Ngô Xuân Lịch – Wikipedia Tiếng Việt

Đại tướngNgô Xuân Lịch
Chức vụ
Bộ trưởng Bộ Quốc phòngPhó Bí thư Quân ủy Trung ương
Nhiệm kỳ9 tháng 4 năm 2016 – 7 tháng 4 năm 20214 năm, 363 ngày
Thứ trưởngNguyễn Chí Vịnh (2009 - 2021)Trần Đơn (2015 - 2021)Bế Xuân Trường (2015 - 2021)Lê Chiêm (2015 - 2021)Phan Văn Giang (2016 - 4/2021)Nguyễn Tân Cương (31/12/2019 - nay)Hoàng Xuân Chiến (2020 - nay)Vũ Hải Sản (2020 - nay)Phạm Hoài Nam (2020 - nay)Lê Huy Vịnh (2020 - nay)Võ Minh Lương (2020 - nay)
Tiền nhiệmPhùng Quang Thanh
Kế nhiệmPhan Văn Giang
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV
Nhiệm kỳ2011 – 2021
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Nhiệm kỳ2011 – 2016
Tiền nhiệmLê Văn Dũng
Kế nhiệmLương Cường
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Nhiệm kỳ2007 – 2011
Chủ nhiệmLê Văn Dũng
Chính ủy Quân khu 3
Nhiệm kỳ2006 – 2007
Tiền nhiệmNguyễn Tiến Long
Kế nhiệmLương Cường
Phó Bí thư Quân ủy Trung ương
Nhiệm kỳ2016 – 2021
Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tiền nhiệmPhùng Quang Thanh
Kế nhiệmPhan Văn Giang
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII
Nhiệm kỳ27 tháng 1 năm 2016 – 31 tháng 1 năm 20215 năm, 4 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Bí thư Trung ương Đảng khóa XI
Nhiệm kỳ2011 – 2016
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII
Nhiệm kỳ2006 – 2021
Tổng Bí thưNông Đức MạnhNguyễn Phú Trọng
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh20 tháng 4, 1954 (70 tuổi)Duy Tiên, Hà Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởHà Nội
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Khoa học xã hộiCử nhân Xây dựng Đảng Cao cấp lí luận chính trị
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1972 – 2021
Cấp bậc  Đại tướng
Chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnChiến dịch Hồ Chí MinhChiến tranh biên giới Tây Nam

Ngô Xuân Lịch (20/4/1954) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tướng và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Bộ Chính Trị Khóa XII, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 20 tháng 4 năm 1954, quê tại phố Lương Xá, phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Cả gia đình chỉ có ông theo con đường binh nghiệp. Bố ông làm công tác chính quyền tại thị xã Duy Tiên, có 5 lần sinh nở nhưng chỉ có anh trai thứ 2 (Ngô Văn Vĩnh - ông có con trai là Ngô Quốc Bảo, sinh năm 1982, hiện là Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hà Nam; em thứ là Ngô Mạnh Linh, hiện là chủ tịch TCT XNK Vạn Xuân) và ông thứ 4 (Ngô Xuân Lịch) là nuôi được. Còn anh cả, anh ba và em út đều mất sớm.

Giáo dục:

  • Cử nhân khoa học xã hội và nhân văn.[1]
  • Cử nhân xây dựng Đảng.
  • Cao cấp lí luận chính trị.

Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông nhập ngũ vào giai đoạn cuối Chiến tranh Việt Nam và được biên chế vào Sư đoàn 308, Quân đội nhân dân Việt Nam (còn gọi là Đoàn Quân Tiên Phong) Quân đoàn 1. Sau đó, ông cùng đơn vị tham chiến trong chiến dịch Hồ Chí Minh sau đó là Chiến tranh biên giới Tây Nam, đi lên từ chiến sĩ lên chức vụ Chính trị viên Tiểu đoàn.

Tháng 1/1972 – 7/1973: Chiến sĩ, Tiểu đội phó, Tiểu đoàn 14 Sư đoàn 308.

Tháng 8/1973 – 10/1974: Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 11/1974 – 10/1978: Trung đội trưởng, Chính trị viên phó, Chính trị viên Đại đội, Đảng ủy viên Đảng ủy Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 11/1978 – 3/1981: Trợ lý Tổ chức, Phòng Chính trị, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 4/1981 – 8/1982: Thượng úy, Học viên Trung cấp Trường Quân chính, Quân khu 4. Học viên Trường Văn hoá Quân đội.

Tháng 9/1982 – 7/1985: Học viên Học viện Chính trị - Quân sự.

Tháng 8/1985 – 7/1987: Phó Chủ nhiệm Chính trị, Phó Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Trung đoàn 667, Trung đoàn 779, Sư đoàn 346, Quân đoàn 26, Quân khu 1. Đảng ủy viên Đảng ủy Quân sự tỉnh Cao Bằng.

Tháng 8/1987 – 01/1988: Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Chính ủy Trung đoàn 462, Sư đoàn 392, Quân khu 1.

Tháng 2/1988 – 8/1994: Trợ lý Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị. Học viên Học viện Quốc phòng Việt Nam.

Tháng 9/1994 – 10/2000: Phó phòng, Trưởng phòng Công tác Chính trị rồi Cục phó Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị. Học viên hoàn thiện cử nhân tại Học viện Chính trị - Quân sự (1995 – 1996).

Tháng 11/2000 – 4/2003: Phó Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị.

Tháng 5/2003 – 11/2004: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3.

Tháng 12/2004 – 3/2006: Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về Chính trị Quân khu 3.

Tháng 4/2006 – 11/2007: Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 3. Học lớp nghiên cứu cán bộ cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006).

Tháng 12/2007 – 01/2011: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Tháng 1/2011 – 02/2011: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Tháng 2/2011 – 4/2016: Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Ngày 9 tháng 4 năm 2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ngày 28/7/2016: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ngày 07 tháng 4 năm 2021, Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhiệm kỳ (2016 – 2021) theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoạt động trong Đảng Cộng sản Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

- Ngày vào Đảng: 4 tháng 8 năm 1973. Ngày chính thức: 4 tháng 8 năm 1974.

- Ủy viên Trung ương Đảng khoá X, XI, XII.

- Bí thư Trung ương Đảng khóa XI.

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam nhiệm kì 2011-2016

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2011, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Bình Phước, gồm Thị xã Đồng Xoài, thị xã Phước Long, huyện Bù Gia Mập, huyện Bù Đốp và huyện Bù Đăng đạt tỷ lệ 79,21% số phiếu hợp lệ.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam nhiệm kì 2016-2021

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 ở đơn vị bầu cử số 2 ở tỉnh Hà Nam, gồm các huyện: Kim Bảng, Duy Tiên và Lý Nhân, được 311.918 phiếu, đạt tỷ lệ 95,87% số phiếu hợp lệ.

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương, huy chương Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Quân công hạng Nhất.
  • Huân chương Quân công hạng Ba.
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất.
  • Huân chương Chiến công hạng Nhì.
  • Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
  • Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhì.
  • Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Ba.
  • Huy chương Quân kỳ quyết thắng.
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.
  • Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Huân chương, huy chương nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Hoàng gia Sahametrei hạng Nhất của Vương quốc Campuchia.[2]
  • Huân chương Tự do hạng Nhất của CHDCND Lào.[2]
  • Huân chương Hữu nghị của Liên bang Nga.[3]
  • Huân chương Playa Girón của Cộng hòa Cuba.[4]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1976 1979 1982 1987 1991 1995 1999 12.2004 11.2007 12.2011 10.2015
Cấp bậc Trung úy Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng Đại tướng

Phát biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Về việc quân đội làm kinh tế (7-7-2017): "Trong điều kiện mới hiện nay, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế tiếp tục là nhiệm vụ mang tính cấp thiết. Vì vậy, việc quân đội tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế là một chức năng đã có tính truyền thống và cần phải được thực hiện ngày càng tốt hơn nữa. Điều này đã được ghi trong Cương lĩnh và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, được ghi trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quân đội ta phải quán triệt rõ và thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị quan trọng này." [5]
  • Ngày 7/7/2017, tại công ty Viettel Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch phát biểu về vấn đề quân đội làm kinh tế. Ông cho rằng nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế luôn là chức năng nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân đội trong quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng lại là điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phá. Theo ông "Chúng cho rằng quân đội không làm kinh tế. Nguyên tắc chúng ta là Đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt đối với quân đội, không giao cho tổ chức, cá nhân nào lãnh đạo, điều hành quân đội."[6] Tuy nhiên trước đó Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tuyên bố: "Hiện nay đã có một chủ trương của bộ quốc phòng là quân đội sẽ không làm kinh tế nữa, mà tập trung cho xây dựng quân đội chính quy hiện đại, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân. Tất cả doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn chuyển ra bên ngoài"[7].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Vũ Hân (8 tháng 4 năm 2016). “Chân dung các thành viên Chính phủ khóa mới”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ a b Hồng Pha. “Lễ trao tặng Huân chương của Nhà nước Việt Nam, Lào, Campuchia”. Báo Biên phòng.
  3. ^ “Nga tặng Huân chương cho Đại sứ, tướng lĩnh quân đội Việt Nam”.
  4. ^ “Ba đại tướng nhận huân chương của Nhà nước Cuba”. VnExpress. 7 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Quân đội thực hiện tốt kết hợp kinh tế với quốc phòng, thiết thực góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước, www.qdnd.vn, 8.7.2017
  6. ^ Bộ trưởng Quốc phòng: Quân đội phải làm tốt sản xuất, kinh doanh, 07/07/2017, Thanh niên Online
  7. ^ Tướng Lê Chiêm: 'Đã có chủ trương quân đội không làm kinh tế', Báo Tuổi trẻ, 23/06/2017

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngô Xuân Lịch Lưu trữ 2016-09-26 tại Wayback Machine Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa - Khóa XIII
Tiền nhiệm:chức vụ tái lập Chính ủy Quân khu 3, Quân đội nhân dân Việt Nam2006-2007 Kế nhiệm:Thiếu tướng Lương Cường
Tiền nhiệm:Đại tướng Lê Văn Dũng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam2011-2016 Kế nhiệm:Thượng tướng Lương Cường
Tiền nhiệm:Đại tướng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam2016-2021 Kế nhiệm:Thượng tướng Phan Văn Giang
  • x
  • t
  • s
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII
  • Nguyễn Văn Bình
  • Trương Hòa Bình
  • Phạm Minh Chính
  • Hoàng Trung Hải
  • Vương Đình Huệ
  • Tô Lâm
  • Ngô Xuân Lịch
  • Trương Thị Mai
  • Phạm Bình Minh
  • Nguyễn Thị Kim Ngân
  • Nguyễn Thiện Nhân
  • Tòng Thị Phóng
  • Nguyễn Xuân Phúc
  • Võ Văn Thưởng
  • Nguyễn Phú Trọng
  • Trần Quốc Vượng
  • Đinh Thế Huynh (nghỉ chữa bệnh)
  • Trần Đại Quang (đã mất 09/2018)
  • Đinh La Thăng (đến 05/2017)
  • I
  • II
  • III
  • IV
  • V
  • VI
  • VII
  • VIII
  • IX
  • X
  • XI
  • XII
  • XIII
  • x
  • t
  • s
Chính phủ Việt Nam khóa XIV (2016 – 2021)
Thủ tướng Việt NamNguyễn Xuân Phúc Ủy viên Bộ Chính trịThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân PhúcPhó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình
Phó Thủ tướng
  1. Trương Hòa Bình Ủy viên Bộ Chính trị
  2. Phạm Bình Minh Ủy viên Bộ Chính trị
  3. Vũ Đức Đam
  4. Trịnh Đình Dũng
Ban Cán sự Đảng
  1. Nguyễn Xuân Phúc
  2. Trương Hòa Bình
  3. Phạm Bình Minh
  4. Vũ Đức Đam
  5. Trịnh Đình Dũng
  6. Ngô Xuân Lịch
  7. Tô Lâm
  8. Lê Vĩnh Tân
  9. Mai Tiến Dũng
Bộ trưởng các bộ
01. Bộ Ngoại giaoPhạm Bình Minh
02. Bộ Quốc phòngĐại tướng Ngô Xuân Lịch
03. Bộ Công anĐại tướng Tô Lâm
04. Bộ Nội vụPhạm Thị Thanh Trà
05. Bộ Tài chínhĐinh Tiến Dũng
06. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônNguyễn Xuân Cường
07. Bộ Công ThươngTrần Tuấn Anh
08. Bộ Giáo dục và Đào tạoNguyễn Kim Sơn
09. Bộ Tài nguyênTrần Hồng Hà
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchNguyễn Văn Hùng
11. Bộ Khoa học và Công nghệChu Ngọc Anh • Huỳnh Thành Đạt
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tưNguyễn Chí Dũng
13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiĐào Ngọc Dung
14. Bộ Tư phápLê Thành Long
15. Bộ Xây dựngPhạm Hồng Hà
16. Bộ Giao thông Vận tảiNguyễn Văn Thể
17. Bộ Thông tin Truyền thôngNguyễn Mạnh Hùng
18. Bộ Y tếNguyễn Thanh Long
Các cơ quan ngang bộ
19. Văn phòng Chính phủMai Tiến Dũng
20. Ủy ban Dân tộcĐỗ Văn Chiến
21. Ngân hàng Nhà nướcLê Minh Hưng • Nguyễn Thị Hồng
22. Thanh tra Chính phủLê Minh Khái
Các cơ quan khác trực thuộc
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nướcNguyễn Hoàng Anh
Đài Tiếng nói Việt NamNguyễn Thế Kỷ
Đài Truyền hình Việt NamTrần Bình Minh
Thông tấn xã Việt NamNguyễn Đức Lợi
Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệChâu Văn Minh
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hộiBùi Nhật Quang
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí MinhNguyễn Xuân Thắng
Đại học Quốc gia Hà NộiNguyễn Kim Sơn
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhHuỳnh Thành Đạt • Vũ Hải Quân
Bảo hiểm Xã hội Việt NamNguyễn Thế Mạnh
  • x
  • t
  • s
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Việt Nam
  • Chu Văn Tấn (1945–1946)
  • Phan Anh (1946)
  • Võ Nguyên Giáp (1946–1947)
  • Tạ Quang Bửu (1947–1948)
  • Võ Nguyên Giáp (1948–1981)
  • Trần Nam Trung¹ (1969–1976)
  • Văn Tiến Dũng (1981–1986)
  • Lê Đức Anh (1987–1991)
  • Đoàn Khuê (1991–1997)
  • Phạm Văn Trà (1997–2006)
  • Phùng Quang Thanh (2006–2016)
  • Ngô Xuân Lịch (2016–2021)
  • Phan Văn Giang (2021–)
¹ Bộ trưởng Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Võ Nguyên Giáp (1948)
  • Nguyễn Chí Thanh (1959)
  • Văn Tiến Dũng (1974)
  • Hoàng Văn Thái (1980)
  • Chu Huy Mân (1982)
  • Lê Đức Anh (1984)
  • Lê Trọng Tấn (1984)
  • Đoàn Khuê (1990)
  • Nguyễn Quyết (1990)
  • Phạm Văn Trà (2003)
  • Lê Văn Dũng (2007)
  • Phùng Quang Thanh (2007)
  • Đỗ Bá Tỵ (2015)
  • Ngô Xuân Lịch (2015)
  • Lương Cường (2019)
  • Phan Văn Giang (2021)
  • Nguyễn Tân Cương (2024)
  • x
  • t
  • s
Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Việt Nam
  • Nguyễn Chí Thanh (1950–1961)
  • Song Hào (1961–1976)
  • Chu Huy Mân (1976–1987)
  • Nguyễn Quyết (1987–1991)
  • Lê Khả Phiêu (1991–1998)
  • Phạm Thanh Ngân (1998–2001)
  • Lê Văn Dũng (2001–2011)
  • Ngô Xuân Lịch (2011–2016)
  • Lương Cường (2016–2024)
  • Trịnh Văn Quyết (2024-)
Flag of Việt NamSoldier icon Bài viết tiểu sử liên quan đến nhân vật quân sự Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Ngo Xuan Chuyen