Nghiên Cứu ứng Dụng Giải Pháp Công Nghệ đê Trụ Rỗng Tiêu Sóng ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kiến trúc - Xây dựng
  4. >>
  5. Công trình giao thông, thủy lợi
Nghiên cứu ứng dụng giải pháp công nghệ đê trụ rỗng tiêu sóng gây bồi chống sạt lở đê biển việt nam áp dụng đối với xã khánh bình tây, huyện trần văn thời, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.21 MB, 89 trang )

LỜI CAM ĐOANTên đề tài luận văn: “Nghiên cứu ứng dụng giải pháp công nghệ đê trụ rỗng tiêusóng gây bồi chống sạt lở đê biển Việt Nam áp dụng đối với xã Khánh Bình Tây,huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau”Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫnkhoa học của TS. Trần Văn Thái. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong Luận vănnày là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệutrong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giảthu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra,trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giảkhác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện cóbất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn củamình.Hà Nội, ngàytháng 04 năm 2017Học viên cao họcNguyễn Duy NgọciLỜI CÁM ƠNTrong suốt những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Thủy Lợi dưới tưcách là sinh viên và giờ đây là một học viên cao học tôi đã nhận được nhiều kiến thứcbổ ích, bổ trợ cho bản thân trong không những công việc mà còn cả trong cuộc sống.Luận văn này được thực hiện dưới sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Để hoàn thànhđược luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhânvà tập thể.Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Văn Thái đã hướng dẫn tôithực hiện luận văn của mình.Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôinhững kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học và sauđại học, Trường Đại học Thủy Lợi đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, Ban lãnh đạo đơn vị công tác, các đồngnghiệp, bạn bè, tập thể lớp Cao học 23C11 những người đã luôn bên cạnh, sát cánh,động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn của mình./...Hà Nội, ngàytháng 04 năm 2017Học viên cao họcNguyễn Duy NgọciiMỤC LỤCMỞ ĐẦU .........................................................................................................................11. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................12. Mục đích của đề tài..............................................................................................33. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..........................................................34. Kết quả dự kiến đạt được.....................................................................................4CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................51.1. Tổng quan giải pháp đê chắn sóng xa bờ trên thế giới. ........................................51.1.1. Đê chắn sóng xa bờ mặt cắt bằng đá hộc tại Anh .........................................51.1.2. Đê chắn sóng xa bờ mặt cắt bằng đá hộc kết hợp Tetrapode ........................61.1.3. Đê chắn sóng xa bờ bằng công nghệ Geotube ..............................................61.1.4. Đê tiêu sóng dạng Reefs ball .........................................................................71.1.5. Đê tiêu sóng dạng WaveBlock .......................................................................81.1.6. Đê tiêu sóng dạng BeachSaver ......................................................................91.1.7. Đê tiêu sóng dạng nấm ..................................................................................91.2. Tổng quan đê chắn sóng xa bờ trong nước ........................................................101.2.1. Đê chắn sóng xa bờ kết cấu Tetrapode tại Nam Định .................................101.2.2. Đê chắn sóng xa bờ mặt cắt đá hộc lõi cát tại Trà Vinh..............................111.2.3. Đê chắn sóng xa bờ tại Quảng Ngãi ............................................................111.3. Tổng quan giải pháp bảo vệ bờ bằng đê trụ rỗng bán nguyệt ............................121.3.1. Đê bán nguyệt tại cảng Nhật Bản ................................................................121.3.2. Đê bán nguyệt tại Dương Tử Trung Quốc ..................................................131.3.3. Đê bán nguyệt tại Lưu Hải Trung Quốc ......................................................141.4. Tổng quan giải pháp bảo vệ bờ biển đang áp dụng tại tỉnh Cà Mau ..................141.4.1. Bảo vệ bờ biển bằng kè bằng cây gỗ địa phương (dừa, tràm, bạch đàn,…)...............................................................................................................................151.4.2. Bảo vệ bờ biển bằng kè rọ đá ......................................................................161.4.3. Đê chắn sóng xa bờ được đóng 2 hàng cọc bê tông li tâm .........................171.4.4. Kè bằng hàng rào tre...................................................................................181.5. Vấn đề cần nghiên cứu .......................................................................................181.6. Kết luận chương I ...............................................................................................19CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT KẾT CẤU VÀ TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH ĐÊ TRỤ RỖNG.......................................................................................................................................20iii2.1. Đặt vấn đề - ý tưởng nghiên cứu ........................................................................ 202.1.2. Nguyên lý đê trụ rỗng – tiêu sóng ............................................................... 212.1.3. Tổng kết các kết quả nghiên cứu về đê trụ rỗng bán nguyệt ...................... 222.2. Giải pháp đê trụ rỗng .......................................................................................... 242.2.1. Các hình thức kết cấu đê trụ rỗng kín không thấm ..................................... 242.2.2. Các hình thức kết cấu đê trụ rỗng có lỗ trên thân ...................................... 262.2.3. Lựa chọn kết cấu phù hợp ........................................................................... 282.3. Nghiên cứu tính toán ổn định đê trụ rỗng trên nền đất yếu................................ 302.3.1. Các đặc trưng và các chỉ tiêu nền đất yếu .................................................. 302.3.2. Các lực tác dụng lên kết cấu đê trụ rỗng .................................................... 312.3.3. Tính toán ổn định đê trụ rỗng ..................................................................... 322.4. Các giải pháp tăng cường ổn định đê ................................................................. 342.4.1. Giải pháp kết cấu thân đê trụ rỗng ............................................................. 342.4.2. Giải pháp gia cố thượng hạ lưu .................................................................. 352.5. Kết luận chương 2 .............................................................................................. 36CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG CHO CÔNG TRÌNH THUỘC Xà KHÁNH BÌNHTÂY, HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU ............................................... 373.1. Tên công trình .................................................................................................... 373.2. Mục tiêu công trình. ........................................................................................... 373.3. Các hạng mục công trình. ................................................................................... 373.4. Vị trí khu vực nghiên cứu................................................................................... 373.4.2. Điều kiện địa hình ....................................................................................... 383.4.3. Điều kiện địa chất ....................................................................................... 383.4.4. Đặc trưng cơ lý đất nền ............................................................................... 393.4.5. Đặc điểm khí tượng thủy văn ...................................................................... 403.5. Thiết kế mặt cắt ngang đê .................................................................................. 423.5.1. Cấp công trình và tần suất thiết kế ............................................................. 423.5.2. Điều kiện biên tính toán .............................................................................. 433.5.3. Tính sóng thiết kế ........................................................................................ 443.5.4. Tính cao trình đỉnh đê [3] ........................................................................... 473.5.5. Tính gia cố chân [1] .................................................................................... 473.6. Tính toán ổn định đê trụ rỗng ............................................................................. 493.6.1. Thông số tính ổn định đê trụ rỗng ............................................................... 493.6.2. Tải trọng do sóng tác dụng [1] ................................................................... 503.6.3. Áp lực đất bị động ....................................................................................... 51iv3.6.4. Tổng hợp các lực tác dụng lên kết cấu [5] .................................................523.6.5. Kiểm tra ổn định kết cấu bằng phần mềm ANSYS version 16.....................543.6.6. Kiểm tra ổn định chung [4] .........................................................................613.6.7. Kiểm tra ứng suất nền [4] ...........................................................................613.6.8. Kiểm tra ổn định trượt hỗn hợp [4] ............................................................623.7. Phương án bố trí tổng thể, kết cấu đê trụ rỗng ...................................................643.7.1. Bố trí tổng thể tuyến đê ...............................................................................643.7.2. Kết cấu đơn nguyên đê ................................................................................653.7.3. Mặt bằng điển hình một đoạn đê .................................................................663.8. Phương án xử lý nền móng công trình ...............................................................673.9. Phương án thi công công trình ...........................................................................673.9.1. Tính toán phương án cẩu lắp. ......................................................................673.9.2. Quy trình trình thi công. ..............................................................................713.10. Kết luận chương 3 ............................................................................................72KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................73KẾT LUẬN ..............................................................................................................73KIẾN NGHỊ .............................................................................................................73I. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ..............................................................75PHỤ LỤC TÍNH TOÁN .............................................................................................76vDANH MỤC CÁC HÌNH ẢNHHình 1 - 1: Đê chắn sóng ngoài khơi tại Elmer, West Sussex .................................... 6Hình 1 - 2: Đê chắn sóng ngoài khơi tại bờ biển Alexandria ...................................... 6Hình 1 - 3: Đê chắn sóng xa bờ bằng ống vải địa kĩ thuật Geotube tại Hà Lan ......... 7Hình 1 - 4: Kết cấu các khối Reefs ball ...................................................................... 8Hình 1 - 5: Kết cấu các khối WaveBlock .................................................................... 8Hình 1 - 6: Kết cấu các khối BeachSaver ................................................................... 9Hình 1 - 7: Kết cấu tiêu sóng dạng nấm .................................................................... 10Hình 1 - 9: Đê chắn sóng xa bờ tại Trà Vinh ............................................................ 11Hình 1 - 10: Đê chắn sóng xa bờ tại Quảng Ngãi ..................................................... 12Hình 1 - 11: Đê tiêu sóng dạng bán nguyệt tại cảng Miyazaki Nhật Bản ................. 12Hình 1 - 12: Đê tiêu sóng dạng bán nguyệt tại Dương Tử Trung Quốc ................... 13Hình 1 - 13: Đê tiêu sóng dạng bán nguyệt tại Lưu Hải Trung Quốc ....................... 14Hình 1 - 14: Kè bằng cừ tràm .................................................................................... 15Hình 1 - 15: Bố trí kè rọ đá ....................................................................................... 16Hình 2 - 1: Sóng tác dụng lên tường đứng ................................................................ 20Hình 2 - 2: Các thông số trong mặt cắt đê ................................................................. 22Hình 2 - 3: Đê trụ rỗng dạng vòm không thấm ......................................................... 24Hình 2 - 4: Kết cấu đê trụ rỗng kín, tường đỉnh phía trên hoặc tường đứng phía dưới................................................................................................................................... 25Hình 2 - 6: Kết cấu đê trụ rỗng có bố trí lỗ phía biển ............................................... 26Hình 2 - 7: Kết cấu đê trụ rỗng có bố trí lỗ trên toàn bộ mặt cong ........................... 27Hình 2 - 8: Mặt bằng kết cấu đê trụ rỗng .................................................................. 29Hình 2 - 9: Cắt ngang kết cấu .................................................................................... 29Hình 2 - 10: Mặt cắt điển hình tuyến đê.................................................................... 30Hình 2 - 11: Sơ đồ lực tác dụng lên kết cấu .............................................................. 31Hình 2 - 12: Mặt bằng kết cấu đê trụ rỗng ................................................................ 34viHình 2 - 13: Cắt ngang kết cấu ..................................................................................35Hình 2 - 15: Cắt ngang gia cố thượng hạ lưu ............................................................36Hình 3 - 1: Vị trí công trình .......................................................................................38Hình 3 - 2: Khu vực tính tham số sóng nước sâu ......................................................44Hình 3 - 3: Vị trí mặt cắt tính toán ............................................................................46Hình 3 - 4: Sơ đồ hiệu chỉnh áp lực ...........................................................................50Hình 3 - 5: Sơ đồ lực tác dụng lên đê trụ rỗng ..........................................................52Hình 3 - 6: Mô hình hóa kết cấu ................................................................................55Hình 3 - 7: Mô hình hóa kết cấu làm việc có gia cố đá thượng hạ lưu .....................56Hình 3 - 8: Chuyển vị theo phương X .......................................................................56Hình 3 - 9: Ứng suất chính thứ nhất ..........................................................................57Hình 3 - 10: Ứng suất Von Mises..............................................................................57viiDANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 3 - 1: Chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của các lớp đất . Error! Bookmark not defined.Bảng 3 - 2: Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm (Trạm Cà Mau) .............. Error!Bookmark not defined.Bảng 3 - 3: : Bảng đặc trưng độ ẩm vùng công trình ..............Error! Bookmark notdefined.Bảng 3 - 4: Kết quả tính sóng nước sâu .................... Error! Bookmark not defined.Bảng 3 - 5: Tổng hợp kết quả tính từ 4 mặt cắt......... Error! Bookmark not defined.Bảng 3 - 6: Hệ số chiều cao đỉnh tương đương ......... Error! Bookmark not defined.Bảng 3 - 7: Kết quả tính khối lượng đá bảo vệ chân . Error! Bookmark not defined.Bảng 3 - 8: Tổng hợp kết quả tính tải trọng sóng ..... Error! Bookmark not defined.viiiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮChữ viết tắtDiễn giảiĐHTLĐại học Thủy lợiCKTSCấu kiện tiêu sóngĐTRĐê trụ rỗngBĐKHBiến đổi khí hậuMNTKMực nước thiết kếMNTBMực nước trung bìnhixMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiNhững năm gần đây tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp và theo chiều hướngngày càng bất lợi hơn. Vùng biển phía Tây của tỉnh Cà Mau triều cường thường xuyêndâng cao, kết hợp mưa, dông và sóng với cường độ mạnh đã phá hủy làm mất đi diệntích rất lớn rừng phòng hộ. Một số nơi, rừng phòng hộ không còn, sóng biển tác độngtrực tiếp vào thân đê, làm sạt lở rất nghiêm trọng hệ thống đê biển Tây, gây rất nhiềukhó khăn, tốn kém trong việc xử lý khắc phục cũng như ảnh hưởng rất lớn đến sảnxuất, sinh hoạt của nhân dân. Trước sự tàn phá của sóng biển, hàng loạt nhà cửa, đấtđai sản xuất, rừng phòng hộ và thậm chí một số công trình đê kè cũng bị sóng biểncuốn trôi.Theo thống kê của tỉnh Cà Mau, tổng chiều dài sạt lở ven biển ở tỉnh đã trên 40km,trong đó có 4 khu vực sạt lở nguy hiểm dài trên 17km thuộc các khu vực đê biển Tây;cửa biển Gành Hào, huyện Đầm Dơi; khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau và bãi biểnKhai Long. Mức độ sạt lở trong 5 năm qua, có nơi biển đã ăn sâu đất liền hơn 100m.Điển hình, huyện U Minh có đường bờ biển dài khoảng 35km, nhưng phần lớn diệntích rừng ven biển ở đây đã bị sóng biển Tây vốn bình lặng xóa sổ. Có nơi biển lấn sâuvào đất liền gần 1km. Phần lớn nhà dân ở xã Khánh Tiến sống ven rừng phòng hộtrước kia nay phải di dời vào sâu trong đất liền để tránh thiên tai và sóng biển nuốt mấtnhà…Năm 2014, thời tiết đã có dấu hiệu cực đoan, vào các tháng đầu năm đã liên tục xuấthiện những đợt thủy triều dâng cao, kèm theo sóng to tiếp tục gây sạt lở cho khu vựcnày. Trước tình hình trên, Chi cục Thủy lợi đã chỉ đạo cho Hạt Quản lý Đê điều phảiluôn túc trực, bám sát địa bàn, theo dõi mọi diễn biến bất lợi của thời tiết, kiểm tra,giám sát chặt chẽ các tuyến kè bảo vệ tuyến đê biển Tây đã và đang được triển khaithực hiện để có giải pháp ứng phó kịp thời. Hiện nay, qua kiểm tra, khảo sát trên toàntuyến đã phát hiện một số vị trí có nguy cơ sạt lở rất cao (đai rừng còn rất mỏng, cónơi chỉ còn khoảng 15÷ 20m), nếu không được xử lý sớm sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệtlà sạt lở tại đoạn từ Kênh Mới đến Kênh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần VănThời, với tổng chiều dài sạt lở 140m.1Thời gian gần đây, biển Tây của Cà Mau luôn luôn động, gió cấp 7, cấp 8. Sóng to giólớn đã làm sụp lở nhiều đai rừng phòng hộ biển Tây. Chỉ từ năm 2007 trở lại đây có40.600m bị sạt lở khá nghiêm trọng, trong đó sạt lở đặc biệt nghiêm trọng gồm có 04đoạn, với tổng chiều dài 16.975km. Qua khảo sát trong năm 2014 hiện có khoảng15km chiều dài với đai rừng chỉ còn từ 30 - 80m (đoạn từ Hương Mai đến Tiểu Dừa)nếu không có giải pháp khắc phục thì chỉ vài năm sau các đoạn này sẽ không còn rừngphòng hộ. Dưới tác động của BĐKH, rừng phòng hộ đê biển Tây có nguy cơ biến mấthoàn toànTình hình sạt lở điểm cách cấu kiện Kênh Tình hình sạt lở phá hủy rừng phòng hộMới về ấp Kênh Hòn khoảng 300mNgoài ra, hiện nay rừng ngập mặn Cà Mau đã được đưa vào khu dự trữ sinh quyển thếgiới, vì vậy, vấn đề trồng rừng và xúc tiến tái sinh rừng ngoài việc bảo vệ bờ biển cònlàm tăng thêm diện tích rừng, bảo vệ duy trì tính đa dạng sinh học cho khu sinh quyểnđã được UNESCO công nhận.Bằng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Cà Mau đã xây dựng một tuyến kè dùngcọc bê tông ly tâm đóng xuống biển cách bờ khoảng 100m để tạo bãi bồi trồng rừngtrở lại dài trên 4,4km. Cách làm này là có hiệu quả nhằm tái tạo rừng, chống sạt lở,nhưng suất đầu tư vẫn còn khá cao.2Kè cọc ly tâmKè rọ đáĐể khắc phục tình trạng trên, một mặt cần tiếp tục nghiên cứu các giải pháp bảo vệchống xói lở bờ biển , khôi phục lại rừng ngập mặn, mặt khác cần nghiên cứu phươngán giảm chí phí xây dựng công trình.Vì vậy để nâng cao hiệu quả và giảm giá thành cho các công trình bảo vệ bờ, gây bồichống sạt lở bờ biển cần đề xuất những giải pháp kết cấu phù hợp hơn.Trên cơ sở đó học viên chọn Luận văn “Nghiên cứu ứng dụng giải pháp công nghệđê trụ rỗng tiêu sóng gây bồi chống sạt lở đê biển Việt Nam áp dụng đối với xãKhánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau”2. Mục đích của đề tàiĐề xuất và lựa chọn giải pháp kết cấu, tính toán ổn định cho đê trụ rỗng tiêu giảm sóngáp dụng cho xã Khánh Bình Tây huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu:Về lý thuyết:Tổng kết và kế thừa những kết quả nghiên cứu thủy động học lên các dạng kết cấu tiêusóng đã được công bố .Sừ dụng các tiêu chuẩn hiện hành trong và ngoài nước để tính toán cho kết cấu đềxuất.3Lấy ý kiến các chuyên gia: quá trình nghiên cứu cần thiết phải lấy ý kiến các chuyêngia chuyên ngành.3.2. Phương pháp nghiên cứu:* Phương pháp nghiên cứu công trình thực tiễn:- Quan sát kết hợp tổng quan các công trình thực tế- Phương pháp hệ thống điều tra thực địa;- Phương pháp chuyên gia* Phương pháp lý thuyết- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyêt tổng quan4. Kết quả dự kiến đạt đượcĐề xuất và lựa chọn giải pháp kết cấu, tính toán ổn định cho đê trụ rỗng.Tính toán thiết kế cụ thể cho một công trình thực tế;Sơ bộ đề xuất quy trình và biện pháp thi công đê trụ rỗng.4CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Tổng quan giải pháp đê chắn sóng xa bờ trên thế giới.Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiệnrõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượngthời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đếnsự đe dọa phá hủy sự ổn đỉnh của hàng triệu triệu Km bờ biển trên khắp hành tinh, pháhủy và nhấn chìm hàng triệu km2 các dải đất đồng bằng phì nhiêu dọc các bờ biển.Đứng trước tình hình đó rất nhiều các giải pháp công trình bảo vệ bờ biển được nghiêncứu thi công để bảo vệ bờ biển trong đó các giải pháp đê chắn sóng , giảm sóng xà bờlà một lựa chọn nhằm chủ động ứng phó với tác động xấu của sóng biển trước khisóng tác động trực tiếp vào bờ.1.1.1. Đê chắn sóng xa bờ mặt cắt bằng đá hộc tại AnhHình 1 - 1: Đê chắn sóng ngoài khơi tại Elmer, West Sussex Bờ biển Elmer nằm ở phía nam của vương quốc Anh, là một đoạn bờ biển thẳng, nằmgiữa Bognor Regis và Littlehampton. Elmer nằm trong vùng bán nhật triều. Mực nướctriều trung bình cao là khoảng 5,3 m, Mực nước triều chân triều thấp nhất là 2,9 m.Đỉnh triều lớn nhất có thể lên tới 6m. Khoảng 30 cm trên bề mặt đáy, vận tốc triều tốiđa là 1m/s (trong thời kỳ triều cường), dòng triều theo hướng Đông Tây ở khu vựcngoài khơi. Một hệ thống gồm 8 đê chắn sóng song song với đường bờ được xây dựngtừ năm 1991-1993, khu vực giữa hệ thống công trình này và bờ biển là các bãi trầmtích. 8 đê chắn sóng có kích thước khác nhau do phụ thuộc vào vị trí xây dựng chúng.5Hệ thống công trình đê chắn sóng này nổi khi thủy triều thấp và ở trạng thái bán ngậpkhi thủy triều cao. Sau khi xây dựng hệ thống này, đã không những hạn chế được xóilở bờ biển mà còn hình thành các bãi cát được nuôi dưỡng ở phía sau đê.1.1.2. Đê chắn sóng xa bờ mặt cắt bằng đá hộc kết hợp TetrapodeHình 1 - 2: Đê chắn sóng ngoài khơi tại Elmer, West SussexVới mục đích bảo vệ bờ và giảm thiểu xói lở, một hệ thống đê xa bờ đã được xây dựngdọc theo phần phía Đông của bờ biển Alexandria. Hệ thống đê này gồm: một đê ngầmchính và hai phân đoạn đê ở hai bên, khoảng cách từ hệ thống công trình tới bờ biểnkhoảng 150m-300m. Tổng chiều dài của đê ngầm là khoảng 3000 mét, được xây dựngtrong khu vực có phạm vi độ sâu mực nước biển từ 2,5-8,5 m. Bề rộng đỉnh đê là 36mtrong khu vực có độ sâu 3÷5m, và đỉnh đê rộng 46 m ở khu vực có độ sâu 8,5m. Cácphân đoạn đê này có cao trình đỉnh thấp hơn mực nước biển thấp nhất là 0,5m – đây làkhoảng cách tối thiểu đảm bảo tính hiệu quả của đê ngầm và đảm bảo tốt nhất việc lưuthông dòng chảy với vùng được đê ngầm bảo vệ. Đê được bảo vệ ở cả mái phía biểnvà mái phía bờ, vật liệu bảo vệ chủ yếu là đá tự nhiên có khối lượng 10÷300kg và cấukiện Tetrapode. Độ dốc mái đê phía biển và phía bờ là 1:2; 1:3; 1:5 để đảm bảo tính ổnđịnh của công trình chắn sóng. Tại khu vực có độ sâu 3÷5m, mái phía biển bố trí 2 hailớp Tetrapod nặng 3 tấn, mái phía bờ bảo vệ bởi khối bê tông nặng 5 tấn. Trong khuvực độ sâu 8,5 mét, mái phía biển được bảo vệ bởi cấu kiện Tetrapod nặng 5 tấn và hailớp bê tông đá.1.1.3. Đê chắn sóng xa bờ bằng công nghệ GeotubeCông nghệ Geotube được chứng minh là phương pháp hiệu quả giúp kiềm chế nănglượng của sóng biển. Các ông Geotube và túi cát Geobag được may từ vải địa kỹ thuật6đặc biệt thích hợp cho các ứng dụng trên biển và cửa sông với chi phí thấp. Công nghệGeotube đã được kiểm chứng là biện pháp hữu hiệu bảo vệ bờ biển chống lại xói lởgây ra do tác động của bão và áp thấp nhiệt đới. Quy trình thi công khá đơn giản, cácống địa kỹ thuật được may từ loại vải địa kỹ thuật đặc biệt, lấp đầy bằng cát biển vàchôn dọc theo bờ biển tạo thành một tuyến đê mềm. Xói lở bờ biển, dịch chuyển vàtích tụ cát đến những nơi không mong muốn do tác động của sóng biển và thủy triều từlâu đã gây nên nhiều rắc rối cho người dân ở ven biển. Để giải quyết vấn đề này, ngườita đã cho lắp đặt các ống đê mềm Geotube ở ngoài khơi để phá năng lượng sóng biển.Vị trí và kích thước của đê phá sóng sẽ được tính toán kỹ lưỡng cho phép bãi cát dầndần được bồi đắp.Hình 1 - 3: Đê chắn sóng xa bờ bằng ống vải địa kĩ thuật Geotube tại Hà Lan1.1.4. Đê tiêu sóng dạng Reefs ballƯu điểm lớn nhất khi sử dụng kết cấu Reefs ball bảo vệ bờ biển là tính linh hoạt củagiải pháp này. Kết cấu bố trí lỗ trên thân nhằm tiêu một phần năng lượng sóng khi cácđường dòng đi qua kết cấu thông qua các lỗ bố trí trên thân. Hơn thế nữa khi sử dụngđê với kết cấu dạng này rất thân thiện với môi trường sinh thái.7Hình 1 - 4: Kết cấu các khối Reefs ball1.1.5. Đê tiêu sóng dạng WaveBlockKết cấu gồm hệ thống cột đứng bố trí xen kẽ kết nối bằng các tầng bê tông thi côngđúc sẵn. Kết cấu cho phép sóng luồn qua tách thành các đường dòng va chạm triệt tiêunăng lượng lẫn nhau.Hình 1 - 5: Kết cấu các khối WaveBlockƯu điểm:- Thi công đúc sẵn lắp ghép nên tốc độ thi công nhanh, hiệu quả tiêu sóng tốtNhược điểm:-Diện tích tiếp xúc chân và nền cấu kiện bé nên kém ổn định.- Sóng tác động trực diện lên kết cấu theo phương vuông góc nên lực tác động lên kếtcấu lớn.81.1.6. Đê tiêu sóng dạng BeachSaverHình 1 - 6: Kết cấu các khối BeachSaverKết cấu cho phép sóng truyền qua va chạm với các dòng vuông góc khi sóng xuyênqua các lỗ bố trí trên thân làm triệt tiêu một phần năng lượng sóng.Ưu điểm:- Thi công đúc sẵn lắp ghép nên tốc độ thi công nhanh, hiệu quả tiêu sóng tốtNhược điểm:-Kết cấu nặng nề, độ dày lớn.- Chỉ tận dụng được một phần năng lượng sóng phản xạ phía sau đê thông qua lỗ bốtrí trên thân để tiêu sóng vì vậy hiệu quả giảm sóng thấp .1.1.7. Đê tiêu sóng dạng nấmKết cấu cho phép sóng truyền qua va chạm với các dòng khi sóng xuyên qua các lỗ bốtrí trên thân làm triệt tiêu một phần năng lượng sóng.Ưu điểm: Hiệu quả giảm sóng tốt.Nhược điểm:- Các kết cấu riêng biệt không có sự liên kết với nhau- Lực sóng lên cấu kiện lớn do hướng tác động trực diện lên kết cấu9.Hình 1 - 7: Kết cấu tiêu sóng dạng nấm1.2. Tổng quan đê chắn sóng xa bờ trong nướcVới đường bờ biển dài chịu tác động thường xuyên của bão gió, các phương án xâydựng đê chắn sóng xa bờ đã được đầu tư nhiều dọc bờ biển Việt Nam nhằm chủ độnggiảm tác động xấu của sóng tới bờ biển.1.2.1. Đê chắn sóng xa bờ kết cấu Tetrapode tại Nam ĐịnhTại Quất Lâm (huyện Giao Thủy) Nam Định đã đầu tưu xây dựng tuyến đê chắn sóngxa bờ kết hợp với kè mỏ hàn tạo thành hình chữ T, từng phân đoạn này phân bố trảidài trên 5km bờ biển nhằm bảo vệ cho tuyến đê kiên cố phía trong. Kêt cấu đê chắnsóng bằng các khối Tetrapode nặng từ 5 - 10 tấn. Tetrapode xếp thành 3 hàng , cácchân cấu kiện đan xen ngược xuôi liên kết với nhau.Hình 1 - 8: Kết cấu đê tiêu sóng bảo vệ đê chính tại Nam Định101.2.2. Đê chắn sóng xa bờ mặt cắt đá hộc lõi cát tại Trà VinhDự án xây dựng 2,4 km đê chắn sóng ngăn cát với cao trình đỉnh đạt +5.7 tại luồngcửa ra sông Hậu đã được xây dựng hoàn thành, tác dụng của tuyến đê là ngăn sóng tácđộng vào luồng tàu từ biển váo sông. Ngăn sự bồi tụ bùn cát vào luồng tàu do cácdòng vận chuyển bùn cát ven bờ. Mặt cắt kết cấu đê được thiết kế biên dạng hìnhthang,lõi phía trong bằng cát đắp, phía ngoài được bảo vệ bằng đá hộc.Hình 1 - 9: Đê chắn sóng xa bờ tại Trà Vinh1.2.3. Đê chắn sóng xa bờ tại Quảng NgãiĐê chắn sóng có chiều dài 1,6km, rộng trung bình 15m, chiều cao 10m so với mựcnước biển, có tổng mức dự toán 1.500 tỷ đồng. Khởi công từ tháng 10-2006, đến khihoàn thành công trình này, nhà thầu Van Oord và Cty Lũng Lô đã đổ gần 2 triệu m3 đáxuống móng và thân đê; lắp đặt hơn 21.000 khối Accropode có khối lượng từ 2 - 12m3bọc ngoài thân đê để phá sóng, chắn gió, bảo vệ cho những con tàu ra vào cảng DungQuất.11Hình 1 - 10: Đê chắn sóng xa bờ tại Quảng Ngãi1.3. Tổng quan giải pháp bảo vệ bờ bằng đê trụ rỗng bán nguyệt1.3.1. Đê bán nguyệt tại cảng Nhật BảnHình 1 - 11: Đê tiêu sóng dạng bán nguyệt tại cảng Miyazaki Nhật BảnĐê chắn sóng tại cảng Miyazaki ở đảo Kyushu được xây dựng từ nắm 1992 -1993 cótổng chiều dài 36m là kết cấu đê chắn sóng đầu tiên có dạng hình bán nguyệt đưa vàoứng dụng thi công trong thực tế với mục đính chống lại các đợt sóng do bão tác độngvào cảng. Kết cấu ghép từ các tấm bê tông dự ứng lực trước, trên mặt có để lỗ cóđường kính D=1,6m. Phía hướng biển bố trí tỉ lệ lỗ rỗng chiếm 25% diện tích bề mặt,phía hướng bờ bố trí lỗ rỗng chiếm 10%. Toàn tuyến gồm 3 đơn nguyên ghép lại, mỗi12đơn nguyên có các thông số chiều dài 12m, bán kính cung tròn R=9,8m, chiều dàythành 0,5m.Ưu điểm:- Kết cấu có tác dụng tiêu sóng tốt, làm giảm chiều cao và năng lượng sóng sau đê- Tăng ổn định nhờ lực sóng tác dụng lên kết cấu dạng vòm bị phân tách một phầnthành lực hướng xuống dưới đối trọng một phần với lực đẩy nối tác dụng lên kết cấu.- Kết cấu thi công lắp đặt nên tiến độ thi công nhanh, tính linh động cao, có khả năngtái sử dụng lại ỡ những vị trí khác .- Kết cấu có lỗ trên thân mang tính thân thiện hơn với môi trường, không làm cản trởmôi trường sống của các loài động vật trong vùng bố trí bởi vì kết cấu cho phép sinhvật di chuyển xuyên qua cũng như cho phép sự trao đổi nước qua lại giữa thượng hạlưu công trình.Nhược điểm:- Độ cứng tổng thể của kết cấu giảm do có nhiều lỗ rỗng.- Kết cấu quá đồ sộ với kích thước lớn nên việc thi công lắp ghép cần có những thiết bịsiêu trường siêu trọng chuyên dụng để thi công.1.3.2. Đê bán nguyệt tại Dương Tử Trung QuốcHình 1 - 12: Đê tiêu sóng dạng bán nguyệt tại Dương Tử Trung Quốc13Đê chắn sóng tại sông Dương Tử được xây dựng từ nắm 1998 -2000 có tổng chiều dài18km. Kết cấu bê tông dự ứng lực dạng vòm bán nguyệt có chiều dài 4.5m bán kínhcong ngoài R=4m, bề dày thành d = 0,75m. Phía hướng biển bố trí tỉ lệ lỗ rỗng chiếm11% diện tích bề mặt, phía hướng bờ không có lỗ.1.3.3. Đê bán nguyệt tại Lưu Hải Trung QuốcHình 1 - 13: Đê tiêu sóng dạng bán nguyệt tại Lưu Hải Trung QuốcKết cấu thân đê bằng các đơn nguyên đúc sẵn có bố trí lỗ rỗng trên toàn bộ mặt cong,bản đáy rộng 22m dày 1,5m. Bán kính ngoài vòm bán nguyệt R=9,8m có thành dày0,75m. Toàn bộ kết cấu đặt trên thảm mềm ống cát có gia cố thượng hạ lưu bằng đáthả rối với bề rộng thềm gia cố là 3m.1.4. Tổng quan giải pháp bảo vệ bờ biển đang áp dụng tại tỉnh Cà MauLà địa phương nằm cuối cùng trên dải đất hình chữ S với đường bờ biển dài, địa hìnhthấp, địa chất mềm yếu, Cà Mau cũng là một trong những địa phương chịu tác độngmạnh mẽ nhất từ những hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu, hàng ngàn hectarừng ngập mặn trên địa bàn ven biển tỉnh đã bị sóng đánh mất hoàn toàn.Trước tình hình sạt lở bờ biển nghiêm trọng như thế và mức độ ảnh hưởng sạt lở nămsau cao hơn năm trước, hàng năm thường xuyên đe dọa đê biển Tây của tỉnh Cà Mausẽ bị vỡ đê bất cứ lúc nào. Bằng sự nỗ lực của tỉnh các năm qua, suốt quá trình bảo vệđê biển trong mùa mưa bão, chúng ta đã thực hiện rất nhiều giải pháp kè như: kè bằngvật liệu địa phương, kè bản nhựa, kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi… Với tổng chiều dài xấpxỉ 20km trong đó có trên 10km đê ngầm tạo bãi đã xử lý khắc phục sạt lở rất hiệu quảở những vị trí xung yếu nhất. Kết quả đê biển Cà Mau không đoạn nào bị phá vỡ, vừabảo vệ cho tính mạng và tài sản của nhân dân, vừa bảo vệ trên 10.000ha diện tích sản14xuất ven biển. Cụ thể các giải pháp chống sạt lở đã được sử dụng trên địa bàn tỉnh nhưsau:1.4.1. Bảo vệ bờ biển bằng kè bằng cây gỗ địa phương (dừa, tràm, bạch đàn,…)Biện pháp thường thấy là đóng các loại cừ bằng cây gỗ ken xít thành một hàng có nẹpđầu chắn ngay trước vị trí đang chịu tác động của các tác nhân gây sạt lở. Phương ánkhác có thể đóng thành hai hàng nẹp đầu, ở giữa thả thêm các bó thực vật như tre, tràmcó tác dụng cản và phá sóng khi xuyên qua vị trí công trình. Phương án này thường thicông xa bờ có tác dụng cản phá sóng trước khi tác động trực tiếp lên bờ phía sau.Đây là giải pháp xử lý thường xuyên trước đây nhưng chỉ bảo vệ nhất thời đê biểnkhông bị vỡ trước những đợt sóng lớn bất thường, biện pháp chỉ sử dụng để xử lý khẩncấp đối với những vị trí bờ biển bị xói lở mà chưa kịp thi công các biện pháp côngtrình kiên cố để bảo vệ. Tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lý triệt để thì biện phápnày cũng không thể bền vững trong thời gian dài.Hình 1 - 14: Kè bằng cừ tràmƯu điểm:- Giải pháp sử dụng vật liệu thực vật là các loại sẵn có tại địa phương có đặc tính chịumặn, giá thành rẻ.- Thời gian thi công nhanh, phù hợp với việc xử lý khẩn cấp, ngăn chặn những vị tríđang có diễn biến sạt lở nhanh trước các tác nhân nhất thời hay mang tính chất chu kì.Ngay lúc xẩy ra hiện tượng sạt lở không thể tiến hành các giải pháp kiên cố kịp thời.Nhược điểm:15

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu lựa chọn giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng bộ cam dẫn chày trên máy dập viên zp33b, nhằm nâng cao chất lượng sản xuất viên nén cho ngành dược việt nam Nghiên cứu lựa chọn giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng bộ cam dẫn chày trên máy dập viên zp33b, nhằm nâng cao chất lượng sản xuất viên nén cho ngành dược việt nam
    • 89
    • 939
    • 4
  • Nghiên cứu một số giải pháp công nghệ thông tin trong việc sử dụng tiền điện tử Nghiên cứu một số giải pháp công nghệ thông tin trong việc sử dụng tiền điện tử
    • 89
    • 923
    • 7
  • Nghiên cứu một số giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng trong máy rút tiền tự động ATM Nghiên cứu một số giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng trong máy rút tiền tự động ATM
    • 66
    • 900
    • 1
  • Nghiên cứu và  lựa chọn giải pháp công nghệ để xử lý nước bị ô nhiễm kim loại nặng ( chì pb ) dùng làm nước sinh hoạt cho đồn biên phòng tại xã bản may, huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang Nghiên cứu và lựa chọn giải pháp công nghệ để xử lý nước bị ô nhiễm kim loại nặng ( chì pb ) dùng làm nước sinh hoạt cho đồn biên phòng tại xã bản may, huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang
    • 154
    • 892
    • 0
  • Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông hồng - Thiết lập các giá trị kinh tế dùng nước cho các ngành kinh tế Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông hồng - Thiết lập các giá trị kinh tế dùng nước cho các ngành kinh tế
    • 136
    • 541
    • 0
  • Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông hồng   tính toán chỉnh biên số liệu chi phí và lợi nhuận cho các ngành kinh tế dùng nước Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông hồng tính toán chỉnh biên số liệu chi phí và lợi nhuận cho các ngành kinh tế dùng nước
    • 90
    • 449
    • 0
  • Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông hồng   xây dựng các kịch bản phát triển Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông hồng xây dựng các kịch bản phát triển
    • 41
    • 412
    • 0
  • Luận văn: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ CAM DẪN CHÀY TRÊN MÁY DẬP VIÊN ZP33B, NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT VIÊN NÉN CHO NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM pot Luận văn: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ CAM DẪN CHÀY TRÊN MÁY DẬP VIÊN ZP33B, NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT VIÊN NÉN CHO NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM pot
    • 89
    • 354
    • 1
  • Báo cáo nghiên cứu khoa học: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THIẾT LẬP MÔ HÌNH HỘI NHẬP CÔNG NGHỆ MỚI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC HỘI NHẬP INTERNET)" pdf
    • 7
    • 734
    • 4
  • nghiên cứu lựa chọn giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng bộ cam dẫn chày trên máy dập viên zp33b nhằm nâng cao chất lượng sản xuất viên nén cho ngành dược việt nam (2) nghiên cứu lựa chọn giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng bộ cam dẫn chày trên máy dập viên zp33b nhằm nâng cao chất lượng sản xuất viên nén cho ngành dược việt nam (2)
    • 104
    • 453
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(7.21 MB - 89 trang) - Nghiên cứu ứng dụng giải pháp công nghệ đê trụ rỗng tiêu sóng gây bồi chống sạt lở đê biển việt nam áp dụng đối với xã khánh bình tây, huyện trần văn thời, tỉnh cà mau Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đê Trụ Rỗng