Nghiêng Mình Kính Phục Chú Lát
Có thể bạn quan tâm
Ông nuôi ý tưởng trở thành luật sư từ hành trình đi tìm công lý trong cái chết của con trai. Sau khi vụ án được làm rõ, đang là thanh tra Cục Thuế Hà Nội, ông xin nghỉ hưu non, thi vào Trường đại học Luật Hà Nội và ra làm luật sư.
Tiếng súng của viên cảnh sát Nguyễn Tùng Dương và cái chết của anh Phương trên cầu Chương Dương cùng cách xử lý không thỏa đáng của các cơ quan tố tụng Hà Nội đã làm dư luận thủ đô sôi sục suốt hai năm 1993 và 1994. Cuối cùng, công lý được thực thi khi thủ phạm phải lãnh án tử. Nhưng cái chết của con và sự lao đao trong những tháng ngày đeo đuổi vụ án đã tác động lớn đến ông, khiến ông – tên cúng cơm là Nguyễn Văn Lát, từ bỏ công việc thanh tra thuế, học luật để trở thành luật sư Nguyễn Đăng Quang (đổi tên).
“Tôi đã từng bi quan”
. Năm 1994, khi tòa tuyên tử hình bị cáo, rất đông người dân đã công kênh ông trên một quãng đường dài. Cảm giác lúc đó của ông thế nào?
+ Tôi thấy bùi ngùi khi sự thật được bảo vệ, công lý đã chiến thắng và kẻ thủ ác phải đền tội. Tình cảm của những người dân chứng kiến phiên tòa đã làm tôi được an ủi phần nào trước cái chết oan nghiệt của con mình.
. Nhiều người cho rằng nếu công luận không phản ứng dữ dội, rất có thể vụ án đã “chìm xuồng”?
+ Đúng vậy. Một số cán bộ tố tụng cố tình làm sai lệch hồ sơ để bao che thủ phạm. Lúc đó, có lẽ người ta lo sợ rằng việc tuyên một cảnh sát giết người là một điều gì đó ghê gớm, khủng khiếp lắm. Sau đó, họ đã bị xử lý nghiêm, có người đã bị loại ra khỏi ngành, thậm chí có người đã bị khởi tố.
Tôi rất cảm ơn dư luận và báo chí. Tôi đếm có tới 26 tờ báo đưa tin, bày tỏ sự phẫn nộ. Báo chí đã tác động trực tiếp đến lãnh đạo các cơ quan tố tụng. Thậm chí cả Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng yêu cầu phải làm rõ và xử lý thật nghiêm hành vi sai trái.
. Khi đeo đuổi vụ án, có lúc nào ông cảm thấy bi quan?
+ Tôi hoang mang khi biết cơ quan điều tra, viện kiểm sát chỉ xử lý Dương về hành vi xâm phạm tính mạng người khác trong khi thi hành công vụ với mức án cao nhất là năm năm tù. Thậm chí kiểm sát viên giải quyết vụ án còn nói với tôi rằng “Ba ngành chúng tôi đã họp rồi, anh có kiện đến đâu cũng chỉ thế thôi!”. Tôi đã từng rất bi quan trước câu nói này.
Bỏ cơm nhà nước đi làm luật sư
. Ý tưởng học luật đến với ông như thế nào?
+ Sau vụ án này, tôi nghĩ mình phải có kiến thức pháp luật. Và tôi nghĩ trình độ pháp luật chung của xã hội còn hạn chế. Một vụ án rõ như thế còn bị làm sai lệch. Từ đó, tôi quyết định đi học để trở thành luật sư giúp đỡ cho những người bị oan ức.
. Từ bỏ công chức ngành thuế sang làm luật sư có khó khăn không, thưa ông?
+ Khó khăn chứ! Tôi đang làm công chức, hưởng lương với thâm niên khá cao. Muốn theo nghề luật sư thì phải bỏ cơm nhà nước nên cũng trăn trở, phân vân. Nhưng sự quyết tâm đã chiến thắng nỗi lo.
. Ông học luật năm 1995 và hành nghề luật sư sau khi tốt nghiệp năm 1999?
+ Lúc đó rất khó xin vào các đoàn luật sư. Tôi đã bị từ chối khi xin gia nhập các đoàn luật sư Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh. Phải chờ đến năm 2004 tôi mới được vào Đoàn luật sư Hà Nội.
Trước đây tôi từng giúp nhiều người, từng làm đại diện ủy quyền cho họ nên khi trở thành luật sư cũng không ngỡ ngàng lắm. Từ khi thành lập văn phòng năm 2004, tôi đã tham gia vào năm, sáu chục vụ việc. Ngoài ra, tôi cũng đã tư vấn cho nhiều thân chủ về các vấn đề liên quan đến pháp luật thuế và dịch vụ pháp lý khác.
Làm luật sư khó hơn làm thanh tra
. Ông có bao giờ so sánh giữa nghề luật sư ở ta với nước ngoài?
+ Làm luật sư ở ta có nhiều hạn chế. Luật sư nước ngoài có thể tham gia vào vụ án ngay từ đầu mà không bị một lực cản nào. Nhưng ở nước mình thì chưa được như thế.
Chẳng hạn, nếu luật sư muốn tham gia từ đầu thì phải được cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Nhưng cả khi đã có giấy rồi cũng chưa chắc được tham gia. Trước đây, hai người phạm tội về ma túy ở Đống Đa (Hà Nội) nhờ tôi dẫn ra đầu thú. Tôi đề nghị được tham gia tố tụng và được cấp giấp chứng nhận. Nhưng sau đó, tôi đề nghị cơ quan điều tra cho lịch lấy cung để tôi dự cung thì họ không thông báo nên tôi không được dự một buổi nào.
Trường hợp khác, pháp luật tố tụng quy định luật sư dự cung được quyền hỏi bị can nhưng phải được điều tra viên đồng ý. Nghĩa là tôi muốn hỏi thân chủ thì tôi phải ghi ra giấy, điều tra viên không chịu, gạch đi thì cũng phải chào thua các anh ấy thôi!
. Như vậy, làm luật sư khó hơn thanh tra thuế?
+ Khó hơn rất nhiều!
. Theo ông, hiện luật sư đã được thoải mái tranh tụng dân chủ trước tòa chưa?
+ Theo tôi, việc tranh tụng trước tòa đã cởi mở, dân chủ hơn trước nhưng vẫn chưa được như mong muốn. Chỉ cần nhìn vào hình thức phiên tòa có thể thấy điều đó: tòa ngồi trên bục cao, công tố viên ngồi ngang với tòa, còn luật sư ngồi thấp hơn phía dưới. Tại sao công tố viên và luật sư không được ngồi ngang nhau khi họ có vai trò tương đương nhau?
“Vì tôi là Nguyễn Văn Lát”!
. Là luật sư, ông nghĩ sao về dư luận rằng vẫn còn tình trạng thỉnh thị án, báo cáo án, án bỏ túi trong hoạt động xét xử?
+ Cần loại bỏ hiện trạng này sớm chừng nào tốt chừng ấy. Khi còn những bản án bỏ túi thì vai trò của luật sư trước tòa cũng chỉ là hình thức, tiếng nói của luật sư cũng chỉ nói để mà nói và nói để thân chủ nghe mà thôi.
Theo tôi biết, luật sư chỉ thật sự có vai trò trong các vụ án điểm, được dư luận quan tâm. Chẳng hạn, trong vụ Nguyễn Lâm Thái, tòa đã để không khí tranh luận khá dân chủ, luật sư được nói hết lời và kết quả là phán quyết của tòa đã khác nhiều so với bản luận tội của VKS.
. Phải chăng việc còn tồn tại án bỏ túi là nguyên nhân của tiêu cực như một số vụ thẩm phán vòi vĩnh đương sự trước khi các phiên tòa được mở?
+ Theo tôi, đó chỉ là một phần. Phần rất lớn còn lại là vì hệ thống pháp luật còn kẽ hở, còn chồng chéo, còn chung chung. Chẳng hạn như người ta vẫn nói “án dân sự xử sao cũng được”. Một số thẩm phán biến chất sẽ lợi dụng vào đó để “làm tiền”.
. Vậy nên vẫn còn chuyện thẩm phán và luật sư ngả giá với nhau và luật sư thành người “chạy án”?
+ Tôi có nghe nói về chuyện này.
. Tham gia hàng chục vụ án, có bao giờ ông được gợi ý “chạy” không?
+ Có lẽ vì tôi là Nguyễn Văn Lát trong vụ án cầu Chương Dương nên chưa bao giờ có ai đặt vấn đề với tôi cả!
. Xin cảm ơn ông.
Một tối đầu năm 1993, anh Phương chở một bọc tiền sang Gia Lâm để giao cho khách. Đến cầu Chương Dương, cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương chặn anh lại, rồi có tiếng súng nổ làm anh ngã quỵ và chết sau đó. Dương khai khi bắt anh Phương dừng xe kiểm tra, vô tình rơi súng, anh Phương chộp lấy, hai người giằng nhau làm súng cướp cò. Trong khi đó, người nạn nhân có ba vết đạn (một ở hõm vai, một ở ngực, một ở ngón tay cái). Bị bắn, nạn nhân kêu “Cướp” thì có hai người lái xe ôm chạy tới. Một người hỏi Dương: “Ông bắn nó à?”. Dương chối “Không”. Bị vặn vẹo: “Không bắn, sao máu ra nhiều thế?”. Dương mới thừa nhận: “Ừ”. Người kia nhấc chiếc túi đựng bọc kín trên xe của Dương thì Dương buột miệng: “Tiền đấy!”. Vậy mà Công an TP Hà Nội chỉ dùng lời khai súng cướp cò của Dương để kết luận Dương phạm tội xâm phạm tính mạng người khác trong khi thi hành công vụ. Kết luận này làm dư luận sôi lên, nhất là sau khi TAND TP Hà Nội xử sơ thẩm tuyên trả hồ sơ cho VKS vì “chưa đủ chứng cứ buộc tội”. Hàng chục bài báo đã “lên án” cơ quan tố tụng và “kết tội” Dương giết người. Trước sức ép này, Bộ Công an phải trưng cầu pháp y quân đội khai quật tử thi để giám định lại. Kết quả giám định cho thấy có cơ sở để kết luận Dương có hành vi giết người. Tháng 10-1994, Dương đã phải nhận án tử. |
Từ khóa » Nguyễn Tùng Dương 1994
-
Vụ án Cầu Chương Dương - LUẬT THIÊN VŨ
-
Nguyên CSGT Nguyễn Tùng Dương Bình Tĩnh Hút điều Thuốc Cuối ...
-
Vụ án Cầu Chương Dương (kỳ 2): Bản án Tử Hình | Báo Dân Trí
-
Kỳ 5: Giờ Phút Trước Pháp Trường - PLO
-
Pháp Y Công An Nhân Dân Không Giám định Vụ Cầu Chương Dương
-
Vụ án Cầu Chương Dương Ngày Nay,... - Tởm Lợm Buồn Nôn
-
Kể Chuyện Lịch Sử - Người Mẹ Của Nạn Nhân Nguyễn Việt Phương ...
-
Khi Xạ Thủ đối Mặt Người Quen Nơi Trường Bắn
-
Nguyễn Tùng Dương (@nguyentungduong_1994) • Instagram ...
-
Góc Nhìn Về Cảnh Sát Giao Thông
-
Vụ án Cầu Chương Dương 1993 - Tâm Điểm 247
-
Những Vụ án Nổi Tiếng
-
[Thảo Luận] - Đi đêm Cần Phải Cảnh Giác Cao độ Khi Làm Việc Với Xxx