Ngỡ Hạ đường Huyết Vì Chân Tay Run Phải Ngậm Kẹo, Cô Gái Trẻ Phát ...
Có thể bạn quan tâm
PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, những biểu hiện hạ đường huyết của cô gái tưởng hay gặp khi bị đói, thực ra lại là dấu hiệu của một căn bệnh hiếm gặp, với tỷ lệ mắc mới chỉ là 1/250.000 ca/năm.
Trước đó, cô gái trẻ Trần Ngọc Th.(25 tuổi, quê Nam Định), phát hiện bị Insulinnoma, u cận giáp, u tuyến yên vào cuối năm 2017.
Tuy nhiên gần đây, tình trạng bệnh nhân càng lúc càng biểu hiện bệnh nặng nề hơn.
Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, run chân tay nhiều, xuất hiện những cơn xỉu trong ngày, thời điểm xa bữa ăn.
Để đối phó với tình trạng này, bệnh nhân đã tự khắc phục bằng cách uống nước đường, ngậm kẹo liên tục nhiều lần trong ngày.
Người nhà bệnh nhân cho biết, trong một ngày, bệnh nhân xuất hiện nhiều cơn như vậy, không có cách nào khác luôn phải có sẵn đường, kẹo trong người, để khi thấy có dấu hiệu bủn rủn trong người là uống nước đường, ăn kẹo. Chỉ trong một thời gian ngắn cô gái đã lên vài cân và rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì.
Mới đây, khi đến BV Nội tiết Trung ương khám, bệnh nhân được chẩn đoán đau nội tiết, một căn bệnh có tỷ lệ mắc mới rất hiếm.
PGS.TS Trần Ngọc Lương cho biết, u tụy nội tiết là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống cũng như tính mạng của người bệnh.
Đáng nói là triệu chứng lâm sàng của bệnh đa dạng và có thể nhầm lẫn với bệnh lý thần kinh nên người ta dễ bỏ sót dấu hiệu chẩn đoán.
“Một trong những biểu hiện lâm sàng của u tụy nội tiết là hạ đường huyết khi đói (có một số bệnh nhân hạ đường huyết sau ăn). Và đây là lý do khiến nhiều người bệnh chủ quan, nhầm tưởng chỉ đơn giản là cơn hạ đường huyết khi đói nên “tự xử” ở nhà như uống nước đường, ăn kẹo để tránh cơn hạ đường huyết. Sau khi uống nước đường, ngậm kẹo tình trạng run rẩy, mệt mỏi cũng giảm đi nên người bệnh càng chủ quan, không đến viện sớm để kiểm tra”, TS Lương nói.
Điều này làm chậm trễ trong việc thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa, gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Trong khi đó, đây là một bệnh lý nội tiết rất nặng, nếu không được xử lý đúng, kịp thời những cơn hạ đường huyết kéo dài này sẽ làm tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục hệ thần kinh trung ương và gây ra di chứng tâm thần kinh nặng và tàn phế ở trẻ em. Đối với người lớn, hạ đường huyết kéo dài, tái diễn cũng dẫn đến những tổn thương thần kinh không hồi phục do tổ chức não bị thiếu năng lượng cho hoạt động.
Với bệnh nhân này, sau khi chẩn đoán ra bệnh, PGS Lương đã trực tiếp phẫu thuật điều trị u tụy nội tiết. Bệnh nhân đã được mổ theo đường mổ cũ, lấy u vùng móc tụy, kích thước 0,9×0,9mm.
Hiện tại bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn được cháo, đường huyết ổn định, tiếp tục được chăm sóc và điều trị hậu phẫu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
PGS Lương cảnh báo, khi bỗng nhiên xuất hiện liên tục những cơn hạ đường huyết khi đói, gây bủn rủn chân tay, mệt muốn xỉu người bệnh nên đi kiểm tra để được phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.
Hồng Hải
Từ khóa » đói Là Rủn Chân Tay
-
Bác Sĩ Muốn Bạn Biết: 9 Dấu Hiệu Cảnh Báo Hạ đường Huyết
-
Lưu ý Về Các Thời điểm Dễ Bị Hạ đường Huyết Trong Ngày
-
Hạ đường Huyết – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tay Chân Run Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Tình Trạng Này Nguy Hiểm Ra Sao?
-
Cảnh Giác Khi Người Tiểu đường Bị Toát Mồ Hôi, Bủn Rủn Chân Tay
-
Cách Xử Trí Khi Bị Hạ đường Huyết - Sở Y Tế Nam Định
-
Bủn Rủn Chân Tay, Cảm Giác Muốn Té Xỉu Khi đói, Bệnh Gì? - AloBacsi
-
Mỗi Khi đói Là Cảm Thấy Bồn Chồn, đánh Trống Ngực, Tay Run Rẩy Là ...
-
Dấu Hiệu Bị Chóng Mặt, Bủn Rủn Tay Chân Khi Bị đói
-
Mệt Mỏi Tay Chân Bủn Rủn Là Bệnh Gì ? | TCI Hospital
-
CHỨNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT... - Bệnh Viện Hữu Nghị Đa Khoa ...
-
Có Dấu Hiệu Hạ đường Huyết: đổ Mồ Hôi, đói, Run, Phải Xử Trí Ra Sao?
-
Làm Thế Nào Khi Tim đập Nhanh Hồi Hộp Run Tay? - Vinmec
-
Đói Bụng Run Tay Chân Là Bệnh Gì, Khi Đói Bủn Rủn Chân Tay Là ...