Tweet Tags: Điều tra đa dạng sinh học, đánh giá tiềm năng hoạt chất sinh học của ngành Rêu tản (marchantiophyta) và ngành Rêu sừng (anthocerotophyta) ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam 25/06/2021 Đánh giá khả năng di thực cây quinoa (Chenepodium Quinoa Willd) phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị 24/04/2018 Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững các loài động vật có xương sống trên cạn có giá trị khoa học và kinh tế ở quần đảo Cù Lao Chàm 06/04/2018 Nghiên cứu đa dạng sinh học và đánh giá tiềm năng sử dụng nhóm côn trùng xã hội cánh màng ở vùng núi đá vôi thuộc Đông Bắc Việt Nam 22/03/2017 Nghiệm thu đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình Tây Nguyên 3: “Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn các tỉnh Tây Nguyên và đề xuất phương án quy hoạch, xử lý và quản lý chất thải rắn phù hợp đến năm 2020” 04/11/2015
CÁC BÀI XEM NHIỀU NHẤT

Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHCNVN hưởng ứng Chiến dịch mùa hè xanh và Kỳ nghỉ hồng năm 2024

Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHCNVN chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có hiệu lực trong tháng 9 năm 2024

ĐỀ TÀI NỔI BẬT

Nghiên cứu về nhóm côn trùng gây hại và côn trùng tác nhân kiểm soát sinh học bộ cánh nửa (Insecta: Hemiptera) của Việt Nam và Hàn Quốc

Nghiên cứu liên ngành về lý thuyết kỳ dị, sắp xếp các siêu phẳng và đa tạp 3,4 chiều

Nghiên cứu khai thác, phát triển một số loài Lan có giá trị kinh tế cao của Tây Nguyên trên cơ sở ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED và các chế phẩm sinh học

Từ khóa » Nguyên Lý Gen Di Truyền