Ngỡ Ngàng Với Vẻ đẹp Từ Cây Tía Tô Cảnh

Cây tía tô cảnh nhiều màu sắc

Cây tía tô cảnh là cây được lựa chọn hàng đầu trong các cây trồng thảm. Với màu sắc bắt mắt từ những chiếc lá kết hợp với sự khéo léo của các nghệ nhân trồng vườn, không khó để tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động từ những cây tía tô cảnh khác nhau. Hiện nay cây tía tô cảnh được trồng phổ biến ở nhiều công trình đô thị tạo thảm. Chính vì vậy cây tía tô cảnh được nhiều người ưu ái trồng trang trí. Để có được những chậu cảnh đẹp từ cây tía tô cảnh, xin chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin về cây tía tô cảnh như sau:

Vẻ đẹp từ lá cây tía tô cảnh

1. Những điều cần biết từ cây tía tô cảnh

- Cây tía tô cảnh có tên khoa học là Solenostemon scutellarioides, thuộc học hoa môi – Lamiaceae. Cây còn có tên gọi khác như cây lá gấm. Có nguồn gốc từ Indonesia.

- Là cây thân thảo hàng năm, mọc thành từng bụi, thẳng đứng có chiều cao từ 30 – 60 cm. Thân phân nhiều nhánh. Lá tía tô cảnh là lá đơn mọc đối. Tùy vào từng giống tía tô cảnh khác nhau mà lá có màu sắc khác nhau nhưng nổi bật nhất là màu tím, viền lá màu vàng. Hoa mọc thành cụm chùm, có dạng xim đơn. Hoa màu tía, cánh hoa màu trắng li ti, mọc ở đỉnh ngọn, cuống hoa ngắn.

- Cây có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, phân nhánh nhiều. Cây ưa nắng đặc biệt là nắng sớm trước 10 giờ sáng. Cây có khả năng sinh trưởng trong điều kiện nắng nóng và thời tiết bất thuận. Cây ưa ẩm nhưng không chịu úng vì dễ bị thối gây chết cây. Cây trồng chủ yếu làm cảnh từ màu sắc của lá nên thời gian sử dùng suốt cả quá trình trồng cây. Thông thường cây sau gieo hạt một tháng rưỡi thì được trồng để làm cảnh.

Xem thêm < Cytokinin - 6BA Tăng khả năng đậu quả, hạn chế vàng lá >

2. Giá trị sử dụng của cây tía tô cảnh như thế nào?

- Cây tía tô cảnh có giá trị về phong thủy. Cây là biểu tượng cho sự may mắn, sum vầy và hạnh phúc của gia đình.

- Với nhiều màu sắc đa dạng theo từng giống khác nhau, cây tía tô cảnh được sử dụng chủ yếu để làm cảnh trong các khu công viên công cộng, khu đô thị, vườn nhà, … Với đặc điểm cây dễ sống chịu được điều kiện khắc nghiệt, không tốn công chăm sóc.

- Ngoài ra cây tía tô cảnh là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y. Dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau như giả cảm, bệnh đau dạ dày, bệnh gút, … Còn được dùng trong làm đẹp.

Trồng tía tô cảnh trong chậu

3. Cách trồng và chăm sóc cây tía tô cảnh

3.1 Cách nhân giống cây tía tô cảnh

- Hiện nay trên thị trường có đến hơn 10 loại giống cây tía tô cảnh khác nhau. Tùy vào sở thích, nhu cầu có thể trọn mua giống phù hợp. Nên mua những đơn vị cung ứng uy tín chất lượng, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm và chất lượng cây giống sau trồng.

- Cây tía tô cảnh có thể nhân giống bằng cả phương pháp gieo hạt và giâm cành nhưng phổ biến nhất là phương pháp gieo hạt. Vì phương pháp này dễ thành công và có thể tạo ra số lượng cây giống lớn.

Cây tía tô cảnh trồng bon sai

* Cách gieo trồng cây tía tô cảnh từ hạt

- Hạt giống cây tía tô cảnh sau khi mua về không cần xử lý hạt trước khi gieo. Chuẩn bị luống gieo hạt sẵn. Đất được làm nhỏ, kỹ, sạch cỏ dại và lên luống. Đem hạt rắc lên luống ươm, sau đó tưới ẩm đất. Duy trì độ ẩm đất trong suốt quá trình gieo từ 60 – 70%. Sau 7 – 10 ngày hạt nảy mầm. Cây con từ 30 – 45 ngày tuổi có thể đem trồng.

Trồng cây tía tô cảnh tô đẹp cảnh quan công viên

3.2 Cách trồng và chăm sóc cây tía tô cảnh đúng kỹ thuật

- Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng nên được làm sạch cỏ dại, đất đá, … làm đất nhỏ và phun thuốc phòng trừ bệnh trước khi trồng. Đồng thời tiến hành bón phân lót, rải vôi đầy đủ. Việc làm đất được chuẩn bị trước ít nhất 7 – 10 ngày trước khi trồng.

- Nếu trồng trong bầu, chậu cần sử dụng giá thể trồng bằng các giá thể có bán trên thị trường chuyên dùng cho hoa cây cảnh. Hoặc tự phối trộn theo công thức: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

Sắc màu cây tía tô cảnh

- Mật độ trồng: Trồng trực tiếp thì cây cách cây từ 15 – 20 cm. Trồng chậu tùy vào đường kính chậu nên trồng cây cách cây từ 5 – 7 cm, đường kính chậu 15 cm trồng 3 – 5 cây là hợp lý.

- Tiến hành chuyển cây con từ vườn ươm ra trồng. Nhẹ nhàng tránh làm cây dập nát, rễ đứt dễ gây chết cây. Trồng với mật độ định sẵn. Lưu ý trồng cạn không trồng sâu làm cây sinh trưởng kém. Sau trồng 5 – 7 ngày cây bắt đầu hồi xanh mới tiến hành các biện pháp chăm sóc khác.

Thảm màu đỏ từ cây tía tô cảnh

* Cách chăm sóc cây tía tô cảnh

- Ánh sáng: Trồng cây nơi có ánh sáng đầy đủ, càng nhiều ánh sáng lá càng có màu sắc đẹp.

- Tưới nước: Cây có khả năng chịu hạn, tuy nhiên cây ưa ẩm không chịu úng. Trung bình tưới nước cho cây từ 1 – 2 lần/ngày. Duy trì độ ẩm cho đất từ 60 – 70% trong suốt quá trình trồng.

- Phân bón: Để cây sinh trưởng phát triển mạnh ra nhiều lá cần bón phân bón định kỳ cho cây. Cứ 15 ngày bón 1 lần. Có thể sử dụng các dòng phân bón NPK để bón. Hòa phân bón với hàm lượng của nhà sản xuất tưới cho cây. Sau tưới phân bón xong nên tưới lại bằng nước sạch tránh phân bón bám trên lá gây cháy lá.

- Sâu bệnh hại cây tía tô cảnh: Một số đối tượng thường gây hại trên cây tía tô cảnh như rệp sáp, nấm, … Trong suốt quá trình trồng cần thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý kịp thời. Có thể dùng thuốc trị bệnh phun định kỳ cho cây 1 tháng/lần nếu trồng với số lượng cây lớn.

Trồng cây tía tô cảnh trang trí hiên nhà

Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Cây tía tô cảnh, công dụng của tía tô cảnh, giá trị sử dụng của cây tía tô cảnh, ý nghĩa của cây tía tô cảnh, cách nhân giống cây tía tô cảnh, những điều cần biết về cây tía tô cảnh, cây lá gấm, cây tía tô cảnh có ăn được không, kỹ thuật trồng và chăm sóc FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Tía Tô Cảnh