NGHÌN NĂM XƯA VĂN HIẾN THỜI VUA HÙNG VƯƠNG : DÂN TỘC ...

Search
  • TIẾNG VIỆT : À ƠI .
  • CÙNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO CON CHÁU TẠI NHÀ
  • NHỮNG TIỂU MỤC THAM KHẢO
  • LIÊN LẠC
  • TIẾNG VIỆT : À ƠI .
  • CÙNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO CON CHÁU TẠI NHÀ
  • NHỮNG TIỂU MỤC THAM KHẢO
  • LIÊN LẠC
  • TIẾNG VIỆT : À ƠI .
  • CÙNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO CON CHÁU TẠI NHÀ
  • NHỮNG TIỂU MỤC THAM KHẢO
  • LIÊN LẠC
Search
  • Home
  • NHỮNG TIỂU MỤC THAM KHẢO
TrướcSauHỒNG BÀNG - VĂN LANG - NGHÌN NĂM XƯA VĂN HIẾN THỜI VUA HÙNG VƯƠNG : DÂN TỘC LẠC VIỆT ĐÃ DÙNG " Chữ Việt Cổ - Chữ Nòng Nọc - Chữ Khoa Đẩu ." Xem ký tự trên Trống Đồng Lũng Cú - Hà Giang - VN.20 Tháng Hai 20205:02 CH(Xem: 6182).............Chữ Việt Cổ - Khoa Đẩu .Khi Mã Viện đánh thắng Hai Bà Trưng rồi chiếm lấy nước ta, Mã Viện đã ra lệnh thu hết sách vở chở về Lạc Dương, cấm học chữ khoa đẩu hoặc trong nhà người nào có sách bằng chữ khoa đẩu sẽ bị bắt để cho dân Việt chúng ta không còn biết nguồn gốc và xem chúng ta giống như các bộ tộc man di mọi rợ.Cái thành công của tụi Hán là làm cho chúng ta tin mình như vậy. Vì những thư tịch cổ của mình bị mất nên tụi Tàu nó muốn chép láo lếu về dân Việt của mình như thế nào cũng được vì tụi nó nghĩ rằng không còn ai biết để mà sửa lại. Trong bộ Hậu Hán thư còn ghi rằng dân Việt lúc đó không biết lễ nghĩa và chính Sĩ Nhiếp là người đầu tiên dạy dân Việt học chữ Hán với lễ nghĩa. Thế mà ngày nay nhiều người Việt còn coi bộ sách này làm khuôn vàng, thước ngọc để tra cứu sử Việt.Cũng may là đến thời nhà Lý vẫn còn công chúa Bình Dương con vua Lý Thái Tông và một số người vẫn còn biết chữ khoa đẩu để mà ghi chép lại, nếu không thì không biết đâu mà tìm.Nếu chúng ta không có 1 nền văn minh tích tụ trước từ thời vua Hùng, người Việt không có nguồn gốc lịch sử, văn học hay võ thuật không thể tự nhiên tình cờ có Hai Bà Trưng cùng với 162 vị anh hùng nổi lên đánh những trận kinh thiên động địa như trận Trường An, Nam Hải, Hồ Động Đình, Tượng Quận,… gắn liền với tên tuổi của các vị công chúa Hoàng Thiều Hoa, Thánh Thiên, Phật Nguyệt, Phùng Vĩnh Hoa , Nữ Tướng Lê Chân làm cho tụi Hán phải chống cự vất vả. Những trận chiến kia vẫn còn vết tích để lại trên phần đất Lĩnh Nam của chúng ta mà tụi Tàu chiếm giữ đến ngày nay.Nhà giáo về hưu Đỗ Văn Xuyền (sinh năm 1937), sống tại Việt Trì, sau một thời gian để công nghiên cứu đã bước đầu công bố công trình hơn 50 năm trời nghiên cứu “Giải mã chữ Việt cổ” tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam.Sau nhiều năm nghiên cứu các Ngọc phả tại các đền thờ khác nhau rải rác khắp vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, ông đã tìm ra 18 nơi thờ các thầy giáo, học trò từ thời An Dương Vương, Hùng Vương. Từ đó ông đưa ra một giả thiết ban đầu của mình là trước năm 186 công nguyên là năm chữ Hán được đưa vào Việt Nam thì dân tộc ta đã có chữ viết riêng – chữ Việt cổ, chữ viết đó được các thầy giáo thời Hùng Vương sử dụng.Giả thiết này hoàn toàn khác với điều đa số người Việt hiện nay vẫn cho rằng là trước khi bị Tàu đô hộ, nước Văn Lang (tức nước Việt) không có chữ viết riêng mà chỉ đến khi người Tàu qua xâm chiếm thì người Việt mới bắt đầu dùng chữ Hán để viết.Qua nghiên cứu các thư viện và tìm đọc các thư tịch trong, ngoài nước của nhiều nhà nghiên cứu tiền bối đã đi sâu vào vấn đề này: Từ Lê mạnh Thát, Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm,… cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: Từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu,… ông đều gặp may bởi họ đã khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng.Khảo cứu những văn kiện Lịch sử cổ đại“Nghiêu thế, Việt thường Thị Kiến thiên tuế thần quy, Bối hữu khoa đẩu”. Sách Tân Lĩnh Nam Chích quái của Vũ Quỳnh (đời Lê, thế kỷ 15) viết đại ý: Thời Lạc Long Quân có người hái củi, bắt được con rùa, lưng rộng khoảng ba thước, trên mai có khắc chữ như con nòng nọc gọi là chữ Khoa Đẩu. Hùng Quốc vương đã cử phái đoàn đem rùa thần đó cống cho vua Nghiêu.Về việc này, sách Thông Giám Cương Mục do Chu Hy đời Tống viết: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ IV (2352 trước Công nguyên) có Nam Di Việt Thường thị đến chầu, hiến con rùa lớn”.Sách Thông Chí cũng đời Tống nói rõ hơn: “Đời Đào Đường, Nam Di Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa ước được ngàn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ Khoa Đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”. – Đây còn là khởi thủy của KINH DỊCH .Một lần trên đường đi tìm kiếm ông đã dừng chân bên ngôi miếu nhỏ của một xóm núi, đọc được một bản Ngọc Phả thời Trần Thái Tông với những dòng chữ vang vọng : “Nghiêu thế, Việt thường Thị Kiến thiên tuế thần quy, Bối hữu khoa đẩu”.Như vậy thời Hùng Vương, dân tộc ta đã có chữ viết với tên gọi Khoa Đẩu, đó là điều có thể khẳng định chắc chắn.Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15, cuộc đốt phá hết thư khố quốc gia và thư khố của các bộ (sau cuộc tấn công vào đồn Mang Cá) của Pháp năm 1875, liệu có còn sót lại những gì?Ông Xuyền đến Sa Pa, trên tảng đá vùng Hầu Thảo, sau khi cạo lớp rêu phủ đã tìm được những chữ giống như chữ cái của Vương Duy Trinh, Hiệp biện Đại học sỹ, Tổng đốc Thanh Hóa. Trong cuốn Thanh Hóa quan phong viết năm 1903, Vương Duy Trinh đã giới thiệu một số chữ lạ sưu tập được, khẳng định đó là chữ Việt cổ từ thời Hùng Vương, và đưa ra nhận xét: “Vì Thập Châu là nơi biên viễn nên dân ta còn lưu giữ thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp bắt bỏ hết để học chữ Trung quốc”.Giáo sư Hà Văn Tấn đã công bố công trình nghiên cứu “Về một nền văn tự trước Hán và khác Hán”, Giáo sư Lê Trọng Khánh thì khẳng định “Nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa Đẩu thời tiền sử để ghi tiếng dân tộc mình”.Gs Vương Duy Trinh nói: “Vì thập Châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thứ chữ ấy”, ông hướng tìm tòi lên vùng Tây Bắc, Việt Bắc, vùng khu 4 cũ, rồi lăn lộn lên cả Đông và Tây dãy Trường Sơn để tìm theo dấu vết.Qua công trình nghiên cứu về ngôn ngữ người Việt cổ HauĐricourt, ông khẳng định được bộ ký tự này có từ trước công nguyên (loại ký tự bắt nguồn từ chữ Khoa đẩu tượng hình chuyển sang chữ cái có ghép vần). Căn cứ vào ý kiến của giáo sư Lê Trọng Khanh: “Các dân tộc Bách Việt dùng thứ chữ này” Mùa hè năm 2018 , tỉnh Sơn La tìm được hàng nghìn cuốn sách cổ có chữ lạ . Như vậy điều dự đoán của các nhà khoa học trước đây đã được chứng minh: Thứ ký tự đặc biệt để ghi âm tiếng nói của người Việt cổ -thứ chữ dân tộc ta đã có từ thời đại Hùng Vương, đã được các dân tộc Lạc Việt sử dụng chung và còn được lưu giữ bảo tồn ở vùng Tây Bắc cho đến ngày nay. Đó là Chữ Việt Cổ hay là Chữ Khoa Đẩu ................. Bình Ngô Đại Cáo - Ức Trai Tiên Sinh Nguyễn Trãi ........ Việc nhân-nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo. Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng văn-hiến đã lâu. Sơn-hà cương-vực đã chia, phong-tục bắc nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc-lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng-cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào-kiệt đời nào cũng có... HƠN 4.500 NĂM TRƯỚC LẠC VIỆT ĐÃ ĐỘC LẬP . THÌ BÂY GIỜ VIỆT NAM PHẢI DUY TRÌ ĐỘC LẬP - THOÁT TRUNG BẰNG MỌI CÁCH :.............Quan điểm về dịch thuật Tên và Họ của người Tàu - Trung Hoa . ..... Suốt trên 4.500 năm Lịch sử xây dựng lên đất nước Việt Nam . Bắt đầu từ thời Hồng Bàng - Văn Lang ...cho đến ngày nay. Tổ Tiên dân tộc Việt đã cố gắng hết sức để chống lại sự đồng hóa của văn hóa Tàu - Trung Hoa với sức ép rất lớn . Chính nhờ ý thức và thực hiện được điều này , mà Dân tộc Việt Nam mới tồn tại được ngày hôm nay , mặc dù vẫn còn bị khống chế rất nguy hiểm . Chính vì vậy chúng ta , bất cứ ai là người Việt Nam đều nên suy nghĩ và thực hiện sự thoát ly ra khỏi văn hóa Trung Hoa tức Thoát Trung . ..... 1- Chúng ta học hỏi và tiếp thu những điều hay, tốt của Âu Tây - Hoa Kỳ - Nhật Bản và Ấn Độ để thay thế dần và loại bỏ - các tư duy cũng như hoạt động nào còn mang đậm bản chất Tàu - Trung Hoa ...... 2- Trong cách gọi Tên của các nhân vật Tàu - Trung Hoa : Nên sử dụng đúng theo phiên âm Quốc Tế - English để phát âm và ghi chép . Chứ không nên cố gắng Việt Nam hoá chữ Tàu . Bởi vì điều này sẽ vô tình làm đẹp thêm danh tính của người Tàu một cách không cần thiết . Và vô tình sẽ nâng cao cảm tình tốt đối với người Tàu ... Trong lúc Trung cộng đang tiến hành một cuộc Xâm lăng Nguội - Hán hoá đối với đất nước chúng ta . Ví dụ : Fan Changlong KHÔNG NÊN DỊCH RA : Phạm Trường Long - vô tình nó trở thành tên người Việt Nam , mà chúng ta không cần thiết làm đẹp tên của nó , vì đó là tên tướng Tàu đang thiết trí kế hoạch xâm lăng đất nước Việt Nam. . Ví dụ : Huawei cứ đọc và viết theo English đừng nên dịch thành Hoa Vi . Ví dụ : Hua Chunying không nên dịch ra Hoa Xuân Oánh làm gì cho đẹp tên của một con mụ xẩm xấc xược và duy trì tư tưởng xâm lăng biển Đông như vậy ...Còn rất nhiều , không thể nêu hết lúc này . Nên chỉnh đổi lại theo phiên âm Quốc Tế English là vừa phải ......3- Trong cách gọi và đọc Họ cũng là một sự vô tình hay vô ý thức xóa bỏ đi ranh giới dân tộc Việt . Qua cách dịch Họ của người Tàu qua Họ người Việt . Đã vô hình xóa đi ranh giới chủng tộc của dân tộc Việt chúng ta và xúc phạm những dòng họ thuần Việt . Có một số người non dạ và không có sự hiểu biết kiến thức sơ đẳng , bạc nhược ...lại có xu hướng nói bừa là từ bên Tàu mà ra một cách ngu ngơ ... Ví dụ : Li Bin tại sao lại dịch là Lý Bân ; Li Wenliang tại sao lại dịch là Lý Văn Lượng ; ...Rất và Rất nhiều Họ bị dịch sai trái , trật cả kết cấu đánh vần ... như Zhang tại sao dịch thành Trương ; Chen tại sao dịch thành Trần ; Wu tại sao lại dịch là Ngô ...? Tại sao dịch sai Lai Chee-Ying thành Lê Trí Anh hoàn toàn Việt Nam . Họ Lê là thuần Việt xuất phát từ đời Hai Bà Trưng đó là Nữ Tướng Lê Chân nổi tiếng can đảm đánh giặc Tàu Hán- Mã Viện năm 40-43 . Tàu - Trung Hoa chỉ có Lei .Điều này vô cùng xúc phạm các Họ nguồn gốc của người Việt Nam . Ví dụ : Zhang Meiwen tại sao dịch ra Trương Mỹ Vân là tên thuần Việt .Họ Trương của Việt Nam đã có từ thời Vua Hùng Vương với chuyện tình Trương Chi và Mỵ Nương và cả hai vị tướng Trương Hống , Trương Hát đã theo phò tá cho Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục và sau này thời Hậu Lý - Anh Hùng Dân Tộc Lý Thường Kiệt đã dùng Đền Thờ của hai vị Trương Hống , Trương Hát bên bờ sông Như Nguyệt mà đọc Bài thơ Sông Núi Nước Nam bất hủ muôn đời ...Các tay dịch thuật chữ Tàu hoàn toàn không căn bản , bạ đâu ghép đó cho giống chút đỉnh âm- Ví dụ : Họ Yang của Tàu hay Hàn có lúc dịch ra Dương , lại có lúc dịch họ Yeung cũng là Dương . Các dịch giả này viết bừa bãi cho suông vần chứ hoàn toàn không có sự liên hệ dòng họ trên thực tế . Ví dụ : Họ Li cũng dịch là Lý và họ Lee của Tàu hay Hàn cũng dịch ra Lý . Dịch thuật lung tung, bừa bãi không có ích gì cho dân tộc Việt Nam , mà còn mở đường sự hoà nhập dễ dàng cho bọn Tàu sống ẩn nấp vào các khu vực dân cư Việt Nam với cái tên và họ gốc Việt . Và bọn Tàu Trung Hoa sẽ tụ tập lại và chiếm đóng đất nước ta như khu vực Chợ Lớn , Bình Dương , Hải Phòng , Móng Cái ...và cao nguyên . Nên dừng lại và dựa theo phiên âm Quốc Tế English là tốt nhất - Nỗ lực Thoát Trung .Nước Nhật Bản và nước Nam Hàn là hai quốc gia mẫu mực trong Tư tưởng Thoát Trung . Nước Nhật Bản đã bắt đầu Thoát Trung và Hướng Âu , từ đời Minh Trị Thiên Hoàng vào trước Đệ Nhất Thế Chiến 1914-1918 . Và sau đó trở nên thực tiễn hơn vào sau Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945 - Với bản Hiến Pháp Hòa bình . Nước Nam Hàn đã có những sự thay đổi Thoát Trung , từ sau cuộc nội chiến với Bắc Hàn CS đình chiến 1950-1953 . Quân đội Hoa Kỳ với vai trò bảo vệ Nam Hàn đã trấn đóng phía nam Vĩ tuyến 38 N , và tiếp theo sau đó đạo Tin Lành được truyền bá Phúc Âm vào Nam Hàn rất tự do . Chính điều này đã làm cho xã hội Nam Hàn đã dần dần Thoát Trung và Hướng Mỹ .Mặc dù , vẫn còn những sự thăng trầm về kinh tế và y tế dịch tễ do CoVid-19 Corona Virus gây ra . Nhưng hai nước Nhật Bản và Nam Hàn đã khẳng định chắc chắn về vị thế cường quốc văn minh của họ trên trường quốc tế suốt ba mươi năm . Sự văn minh rõ ràng dễ thấy nhất : Đó là sự tôn trọng Quyền Con Người và Nhân Phẩm của mọi người đều bình đẳng . Trong khi tư tưởng Khổng Nho của Tàu - Trung Hoa là bắt buộc mọi người trong xã hội đều phải chịu sự giám sát và điều động bởi quyền lực độc tôn : như là nhà vua thời phong kiến hay đảng phái cai trị như thời kỳ Quốc dân Đảng Trung Hoa và đảng Cộng sản TQ hiện nay . 4 - Một ý kiến đưa ra để tham khảo cho hành động Thoát Trung :Trên thế giới hiện nay 2020 , chỉ còn có 2 dân tộc cùng có một lễ hội mừng năm mới Âm Lịch . Đó là Việt Nam và Trung Hoa .Hai nước khác ở Á Châu từ lâu cũng đã bỏ mừng năm mới Âm Lịch và chuyển sang mừng năm mới Dương Lịch đó là Nhật Bản và Nam Hàn . Đồng ý rằng Tết Cổ Truyền Việt Nam đã có xuất xứ từ thời Hồng Bàng - Lạc Việt - Hùng Vương xây dựng đất nước Văn Lang . Nhưng sau đó , Triệu Đà đã đánh bại An Dương Vương - Âu Lạc xâm chiếm và du nhập văn hoá Tàu - Trung Hoa vào đồng hoá dân tộc Lạc Việt . Và cứ như vậy , cho đến bây giờ . Thỉnh thoảng người Âu Mỹ cứ gọi chung lễ hội mừng năm Âm Lịch là Chinese New Year khiến trong lòng người dân Việt cảm thấy tự ái , bực bội ... rồi phải giải thích lại từ đầu . Những cái bóng Tàu - Trung Hoa nó lớn quá , cứ che chắn nhiều phần dân tộc Việt Nam chúng ta . Mặc dù cái nào Trung Hoa có , thì đồng thời dân tộc Việt cũng đã có tương xứng. Do đó , bằng mọi giá phải tìm cách Thoát Trung . Trong tình hình lúc này Tàu - Trung cộng đang lấn áp và tràn xuống chiếm đóng đất nước Việt Nam . Thì dân tộc Việt Nam phải tìm đủ mọi cách để chống lại , trong đó có sự dẫn dắt của thoát ly tư tưởng . Xã hội Việt Nam , dù muốn dù không cũng đang trên đường công nghiệp hoá ,đô thị hóa và giao dịch rộng lớn hơn về kinh tế với Âu Mỹ . Do đó , chúng ta Việt Nam nên nghỉ lễ mừng năm mới Dương Lịch , rồi trở lại làm việc đồng loạt , cho khỏi mất thời giờ ngừng sản xuất .Tết Cổ Truyền Việt Nam luôn luôn đến sau năm mới Dương Lịch có thể vào cuối tháng 1 hoặc giữa tháng 2 Dương Lịch . Thì chúng ta nên chuyển Tết Cổ Truyền Việt Nam : trở nên một ngày kỷ niệm truyền thống . Tất cả , mọi người được nghỉ lễ tại nơi làm việc, không cần phải quay về nhà .Tất cả phong tục Tết Cổ Truyền đều giữ vững : nhưng việc nấu bánh Chưng , bánh Dày , bánh Tét , các thứ Mứt Tết và hoa ... hoa Mai - hoa Đào đều có thể tự chế biến từng gia đình hay có thể để cho các khu chế xuất thực phẩm đảm nhận với số nhiều và mua bán tại các cửa hàng , siêu thị hay chợ quán ...Số lượng chỉ đủ dùng cho một ngày Tết Đống Đa- Quang Trung ( Mùng 5 Tết là Ngày Đầu Năm ) Nên chọn Ngày Mồng 5 Tết để làm ngày Tết Việt Nam - Đây là ngày Lịch sử Tết Đống Đa - Quang Trung . Đây là ngày Vua Quang Trung Đại Phá 20 vạn quân Mãn Thanh . Cho nên chúng ta dùng ngày mùng 5 Tết Đống Đa - Quang Trung để duy trì Tết Cổ Truyền Việt Nam mà chúng ta không mặc cảm là tết theo tàu. Tàu- Trung Hoa không bao giờ dám nhận Tết Đống Đa- Quang Trung là xuất xứ từ Trung Hoa. Bởi vì đây là ngày thất trận của Tàu - Trung Hoa . Còn dân tộc Việt Nam có dịp tận hưởng ngày Tết Cổ Truyền hoàn toàn thuần Việt đồng thời kỷ niệm ngày dân tộc Việt chiến thắng và Thoát Trung ./.TrướcSauGửi ý kiến của bạnTên của bạnEmail của bạn Copyright © 2024 onnguonsuviet.com All rights reserved VNVN SystemĐồng ýChúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.

Từ khóa » Chữ Cổ Việt Nam