Nghiệp Vụ Là Gì? Chuyên Môn Và Nghiệp Vụ Khác Nhau Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Nghiệp vụ là gì?
- 2 2. Trình độ chuyên môn là gì?
- 3 3. Những yếu tố để đo lường trình độ chuyên môn:
- 4 4. Một số ví dụ điển hình về chuyên môn và nghiệp vụ:
- 5 5. Tại sao những người lao động cần phải có nghiệp vụ chuyên môn?
- 6 6. Bảo vệ có cần nghiệp vụ?
1. Nghiệp vụ là gì?
Tìm hiểu về nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ được hiểu là các kỹ năng, trình độ chuyên môn nhất định mà ứng viên/ nhân sự tại một vị trí nào đó nên có để hoàn thành tốt những nhiệm vụ công việc được giao. Người có nghiệp vụ giỏi thường thực hiện công việc với năng suất và chất lượng, hiệu quả cao hơn người có nghiệp vụ thấp. Do đó, trong một số trường hợp hay ngành nghề, nghiệp vụ còn là thước đo năng lực của mỗi nhân viên khi thực hiện công việc; làm căn cứ xét duyệt khen thưởng, tăng lương hay thăng chức.
Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về nghiệp vụ, tuy nhiên theo cách hiểu thông thường nhất thì nghiệp vụ được hiểu chính là tổng hợp các kỹ năng, nghề nghiệp mà bạn cần phải thực hiện đối với một công việc đó để đảm bảo công việc đạt chất lượng cao và hiệu quả nhất, Bên cạnh đó thì nghiệp vụ còn được thể hiện ở kỹ năng chuyên môn, trình độ của người đó. Đôi khi nghiệp vụ chính là một trong những công cụ để đo trinh độ, khả năng của nhân viên. Hoặc nghiệp vụ chỉ đơn giản là cách bạn thực hiện công việc đó như thế nào mà thôi.
Nghiệp vụ còn có thể được phân thành các nhóm như là:
+ Nghiệp vụ theo trinh độ chuyên môn
+ Nghiệp vụ theo tính chất công việc
Trong đó cụ thể như sau:
– Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn: Đây chính là những nghiệp vụ mà bạn đã có từ trước, tích lũy trong quá trình học tập của minh sau đó vận dụng và sáng tạo trong công việc tốt hơn, cụ thể hơn để công việc được hoàn thành một cách thuận lợi nhất. Đó chính là nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn từ trước.
– Nghiệp vụ theo tính chất của công việc chính là nghiệp vụ mà nó sẽ yêu cầu những kỹ năng nhất định để thực hiện với một công việc cụ thể. Ví dụ như nghiệp vụ ngành kế toán, nghiệp vụ công an, quân đội…mà theo mỗi công việc khác nhau thì sẽ có những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau sao cho phù hợp với ngành nghề mà bạn đang làm đó. Như vậy bạn đã hiểu hơn về nghiệp vụ rồi đúng không nào, tuy nhiên cũng đừng nên bỏ lỡ những thông tin trong các phần sau nhé, bởi nó hứa hẹn sẽ đem lại khá nhiều thông tin hữu ích và hay ho cho bạn đó nhé.
2. Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn hay kỹ năng chuyên môn được hiểu là khả năng áp dụng những kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo một cách đầy đủ và bài bản vào một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.
Tầm quan trọng của lĩnh vực chuyên môn là gì?
Đối với một bất kỳ một vị trí nào đều bắt buộc rất khắt khe đều đòi hỏi bạn phải có cụ thể lĩnh vực chuyên môn là gì? Ngoài ra, chuyên môn đó cần phải được đào tạo đúng chuyên ngành, lĩnh vực.
Với những nghề quan trọng như bác sĩ, giáo sư, kỹ sư, giáo viên, các chuyên gia phân tích tài chính và luật sư đều là một trong những ngành nghề cần đòi hỏi trình độ chuyên môn khắt khe. Để ứng tuyển được vào vị trí này bạn cần giỏi cả trình độ lẫn kỹ năng mềm.
3. Những yếu tố để đo lường trình độ chuyên môn:
Để đo lường trình độ chuyên môn, có nhiều cách khác nhau. Nhưng thông thường, người ta dựa vào 3 yếu tố quan trọng dưới đây.
Nào cùng chúng tôi khám phá.
Kiến thức và kỹ năng liên quan tới lĩnh vực chuyên môn
Trước tiên, để đánh giá trình độ của 1 người xét trên chuyên môn nào đó, thì kiến thức, kỹ năng là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu. Chẳng hạn, người làm trong lĩnh vực kế toán thì phải có kiến thức vững về kế toán. Kỹ năng yêu cầu kèm theo bao gồm xử lý số liệu, chứng từ. Họ cũng phải có khả năng nhạy bén trước những con số hơn so với người bình thường.
Ngoài kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực chuyên môn, chúng ta cũng nên bổ sung hiểu biết về các lĩnh vực xoay quanh. Chẳng hạn, 1 người quản lý sẽ được đánh giá cao hơn khi hiểu biết về kế toán, kiểm toán lẫn marketing, tâm lý,… thay vì chỉ duy nhất mảng quản trị.
Kỹ năng kèm theo
Những kỹ năng này có thể là ngoại ngữ, tính toán, sử dụng phần mềm, máy móc. Yêu cầu về kỹ năng giữa mỗi người không giống nhau. Với người hoạt động trong dịch thuật, quan hệ quốc tế, bán hàng, marketing, thì kỹ năng về ngoại ngữ sẽ là điểm cộng lớn.
Sức khỏe nghề nghiệp
Đừng bỏ qua yếu tố sức khỏe nghề nghiệp. Ngoài kiến thức, kỹ năng, bạn cũng phải đảm bảo sức khoẻ đủ tốt để làm việc trong lĩnh vực yêu cầu.
Với những công việc yêu cầu làm trong điều kiện khắc nghiệt, căng thẳng, thì sức khoẻ của bạn phải tốt hơn so với người bình thường.
Tuỳ theo từng công việc cũng như lĩnh vực nhất định, mà trình độ chuyên môn yêu cầu cũng sẽ khác biệt. Sự vững vàng trong chuyên môn, cộng với kinh nghiệm sẽ giúp cho bạn có nhiều cơ hội việc làm. Ngoài ra, đây cũng là cách để làm việc hiệu quả, phát triển bản thân hơn.
4. Một số ví dụ điển hình về chuyên môn và nghiệp vụ:
– Về chuyên môn
Mỗi một ngành nghề sẽ đều có những kỹ năng chuyên môn riêng theo đặc thù công việc và những người theo học cần phải rèn luyện và học tập. Dưới đây là một số ví dụ về kỹ năng chuyên một của từng ngành nghề cơ bản để bạn tham khảo:
- Tài chính – ngân hàng: Có kỹ năng phân tích và kỹ năng hoạch định tài chính. Thành thạo mô phỏng thanh toán quốc tế và kỹ năng phân tích, định giá công ty.
- Hành chính văn phòng: Cần có kỹ năng tìm việc và viết hồ sơ xin việc, các kỹ năng trả lời phỏng vấn và các nghiệp vụ văn phòng.
- Quản tị kinh doanh: Bắt buộc phải có kỹ năng quản lý và tư duy sáng tạo. Các kỹ năng lập hồ sơ và xin việc của các dự phỏng vấn và kỹ năng viết thành thạo
- Ngoại ngữ: Các kỹ năng văn phòng và dịch thuật.
- Kế toán – kiểm toán: Các kỹ năng về báo cáo như tài chính, tổng kết chi tiêu, các hóa đơn giấy tờ, chứng từ. Kỹ năng xử lý hồ sơ và chứng từ kế toán và kỹ năng sử dụng Excel trong kiểm toán.
- Kinh tế: Các kỹ năng soạn thảo văn bản, các hợp đồng và kỹ năng tìm việc để buổi phỏng vấn thành công. Phân tích rủi ra bằng các phần mềm hỗ trợ thông minh. Điển hình là phần mềm Crystal ball.
– Về nghiệp vụ
Ví dụ về Tiêu chuẩn nghiệp vụ về một số ngành nghề phổ biến hiện nay
1. Nghiệp vụ ngành ngân hàng
– Nghiệp vụ nhận tiền gửi từ khách hàng: thu – giữ tiền gửi của khách dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn hay tiền tiết kiệm…
– Nghiệp vụ tín dụng: thực hiện chi thành các nghiệp vụ theo mục đích, theo đầu tư bằng cách tham gia đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường và kiếm lợi nhuận từ đó.
– Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
– Nghiệp vụ chuyển tiền.
– Nghiệp vụ mua bán hộ – Nghiệp vụ ủy thác.
2. Nghiệp vụ kế toán
– Thu tiền của sản phẩm đã bán đi
– Cung cấp các dịch vụ nhập quỹ tiền mặt
– Tiến hành kê khai những khoản thuế cần nộp.
– Lập những phiếu chi-thu, đơn hàng trong ngày khi có giao dịch với khách hàng.
– Lưu giữ những sổ sách quan trọng.
– Làm các sổ sách cần thiết
– Ghi chép và lập lại thành hồ sơ những giấy tờ quan trọng.
– Ngoài ra, cần thành thạo kỹ năng tin học, sử dụng phần mềm chuyên dụng, giỏi tính toán, có trí nhớ tốt và chịu được áp lực công việc.
3. Nghiệp vụ lễ tân
– Tiêu chuẩn đón tiếp khách.
– Thực hiện thủ tục check-in, check-out.
– Giao chìa khóa phòng, dẫn khách lên phòng.
– Nghiệp vụ đổi tiền tệ cho khách.
– Cập nhật thông tin phòng, khai báo tạm trú.
– Tư vấn và bán dịch vụ.
– Giải đáp thắc mắc, giải quyết phàn nàn cho khách.
– Thực hiện thủ tục thanh toán.
Nghiệp vụ Buồng phòng
– Quy trình dọn buồng, thao tác dọn giường, trải ga giường, sắp xếp chăn gối, bố trí các vật dụng gọn gàng
– Chuẩn bị và sử dụng các trang thiết bị, máy móc làm phòng, giặt là
– Phân loại và cách sử dụng hóa chất để vệ sinh buồng, giặt là
– Xử lý tình trạng phòng treo biển “Không làm phiền”; khách muốn đổi phòng…
– Nghiệp vụ Lost & Found xử lý đồ thất lạc, đồ khách bỏ quên
Nghiệp vụ phục vụ
Bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ dành cho nhân viên phục vụ nhà hàng, quán ăn sẽ bao gồm:
– Setup bàn ăn theo tiêu chuẩn nhà hàng
– Tiêu chuẩn đón tiếp khách hàng
– Tiếp nhận order từ khách hàng
– Giới thiệu, hướng dẫn và tư vấn chọn món cho khách hàng
– Phục vụ khách (đồ ăn và thức uống theo yêu cầu) trong suốt quá trình khách dùng bữa tại nhà hàng
– Kiểm tra chất lượng món trước khi phục vụ khách
– Nghiệp vụ Share thức ăn
– Nghiệp vụ điều chỉnh gạt tàn thuốc; dụng cụ ăn uống mới; dọn dẹp bàn ăn.
– Tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng.
5. Tại sao những người lao động cần phải có nghiệp vụ chuyên môn?
Ngoài các yêu cầu về trình độc chuyên môn, yêu cầu về năng lực được các đơn vị tuyển dụng đưa ra thì yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn cũng là một yếu tố rất quan trọng được xem xét.
Những người có nghiệp vụ chuyên môn giỏi thường có những lợi thế như sau:
– Có nghiệp vụ chuyên môn giỏi sẽ giúp cá nhân có thể hoàn thành công việc được giao một cách nhanh chóng và đạt kết quả cao nhất;
– Nghiệp vụ sẽ nâng cao trình độ và khả năng chuyên môn của mỗi cá nhân.
– Có nghiệp vụ chuyên môn sẽ giúp mỗi cá nhân thành công hơn và dễ dàng hơn trên con đường sự nghiệp của mình.
Như vậy yếu tố nghiệp vụ là rất cần thiết đối với các cá nhân khi muốn xin việc hoặc khi làm việc tại các công ty để có thể đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.
6. Bảo vệ có cần nghiệp vụ?
Nghiệp vụ bảo vệ là gì?
Nhu cầu đòi hỏi về chất lượng bảo vệ ngày càng tăng cao nên không phải bất kì ai cũng có thể vào nghề bảo vệ. Nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp phải trải qua các khóa đào tạo, huấn luyện được cấp giấy phép hoạt động, có những kỹ năng bảo vệ cần thiết mới được hành nghề.
Các nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp
Nghiệp vụ bảo vệ cơ bản
Đây là những nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản bắt buộc nhân viên bảo vệ nào cũng phải đáp ứng được yêu cầu này. Các nghiệp vụ đơn giản này như kiểm tra, theo dõi, tuần tra, báo cáo,..nhằm mục đích tăng hiệu quả bảo vệ an ninh cho khu vực mục tiêu bảo vệ.
Bảo vệ con người và sơ cứu cần thiết
Mỗi bảo vệ cần trang bị cho mình kiến thức về sơ cứu, cấp cứu khi gặp người bị nạn. Nhiều dịch vụ bảo vệ đòi hỏi nhân viên bảo vệ phải có nghiệp vụ sơ cứu này để sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
Nghiệp vụ sức khỏe, trí tuệ
Tiêu chuẩn tuyển bảo vệ quan trọng là ứng viên đó phải có sức khỏe,thể lực để thực hiện công việc bảo vệ đầy khó khăn và vất vả này. Do đó, nhân viên cần rèn luyện sức khỏe tốt, dẻo dai cùng với tinh thần tỉnh táo minh mẫn sẵn sàng đối phó với mọi trường hợp rủi ro.
Nghiệp vụ đào tạo PCCC
Nhân viên bảo vệ cần được học tập, rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cơ bản để sử dụng khi cần thiết tại mục tiêu bảo vệ. Cần có kiến thức, hiểu biết và sử dụng thành thạo các thiết bị PCCC để sẵn sàng áp dụng khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Từ khóa » Trình độ Chuyên Môn Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Là Gì
-
Trình độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Là Gì? 3 Giải Pháp Nâng Cao Nghiệp Vụ
-
Trình độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Là Gì? Ghi Như Thế Nào Trong Hồ Sơ?
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Ghi Như Thế Nào Trong Hồ Sơ?
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Những điều Cần Lưu ý Trong Hồ Sơ
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Phân Loại Và Cách Ghi Trong Hồ Sơ?
-
Trình độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Là Gì? Nghiệp Vụ Bắt Buộc Của Giáo ...
-
Trình độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Là Gì - TTMN
-
Năng Lực Trình độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Là Gì
-
Chuyên Môn Nghiệp Vụ Là Gì? - Tinh Hoa Solution
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Cách Viết CV Trình độ Chuyên Môn
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Điểm Khác Nhau Với Trình độ Học Vấn
-
Trình độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi
-
Trình độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Là Gì?
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì Và Cách điền Vào CV Chính Xác Nhất