Nghiên Cứu Vốn Cổ Dân Tộc Và ứng Dụng | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng
  • pdf
  • 53 trang
LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng học phần Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng là học phần thực hành trang trí nối tiếp học phần Trang trí cơ bản. Sau khi học xong học phần Trang trí cơ bản sinh viên có thể nắm một cách cơ bản và cảm thụ được cái đẹp trong trang trí như đường nét, hình mảng, bố cục và màu sắc, có khả năng sáng tạo trong thực hiện bài tập trang trí, có thể vận dụng một cách sáng tạo trang trí cơ bản để giải quyết các bài tập ở phần Trang trí ứng dụng. Tuy nhiên muốn nâng cao năng lực sáng tạo trong trang trí, người học tiếp tục nghiên cứu một cách cụ thể hơn trong hoc phần này Học phần biên soạn gồm có phần lý thuyết, rõ ràng để hướng dẫn phương pháp , kỹ năng thực hành bài tập trang trí. Nội dung gồm có 3 chương: Nghiên cứu vốn cổ dân tộc, Chép và cách điệu hoa lá, Trang trí vải hoa. Sau phần lý thuyết có phần phụ lục bài tham khảo của sinh viên chuyên mỹ thuật, sinh viên sư phạm mỹ thuật Đại học Phạm Văn Đồng một phần sẽ đáp ứng cho việc nghiên cứu học tập của sinh viên đang học học phần này. Sinh viên có thể đọc phần lý thuyết để nắm vứng kiến thức cơ bản của bài học, ứng dụng vào việc chuẩn bị bài tập (phần phác thảo ) trước khi đến lớp và chủ động dự kiến cho hoạt động sáng tạo trong học tập môn trang trí. Học phần tiếp tục giúp người học rèn luyện khả năng sáng tạo và cảm thụ cái đẹp trong nghệ thuật trang trí. Hướng dẫn nghiên cứu ghi chép họa tiết trang trí cổ để tìm hiểu cái đẹp, về tính dân tộc trong nghệ thuật trang trí, học tập và kế thừa trong sáng tạo họa tiết trang trí có giá trị để ứng dụng một cách hiệu quả trên bài học ứng dụng đầu tiên là trang trí một nền vải hoa. Người học phải nghiên cứu một hệ thống vốn cổ dân tộc đặc sắc mà cha ông đa để lại hàng nghìn năm qua để có thể đi lại hành trình sáng tạo của người xưa nhưng sáng tạo phải kết hợp hiện đại với bản sắc dân tộc. Qua bài học người học sẽ cảm nhận được giá trị của nghệ thuật trang trí hiện đại và trang trí dân tộc, trên nền tảng giá trị nghệ thuật trang trí. Sự rèn luyện sáng tạo trong học tập môn trang trí giúp người học thấy được giá trị cái đẹp, sự sáng tạo để có thể vận dụng nghệ thuật làm đẹp vào các học phần ứng dụng kế tiếp, các học phần mỹ thuật và ứng dụng một cách rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Biên soạn bài giảng Nghiên cứu vốn cổ dân tộc và ứng dụng, được tham khảo giáo trình trang trí 1- Nhà xuất bản ĐHSP - 2004 là tài liệu chính thức. và tài liệu sách giáo khoa Mỹ thuật 6,7,8,9 để có thể đáp ứng việc đứng lớp giảng dạy sau này. Trong quá trình biên soạn để sử dụng vào giảng dạy học phần, không tránh khỏi một số thiếu sót, xin đóng góp ý kiến chân thành để được hoàn thiện hơn. 1 BÀI GIẢNG HỌC PHẦN NGHIÊN CỨU VỐN CỔ DÂN TỘC VÀ ỨNG DỤNG - Số tín chỉ: 2(54 tiết) Lý thuyết: 6 tiếtThực hành: 48 tiết 1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần - Sinh viên hiểu sâu hơn truyền thống thẩm mỹ đặc sắc của dân tộc. Vai trò quan trọng của nghệ thuật truyền thống trong đời sống xã hội và trong giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông. - Nắm được vẻ đẹp của vốn cổ, có ý thức trong nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng sáng tạo trong học tập chuyên môn, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. - Vân dụng cụ thể vào bài đơn giản và cách điệu hoa lá. - Tự hào và tôn trọng nghệ thuật truyền thống dân tộc. 2. Mục tiêu đào tạo cụ thể Chương 1: Tìm hiều nghiên cứu ghi chép vốn cổ dân tộc để làm tư liệu mỹ thuật Chương 2: Ghi chép hoa lá thực tế ứng dụng vốn cổ để cách điệu nên họa tiết trang trí Chương 3: Nắm được nguyên tắc trang trí mẫu vải hoa ứng dụng vào thực tế, sử dụng tư liệu là họa tiết dân tộc và họa tiết sáng tạo. 2 CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU VỐN CỔ DÂN TỘC: 20 tiết Lý thuyết: 2 tiết - Thực hành: 18 tiết Kiến thức của bài học: 1 Khái niệm 2.Nét độc đáo phong phú của vốn cổ dân tộc 3. Vai trò của nghiên cứu vốn cổ dân tộc trong học tập mỹ thuật nói chung, trang trí nói riêng 4. Phương pháp ghi chép họa tiết trang trí cổ 5. Bài tập: Chép một số họa tiết trang trí cổ qua bản dập hoặc phù điêu chạm khắc Yêu cầu: Khổ giấy: 30x40(cm) Số lượng: 4-8 bài, chất liệu: chì đen, có diễn tả đậm nhạt như mẫu PHẦN LÝ THUYẾT Mục tiêu bài học: Kiến thức: Nhận thức được giá trị về nghệ thuật và giá trị sử dụng của vốn cổ, biết vận dụng sáng tạo trong học tập môn mỹ thuật và môn trang trí nói riêng. - Kỹ năng: Nắm được các phương pháp, kỹ năng ghi chép vốn cổ - Thái độ: Biết trân trọng và bảo vệ những vốn quý của cha ông để lại. 1. Khái niệm - Nghệ thuật trang trí Việt Nam đã có từ lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã để lại cho thế hệ ngày nay những trang sử hào hùng và một kho tàng văn hóa, nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật trang trí.(H.1.1.). Nghệ thuật trang trí luôn gắn liền với đời sống hằng ngày và gắn bó với truyền thống dân tộc. Nghiên cứu vốn cổ dân tộc giúp sinh viên hiểu được sự sáng tạo trong nghệ thuật của nhân dân ta qua các thời đại, từ đó có thể ứng dụng vào bài học nghệ thuật trang trí hiện đại một cách mạnh bạo, sáng tạo, đầy ngẫu hứng nhưng vẫn bộc lộ bản sắc văn hóa Việt Nam. 3 Hình1. 1.Mặt Trống đồng Ngọc Lũ- Đông Sơn 2. Nét độc đáo, phong phú của vốn cổ dân tộc Nền nghệ thuật cổ Việt Nam có giá trị rất lớn và là di sản văn hóa quý báu. Cùng với thành tựu đáng tự hào về kiến trúc là những hình trang trí về mỹ thuật, trải qua hàng ngàn năm tồn tại vượt lên trên mọi sự phá hoại của thiên nhiên và con người để còn lại đến ngày nay. Trống đồng Ngọc Lũ – Đông Sơn (H.1.1.) không những thể hiện trình độ khoa học cao thời kỳ đồ đồng mà còn là những bức tranh trang trí tuyệt đẹp. Trên mặt trống được trang trí ngôi sao nhiều cánh ở giữa, các thú vật, chim muông và con người chạy vòng quanh với tư duy liên tưởng đã tạo nên hình tượng con người và thiên nhiên hòa quyện một cách nhuần nhuyễn. Đó là con người nhân hậu, hiền hòa mang tính nhân văn sâu sắc, bên cạnh đó là những hình chim, hình cá, hình tượng ghép đôi muông thú và con người phản ánh tín ngưỡng phồn thực của nền văn minh lúa nước, luôn khát khao cuộc sống nảy nở dồi dào. Những công trình kiến trúc không những thể hiện trình độ khoa học về xây dựng mà còn là những kiệt tác của nghệ thuật tạo hình như chùa Bút Tháp, chùa Trăm Gian, chùa Tây Phương, đình Chu Quyến, Tây Đằng, Đào Xá, Thổ Hà, v.v… với những bức tượng, bức chạm gỗ, khắc đá, những trang trí cấu trúc đầu hồi, những bức hoành phi, những đồ gốm, sứ… với những hình nét hoàn chỉnh, vững chãi, mẫu mực của sự trau chuốt và cách điệu. Dù tả người, tả vật hay hoa văn, đều được sắp xếp nhịp nhàng theo 4 hệ thống mạch lạc, khúc chiết. Cách dàn dựng hài hòa chứng tỏ cảm xúc và trình độ tạo hình của ông cha ta hàng ngàn năm trước đã đạt tới trình độ thẩm mỹ cao. Điêu khắc đình làng xứ Bắc là một di sản nghệ thuật quý giá. Phần chạm trổ trên các mảng chạm nổi, chạm lộng còn nguyên chất gỗ để mục, thể hiện sự hồn nhiên, giản dị, từ cuộc sống bình dân không câu nệ vào các quy tắc gò bó như ở đình Vị Hạ - Hà Nam, đình Liên Hiệp, Chu Quyến – Hà Tây. Những mẫu vật được trang trí sơn son thếp vàng trang trọng và rực rỡ như tượng Nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp. Các đình, chùa như chùa Tây Phương, chùa Thái Lạc, chùa Mía, chùa Thầy, v.v … đều mang một sắc thái riêng và có giá trị nghệ thuật cao. Hình 1.2.Đá cầu. Hình1. 3. Tiên cưỡi rồng Nghệ thuật dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ cuộc sống thực tế của con người. Nó phản ánh tập quán, phong tục, truyền thống của đất nước mình. Những tác phẩm nghệ thuật đều biểu hiện sự gắn bó với làng quê, nội dung đều được khai thác từ cuộc sống dân gian, gắn bó với văn hóa đình làng là nét truyền thống của dân tộc Việt. Mỗi một địa phương đều có ngôi đình, mái chùa, là nơi thờ cúng thành hoàng, nơi hội họp bàn việc 5 công, nơi lễ hội vui chơi của mọi người. Những nét hoa văn trang trí chạm trên gỗ hoặc trên đá đều rất mềm mại và thanh thoát, những mảng cong được tạo ghép rất tinh tế, họa tiết hoa văn rất gần với thực tế nhưng lại được trang trí nâng lên thành nghệ thuật. Trang trí điêu khắc đình làng xuất phát từ nguồn cảm hứng sáng tạo của các nghệ nhân xưa với những chủ đề: tiên, rồng, những cảnh sinh hoạt quen thuộc như mời rượu, đá cầu, đánh cờ, đấu vật, làm xiếc, chèo thuyền, trai gái đùa nhau… hay có những nội dung ẩn dụ: Rồng mẹ cầm trứng nở ra rồng (đình Liên Hiệp, Chu Quyến – Hà Tây), mẹ cho hổ bú… Tất cả đều nói lên nguyện ước của con người là thờ cúng thần linh, tổ tiên, mong ước một cuộc sống thanh bình. Những di tích lịch sử như Văn Miếu, Bút Tháp, Thổ Hà, chùa Dâu, chùa Keo, lăng Lê Lợi (Lam Sơn), cung đình Huế … tuy có nội dung phục vụ cho tôn giáo nhưng tất cả những mô típ trang trí đều phản ánh cuộc sống sinh hoạt rất đời thường. Họa tiết được sử dụng là con người, động vật tập trung vào Long, Ly, Quy, Phượng, hoa lá như sen, cúc, đào, mai, đặc biệt hoa sen được sử dụng cách điệu và rộng rãi nhất. Hình1.4. Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt (Chùa Bút Tháp – Bắc Ninh) được tạc bằng gỗ năm 1656 là pho tượng đẹp nhất trong số các tượng cổ Việt Nam. Tượng cao 2m với 42 tay lớn và 952 tay nhỏ: toàn bộ cả tượng và bệ cao 3m70 là một thể thống nhất trọn vẹn, toát lên nét đẹp. Hoa sen là biểu tượng của sự thanh cao. Do vậy, tượng Phật thường được đặt ngồi trên tòa sen. Những chân đèn, chân bệ, cột, hoành phi cũng thường sử dụng họa tiết trang trí rất phong phú và sinh động. Đường nét nghệ thuật trong vốn cổ dân tộc linh hoạt và dứt khoát, khỏe khoắn nhưng lại tạo được sự mềm mại, nhịp nhàng. Trong các tác phẩm nghệ thuật cổ, các họa tiết trang trí luôn có sự liên hoàn và trở nên gắn bó chặt chẽ trong một tổng thể chung. Ví 6 dụ: trên những hoa văn chạy xung quanh bia đá ở Văn Miếu, ta thấy 82 bia không có họa tiết nào giống nhau về tạo hình và bố cục, mỗi bia có giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật. Song toàn bộ văn bia đã tạo thành một thể thống nhất rất ăn ý và đẹp mắt. 3. Nghiên cứu học tập vốn cổ trong mỹ thuật nói chung, trang trí nói riêng 3.1. Quan niệm về vốn cổ Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có cội nguồn, có lịch sử văn hóa riêng. Người học vẽ phải hiểu sâu sắc về vốn cổ dân tộc, có cái nhìn đúng đắn với một góc độ nghiêm túc để kế thừa và phát huy trong học tập. Nhưng kế thừa và phát huy như thế nào? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi sinh viên trong nhà trường cần giải quyết trong nhận thức và trong học tập. Kế thừa không phải là sao chép y nguyên bản gốc, không nên nhầm lẫn giữa kế thừa và nệ cổ, bắt chước nguyên xi những mô-típ trang trí lẫn hình thức diễn đạt nội dung bằng cách nhìn của người xưa, sao y những họa tiết cổ vào tranh của mình để diễn đạt cái hiện tại, không thoát ra được cách nhìn, cách vẽ, cách tư duy hình tượng của tổ tiên xưa. Dù tinh hoa dân tộc là thứ đã được thẩm định, tinh lọc qua thời gian và năm tháng nhưng không nên coi là bất di bất dịch mà không tìm tòi để tạo ra cái mới. Muốn phát huy và kế thừa, trước tiên phải hiểu về cái đẹp và biết đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn. Nền nghệ thuật Việt Nam được bảo lưu theo cách cha truyền, con nối, đời này truyền cho đời khác kinh nghiệm cũng như phương pháp làm việc, sáng tạo… Do vậy mà các nghề thủ công mỹ nghệ, chạm lộng, mây tre đan, sơn mài, gốm sứ không bị mai một và ngày càng phát triển trở thành mặt hàng quan trọng cho xuất khẩu. Các nghệ nhân luôn miệt mài lao động, sáng tạo ra nhiều những tác phẩm mới, vừa phát huy được truyền thống dân tộc, vừa phù hợp với thời đại và con người mới. Người học vẽ cần nắm bắt và tiếp thu kiến thức từ những bức tranh dân gian đơn giản, những tác phẩm điêu khắc, những công trình kiến trúc, những làn điệu dân ca đã nuôi dưỡng tâm hồn mình và cảm xúc sáng tạo trong nghệ thuật. Trong quá trình cơ bản học tại trường, sinh viên sẽ được học về mỹ thuật và lịch sử mỹ thuật Việt Nam qua từng thời kỳ một cách mạch lạc và có hệ thống, được đi tham quan một số bảo tàng và di tích lịch sử đình chùa tiêu biểu để hiểu sâu thêm về nghệ thuật dân tộc. Qua các bài học cụ thể, sẽ phát hiện ra vẻ đẹp sáng tạo của truyền thống nghệ thuật cổ dân tộc, xác định rằng kế thừa luôn phải phục vụ hiện tại. Kế thừa vốn cổ kết hợp với cái nhìn thế giới mới, hiện đại để làm phong phú thêm vốn cổ, sáng tạo nên một nền mỹ thuật với đặc điểm riêng nhưng hòa nhập với xu thế phát triển chung. 7 Người Việt Nam luôn nhìn sự vật thiên về cách nhìn ước lệ, nhất là đối với nghệ thuật trang trí. Những nét vạch lưu loát và khúc chiết tinh giản đến mức cao nhất với những nét to nhỏ, sâu, rộng. Các mảng hình có độ dày mỏng và diện tích thay đổi với nhịp điệu uyển chuyển nhịp nhàng tạo nên những bức tranh sinh động trên gỗ hay trên đá. Điêu khắc đình làng là biểu tượng đặc biệt của trang trí cách điệu với kỹ thuật chạm trổ điêu luyện, giàu biến hóa. Các nghệ nhân chủ yếu phát triển những hình mẫu trang trí thành kinh điển, đó là nhóm tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Trong đó, hình rồng được hư cấu ở mức độ cao, vượt xa các mẫu khác, nhất là ở thời Lý, Trần, Lê. Kế tiếp đến chim phượng cũng chú ý nhiều với những hình dạng trang trí cách điệu khác nhau, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Ngoài nội dung về thú vật, những hình trang trí mây, nước, lửa, hoa lá, nhạc cụ, con người, quấn thư, v.v… cũng được sử dụng với những biến tấu kết hợp hài hòa tạo nên những hình tượng đa dạng. Tất cả các hình mẫu giàu tính ngẫu hứng đã tạo nên nét đẹp rất riêng của nghệ thuật trang trí. 3.2. Kế thừa vốn trang trí cổ (phần đọc thêm) Ngày nay, nghệ thuật trang trí luôn phải gắn bó với những họa tiết dân tộc. Những hàng trang trí mỹ nghệ của ta như gốm, sứ, mây tre đan, đồ gỗ, đồ chạm đều thấy hơi hướng họa tiết dân tộc nhưng đã được biến đổi thay thế về nội dung và cách nhìn để phù hợp với xu thế chung; bởi vậy khi hòa nhập với thị trường thế giới, ta vẫn dễ dàng nhận ra đó chính là phong cách trang trí của người Việt Nam. Trích đoạn bức phù điêu dựng ở tượng đài Quang Trung – gò Đống Đa, Hà Nội(H.1.6.) với chất liệu bê tông (3mx 9m), vận dụng các yếu tố hoa văn lửa, nước, song mang hơi hướng các họa tiết cổ mà ta thường thấy diễn tả ở các đình chùa Việt Nam ở những thế kỷ trước, nhưng vẫn mang một hình thức thể hiện hiện đại và rất mới bằng những mảng hình chắc khỏe, cách tạo dáng các nhân vật với các hình trang trí cách điệu đã nêu rõ được nội dung của trận đánh giải phóng Thăng Long mùa xuân 1789 Ví dụ: - Gốm với cấu tạo hình dáng tương tự như gốm cổ nhưng được sử dụng hình trang trí hiện đại. Gốm với phong cách tạo hình hiện đại, mạnh mẽ, phóng khoáng và sử dụng những họa tiết trang trí cổ đã được cách tân. Thổ cẩm với những mẫu cách điệu khác nhau 8 Hình 1.5. Phù điêu tượng đài Quang Trung Vốn trang trí cổ dân tộc luôn luôn giữ một vai trò quan trọng trong nghệ thuật trang trí, nó giúp sinh viên học tập những nét tinh hoa, tính sáng tạo trong cách sắp xếp bố cục, cách tạo hình thẩm mĩ trong bản vẽ. Từ đó, biết vận dụng và kế thừa vào các bài học cụ thể, áp dụng vào cuộc sống thực tế trong tương lai và hơn hết là trong công việc giảng dạy, truyền bá kiến thức cho thế hệ trẻ. Với nhận thức và hiểu biết đúng đắn, người giáo viên sẽ dễ dang truyền tải, phân tích và chỉ dẫn các bài giảng dạy sau này ờ trường phổ thông.,biết vận dụng các kiến thức đó vào việc giảng dạy, kế thừa vốn cổ kết hợp với cái nhìn thế giới mới, hiện đại để làm phong phú, để tạo nên một nền nghệ thuật trang trí mang phong cách Việt Nam. 4. Phương pháp ghi chép họa tiết trang trí cổ 4.1. Ghi chép họa tiết đơn giản (hoa lá đơn) Hình 1.6 9 Đầu tiên cần quy vào các mảng hình kỷ hà, phác các mảng lớn nhất của họa tiết. Với hoa văn đối xứng qua trục, phải phác nhẹ đường trục để phân chia cho đều. Chú ý các khoảng trống trong họa tiết vì nó tạo cho bố cục hợp lí và tạo vẻ đẹp cho toàn bộ họa tiết trang trí đó. Sau khi đã phân định được đúng tương quan tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc, phác các mảng lớn nhỏ đối xứng qua trục, những khoảng trống phù hợp với tỉ lệ chung, bắt đầu vẽ chi tiết cụ thể và chính xác về hình, độ cong, đường lượn. Ghi chép vốn cổ chủ yếu là học ở các yếu tố mảng hình và nét. Do vậy, không cần đánh bóng tạo khối như vẽ hình họa. Không nên vẽ quá đậm và sắc nét (nét đanh và đều như viền dây thép) vì trong thực tế, các đường khắc chạm do đã được thời gian bào mòn và được nguồn ánh sáng tác động nên tự thân nó đã tạo nét đậm, nét thanh, nét mờ, nét tỏ, nét cao, nét thấp. Chú ý ghi chép những chi tiết điểm tạo cho bố cục hoàn hảo, có thể ghi chép theo đậm nhạt của ánh sáng chiếu vào nhưng tránh nhấn đậm tùy tiện khiến họa tiết trở nên cứng nhắc, mất đi tính mềm mại vốn có của chúng. 4.2. Ghi chép họa tiết phức tạp Những họa tiết phức tạp là hình trang trí cách điệu kết hợp nhiều họa tiết tạo thành một tổng thể chung. Ví dụ: chim phượng và mây, động vật kết hợp với hoa lá, rồng, mây, lửa, hoa dây, tiên nữ, v.v… Thường họa tiết trang trí cổ kết hợp với nhau tạo thành họa tiết liên tục gắn bó chặt chẽ, đường nét trong trang trí cổ rất linh hoạt, dứt khoát, không ngập ngừng nhưng nhìn chung mềm mại, uyển chuyển, đó là nét điển hình trong trang trí cổ của Việt Nam. Dù khắc trên gỗ hay đá, dù chạm lộng những mảng hình lớn hay kết hợp nét và mảng vẫn tạo thành một hình tượng chung thống nhất. 4.3. Cách ghi chép họa tiết cổ bằng bút chì Ghi chép thông thường đối với người học vẽ là bằng bút chì đen có thể rèn luyện kỹ năng ghi chép dễ dàng chính xác, có thể tẩy xóa được. Phải thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Tìm tỉ lệ chiều cao và chiều dài của họa tiết, phác những hình nét chủ đạo về khoảng cách giữa các mảng. Chú ý tỉ lệ cuả các mảng trống giữa các họa tiết. Trước tiên, cần quy chúng vào các hình kỷ hà cho đúng vị trí.(H.1.8.) Bước 2: Sắp xếp các mảng chính, mảng phụ có tính quy luật, xen kẽ mảng hình to với những họa tiết hoa văn phụ họa thành thể thống nhất. Trên cơ sở đó đi dần tới sự chính xác về các mảng hình của họa tiết.(H.1.9.) 10 Hình1.7 . Hình 1.8. Nhấn sâu vào các họa tiết cho chính xác. Chú ý các đường lượn của hình, toàn bộ hình mảng và các đường cong sẽ tạo thành nhịp điệu của bố cục. Nét đẹp của họa tiết được tạo nên bởi những mảng to, mảng nhỏ, nét đanh, nét thô. Trong khi ghi chép, cần chú ý đến các nguyên tắc xen kẽ (to nhỏ, lớn bé, cong thẳng, cứng mềm…); nguyên tắc đối xứng (cân bằng về khối và hình); nguyên tắc xoay chiều (thay đổi chiều hướng của các hoa văn)…(H.1.10.). Hình 1.9. 11 4.4. Ghi chép họa tiết trang trí cổ bằng bản rập Bản rập là phương pháp dùng giấy dó, giấy bản hoặc một số giấy mềm khác đặt lên mặt bản khắc trên đá hoặc gỗ, sau đó dùng bột màu hoặc mực rập lên trên mặt giấy. Phương pháp này chỉ thực hiện được với những hình khắc chìm và chạm nổi không cao quá. Hiệu quả của thể loại bản rập phản ánh được chính xác về nguyên trạng bề mặt hình trang trí. Tất cả những hình trang trí nổi sẽ được hiện lên một cách hoàn hảo và mềm mại trên mặt giấy, những gờ cong, những cạnh của hình chạm tạo nên một đặc tính riêng giống như những nét vẽ bằng bút với những chỗ tỏ chỗ mờ nhưng lại tạo được những đường nét tinh xảo kết hợp với những khoảng trống không tiếp cận với màu (là những nét khắc sâu). Nhờ được sự lây lan chuyển tiếp của màu nên chúng tạo được độ mềm, gây không gian cho toàn bộ bề mặt họa tiết. Vì là bản rập nên tất cả các chu vi không thể lên hết và sắc đều như nhau, chất liệu giấy dùng để rập phải mỏng và dai khiến hình của bản dập cũng trở nên rất mềm mại và có độ đậm nhạt trong từng miếng hình. Diễn tả đậm nhạt theo bản mẫu nhưng cần chú ý tập trung vào cách tạo hình cũng như sự chuyển động của đường nét. Ví dụ: ở bản rập rồng khắc trên đá ở bệ tượng Phật chùa Phật Tích (Bắc Ninh)(, phải chú ý đến hướng và sự chuyển động của thân rồng, càng về phần đuôi càng nhỏ và hút dần. Bên cạnh là những dải tóc uốn lượn về phía sau, với chân và vây tạo cảm giác như song lượn (H.1.12.). Mảng đậm trên thân rộng đối lập với hình tượng lá đề được kết cấu bằng những nét thanh và mảnh trông giống như hình Mặt Trời với những quầng lửa. Hay một bức chạm khác được nghệ nhân sáng tạo ra hai con cá châu đầu vào nhau bằng hình thức sử dụng một hình đầu cá chính giữa vừa mang tính cách điệu( H.1.12.), vừa mang tính ẩn dụ dân gian “ cá trong cá “. Nghiên cứu kỹ, ta thấy tuy hai con cá cùng một đầu nhưng cách diễn đạt vây và đuôi cá khác nhau. 12 Hình 1.10 . Phần trang trí hai bên cũng thay đổi, nó nói lên sự giao hòa của loài vật để tạo thành thiên nhiên. Bố cục bằng nẹp bó phía trên và dưới của hình không phải là hai nẹp thẳng đều, nếu không chú ý khighi chép thì hình sẽ bị thô cứng. Hình.1.11. Cá Hình 1.12. Rồng(khắc trên đá} 13 Bản rập và bản chuyển thể thành nét ở mỗi loại có nét đẹp riêng, nhưng không mất đi tính chất chung cũng như nét đẹp điển hình của họa tiết. Cách một khai thác nét đẹp mềm mại của mảng hình, cách hai khai thác sự chuyển động và nhịp điệu của đường nét. Nhưng dù ghi chép theo thể loại và hình thức nào thì điều đầu tiên mà người học vẽ cần nắm bắt được là độ chính xác về hình, mảng, tỉ lệ, các khoảng cách so với họa tiết cũng như so sánh lẫn nhau. Nắm bắt được tinh thần cũng như tính khái quát của họa tiết trang trí là điều quan trọng nhất thông qua bài học ghi chép vốn cổ dân tộc về cái đẹp của nghệ thuật cổ dân gian, hiểu cách tư duy sáng tạo nghệ thuật của ông cha ta để không ngừng học tập tìm hiểu vốn cổ cộng với sự nhận thức về cái mới mà hoàn thiện mình. 4.5. Ghi chép họa tiết cổ bằng phù điêu Họa tiết trang trí cổ thể loại phù điêu với chất liệu thạch cao do được sao chép lại hoặc được đổ khuôn trực tiếp trên bản thật để có những bản hình sao y bản chính. Vì được đổ lại khuôn với chất liệu thạch cao nên phần nào cũng mất đi sự sắc nét cũng như về độ căng của hình. Thạch cao lại màu trắng nên phân tích và tìm hiểu về nét cũng có phần hạn chế. Ghi chép hình trên phù điêu chủ yếu về bố cục và cách sắp xếp các mảng hình chung. Cần chú ý về đậm nhạt, sáng tối của ánh sáng chiếu vào, qua đó mà phản ánh hình bằng khối. Khi vẽ nên diễn tả đậm nhạt theo màu chứ không phải tả kỹ và đánh bóng như vẽ hình họa. Ghi chép theo thể loại trang trí chủ yếu phải diễn tả hình bằng các nét đậm, nhạt, to, nhỏ, sự chuyển động của hình khối bằng cách gợi bóng, không nên diễn tả sâu như hình họa.( Bài học ghi chép vốn cổ sẽ giúp ích trực tiếp để các bài giảng dạy sau này tại trường phổ thông đạt được hiệu quả cao. Sách giáo viên Mỹ thuật 4 đã hướng dẫn cách ghi chép cụ thể họa tiết dân tộc với những mẫu tương đối khó, như người cách điệu trên trống đồng, hoa sen, cò cách điệu. Ở sách giáo viên Mỹ thuật 7, các họa tiết phức tạp hơn, nhưng nếu giáo viên hướng dẫn đúng cách và phương pháp thì học sinh vẫn dễ tiếp thu và vẽ được tốt các họa tiết đó). PHẦN BÀI TẬP 1. Bài tập: Chép một số họa tiết trang trí cổ qua bản dập hoặc phù điêu chạm khắc 2. Yêu cầu thực hiện: - Người vẽ cần đi thực tế và tự chọn các công trình kiến trúc cổ ở địa phương, họa tiết trên bản rập, trên phù điêu ghi chép chính xác để làm tư liệu mỹ thuật. - Khổ giấy: A3, số lượng: 4-8 bài, mỗi tờ giấy 1 họa tiết. - Chất liệu: chì đen, có diễn tả đậm nhạt như mẫu. - Thời gian làm bài: 18 tiết. 14 CHƯƠNG 2. ĐƠN GIẢN VÀ CÁCH ĐIỆU HOA LÁ: 25 tiết Lý thuyết: 2 tiết - Thực hành: 23 tiết Kiến thức của bài học: 1. Khái niệm về đơn giản và cách điệu hoa lá 2. Họa tiết trang trí 3. Khai thác tinh hoa vốn cổ dân tộc trong cách điệu hoa lá 4. Vai trò họa tiết trang trí trong nghệ thuật 5. Phương pháp ghi chép hoa lá thật 6. Phương pháp đơn giản 7. Phương pháp cách điệu 8. Bài tập: Ghi chép hoa lá thật: 10 tiết Đơn giản và cách điệu hoa lá: 13 tiết PHẦN LÝ THUYẾT Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Hiểu được vẻ đẹp của hoa lá từ thiên nhiên, tầm quan trọng của nó trong ghi chép để học tập và sáng tạo họa tiết trang trí. Kỹ năng: Nắm được phương pháp ghi chép và sáng tạo họa tiết trang trí. - Thái độ: Yêu quý cái đẹp của thiên nhiên và nghệ thuật. - 1. Khái niệm về đơn giản và cách điệu hoa lá: 1.1 Đơn giản hoa lá: Qua nghiên cứu vốn cổ dân tộc, ta nhận thấy: tất cả những hình trang trí khi được đưa vào ứng dụng trong thực tế, từ hình người cho đến hoa lá, chim muông đều được cách điệu cao. Muốn có một hình tượng trang trí cụ thể, đẹp mắt, trước tiên người vẽ phải biết tinh giản, gạn lọc những nét điển hình nhất của vật mẫu. Đơn giản hoa lá là lược bỏ đi những chi tiết không cần thiết, rườm rà để giữ lại những nét đẹp điển hình của loại hoa lá đó, giúp cho chúng đẹp thêm, có giá trị hơn. Đơn giản là phần nào biết nâng những hình vẽ hoa lá từ tự nhiên lên một bước, tiến dần đến trang trí cách điệu.(H.2.1.) 15 Hình.2. 1 1.2. Cách điệu hoa lá: Cách điệu là sự chắt lọc từ những đường nét, hình thể đặc trưng nhất của một vật thể có thật. Thông qua sự sáng tạo của nghệ sỹ, vật thể đã được sắp xếp lại, thêm bớt chi tiết, màu sắc…để có thể đạt đến mức tượng trưng trong hình vẽ. Đây chính là giai đoạn để người vẽ bày tỏ quan niệm và tư duy sáng tạo của mình. Sáng tạo khác với bịa đặt và bóp méo hiện thực, sáng tạo dựa trên thực tế dựa vào quy luật chung. Giữa tìm hiểu hiện thực với khai thác và sáng tạo phải luôn gắn bó mật thiết với nhau đó là nguyên tắc chung của nghệ thuật trang trí (H.2) Hình.2. 2. 2. Họa tiết trang trí Là một hình vẽ đã được cách điệu hóa từ thực tế để biến thành một hình trang trí. 16 Tất cả các họa tiết trang trí đều được con người lấy cảm hứng sáng tạo từ thiên nhiên và trong lao động như cỏ cây, hoa lá, chim muông…(H.2.3,H.2.4.)Trong thực tế bản thân mỗi vật đều có sẵn những nét đẹp tiềm ẩn tạo cảm xúc cho các họa sĩ tìm tòi, khai thác và chuyển thể thành những hình cụ thể mang tính sáng tạo. Dù khai thác vẻ đẹp thiên nhiên ở góc độ nào thì nó vẫn mang sắc thái và vẻ đẹp riêng của nó, không thể thay đổi nhầm lẫn với những thứ khác. Những hoa cúc cách điệu dù được thể hiện cách này hay cách khác vẫn khiến người xem phân biệt với hoa sen, hoa hồng…Những đề tài được chọn lựa để cách điệu thường là những vật rất gần gũi với cuộc sống và nếp nghĩ của con người, đôi khi có những họa tiết sáng tạo theo trí tưởng tượng về thần thánh, tiên, rồng, phượng…nhưng hình tượng đó vẫn na ná những vật trong đời sống. Tiên: giống như các cô gái mảnh mai, mềm mại. H.2.3. Rồng, nghê: khai thác từ sư tử, hổ, trăn, rắn… Phât, ông Thiện, ông Ác: tăng ni, phật tử… đều được sử dụng hình mẫu có trong đời sống con người mà nâng lên thành biểu tượng nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh, tôn giáo. Nghệ thuật trang trí rất đa dạng, nó biến tất cả vật dụng và địa điểm cần trang trí trở nên đẹp hơn và có giá trị hơn. Họa tiết trang trí biến các vật dụng sản phẩm như ấm chén, bàn ghế, lọ, khăn…cho đến thiếp chúc mừng trở nên hấp dẫn. Trang trí làm đẹp công cộng, sinh hoạt xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước, tập thể, gia đình và mỗi cá nhân. Đâu đâu họa tiết trang trí cũng đóng góp một cách tích cực cho sự phát triển chung của thời đại 17 Hình.2.4. 3.Khai thác tinh hoa vốn cổ dân tộc trong cách điệu hoa lá Cỏ cây hoa lá, chim muông trong thiên nhiên luôn gắn bó với đời sống con người từ xa xưa. Bản thân của chúng ít nhiều mang vẻ đẹp trang trí bởi những hình dáng, đường nét, cấu trúc cũng như hài hòa về màu sắc, sự phong phú về chủng loại. Sự đa dạng, phong phú đó là nguồn cảm hứng sáng tạo cho con người. Hình.2.5. Họa tiết vốn cổ dân tộc là một kho tàng nghệ thuật vô cùng quý giámà ông cha ta để lại, tuy đã trãi qua bao thăng trầm lịch sử nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay: họa tiết trên trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn, là những hình rồng, phượng, mây, nước…được chạm trổ tinh vi và công phu. Cái đẹp của họa tiết cổ dân tộc mang tính độc đáo như đường nét dứt khoát, khỏe khoắn nhưng không kém phần mềm mại, trau chuốt, uyển chuyển, sống động. Nét cách điệu cao, biểu hiện đặc trưng của từng loại họa tiết thiên nhiên nhưng không quá cường điệu, bóp méo, xa rời thiên 18 nhiên nhiên. Cái đẹp của họa tiết trang trí cổ dân tộc là cái đẹp của sự bao quát, điển hình, ước lệ và cách điệu cao, bố cục hết sức chặt chẽ và khe khắt nhưng vẫn rất thỏa mái, nhẹ nhàng, không cầu kỳ nhưng không sơ lược. Họa tiết cổ có tính cách điệu rất cao trong cách thể hiện. Họa tiết ở các hình trang trí của các dân tộc thiểu số thường được quy vào các dạng hình cơ bản: vuông, tròn, ô van, trám, hình biến thể (H.2.5)…bằng sự phối hợp màu tươi sáng, rực rỡ với sự tương phản cao đặt cạnh nhau khá mạnh bạo. Sự khái quát cao về hình nhằm đạt được ước nguyện biểu hiện cuộc sống thực với những sự vật hiện tượng thường ngày: cỏ cây, hoa lá, chim muông… Vốn trang trí cổ dân tộc luôn luôn giữ một vai trò quan trọng trong nghệ thuật trang trí, nó giúp sinh viên học tập những nét tinh hoa, tính sáng tạo, tính cách điệu, tính dân tộc. Vận dụng và kế thừa vốn cổ trong sáng tạo họa tiết trang trí sẽ làm nên giá trị cho bài học và khai thác được bản sắc dân tộc. 3. Vai trò họa tiết trang trí trong nghệ thuật Nghệ thuật trang trí chính là sự ứng dụng của nghệ thuật tạo hình vào đời sống nhằm tạo ra những vật phẩm, những công trình làm cho chúng thêm đẹp và hoàn thiện. Họa tiết trang trí là điểm quan trọng hàng đầu của nghệ thuật làm đẹp với sự chọn lọc và phối hợp hài hòa các yếu tố về hình, nét, mảng, màu sắc trong một tổng thể chung và được sử dụng một cách rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau. Vai trò của nghệ thuật trang trí cũng có một tác động lớn lao, góp phần dẫn dắt và xây dựng lối sống, nhân cách con người. Cùng với sự phát triển chung của thời đại, nghệ thuật trang trí là loại hình không thể thiếu đối với cuộc sống tinh thần của con người. Nhất là đối với những người học vẽ, việc nắm vững những kiến thức cơ bản chung để sáng tạo ra những họa tiết trang trí mới để ứng dụng vào các môn học cụ thể là rất cần thiết. Nghệ thuật trang trí dù ở thể loại nào thì ngôn ngữ tạo hình nói chung vẫn là sự vận dụng những hiểu biết qua sự sắp đặt các mảng, khối, hình, nét, màu sắc. Thông qua các phương pháp sáng tạo các họa tiết trang trí, người học vẽ sẽ được trang bị về kỹ năng thực hành cũng như những kiến thức và sự hiểu biết cần thiết để dần nâng cao ý thức thẩm mỹ cũng như tư duy sáng tạo. 19 Hình 2 6. Hinh 2. 7 20 Tải về bản full

Từ khóa » Họa Tiết Vốn Cổ Dân Tộc Là Gì