Ngôi Thai Là Gì? Ngôi Thai đầu & Các Kiểu Ngôi Thai | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Ngôi thai là gì? Có bao nhiêu kiểu ngôi thai?
- Ngôi thai đầu là gì?
- Cách nhận biết thai ngôi đầu
- Mẹ bầu mang ngôi thai đầu sinh bằng phương pháp nào?
- Ngôi mông hay ngôi không thuận là gì?
- Trường hợp ngôi thai bất thường có đáng lo hay không?
- Biện pháp giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí an toàn
- Câu hỏi thường gặp về “ngôi thai”
- Câu hỏi thường gặp về “phôi thai”
Xác định ngôi thai có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp sinh cho mẹ trong quá trình vượt cạn. Điều này đặc biệt cần thiết trong tháng cuối thai kỳ hoặc vài ngày trước ngày dự sinh. Vậy ngôi thai là gì? Thế nào là ngôi thai thuận và ngôi thai không thuận? Ngôi thai đầu là gì hay ngôi mông là gì? Cùng Huggies tìm hiểu các vấn đề này với sự hướng dẫn của bác sĩ Bùi Thị Thu Hà trong bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo thêm: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh được coi là lý tưởng nhất
Ngôi thai là gì? Có bao nhiêu kiểu ngôi thai?
Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước khung chậu của mẹ, đi qua ống dẫn sinh và ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên. Vị trí ngôi thai sẽ thay đổi theo chuyển động của thai nhi. Ngôi của thai nhi 24 tuần trở xuống thường xoay trở thường xuyên trong buồng tử cung được gọi là ngôi di động.
Thai nhi càng lớn thì sự xoay chuyển ngôi càng ít, ngôi thai dần ổn định hơn để chuẩn bị chochuyển dạ.
Thông thường, ngôi thai được chia thành 2 loại chính:
- Ngôi thai dọc: Gồm ngôi thai đầu (ngôi thai thuận) vàngôi thai mông (ngôi ngược hay còn gọi là ngôi thai không thuận).
- Ngôi thai ngang
>> Tham khảo thêm:Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi 31 tuần tuổi
3 kiểu ngôi thai phổ biến nhất: ngôi thai đầu, ngôi thai mông và ngôi thai ngang (Nguồn: Sưu tầm)
Ngôi thai đầu là gì?
Ngôi thai đầu hay còn gọi ngôi thai thuận, với đầu của thai nhi hướng về dưới âm hộ của mẹ, mông thai nhi sẽ hướng về phía ngực của mẹ bầu. Ở tư thế này, đầu của thai nhi sẽ nằm ở phần hạ vị nên vị trí này còn được gọi là ngôi thai đầu hạ vị. Ngôi thai thuận giúp việc sinh nở dễ dàng hơn, vì khi chuyển dạ, thai nhi tạo áp lực lên tử cung, làm tử cung dần mở rộng và xuất hiện các cơn co thắt tạo nên các cơn rặn đẻ tự nhiên.
Khi chuyển dạ, đầu thai nhi sẽ ra khỏi âm hộ đầu tiên, sau đó là vai, bụng, mông…
Tùy vào mức độ cúi hoặc ngửa của đầu thai nhi, trong ngôi thai thuận hay ngôi thai đầu còn được chia thành 4 dạng là: ngôi chỏm, ngôi thóp trước, ngôi trán và ngôi mặt.
>> Tham khảo thêm: Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?
Thế nào là ngôi thai đầu? (Nguồn: Sưu tầm)
Cách nhận biết thai ngôi đầu
Thực tế có nhiều phương pháp xác định ngôi thai. Dưới đây là một vài phương pháp điển hình mà Huggies muốn giới thiệu đến bạn:
Siêu âm xác định ngôi thai
Phương pháp nhận biết ngôi thai này khá hiện đại và có độ chính xác cao. Thời điểm lý tưởng để siêu âm xác định ngôi thai là từ tuần thai 28, khi thai nhi phát triển và dần quay đầu xuống âm hộ mẹ. Thường ngôi thai ổn định ở tuần thai 35, là thời điểm vàng để siêu âm.
Siêu âm không chỉ xác định ngôi thai mà còn cung cấp thông tin trực quan về cân nặng, hình thái, sự phát triển các cơ quan và tình trạng nước ối, giúp bác sĩ đánh giá sơ bộ quá trình phát triển củathai nhi theo tuần.
>>> Tham khảo thêm: Xem bói, chấm điểm tên con hợp tuổi bố mẹ theo phong thủy
Nhận biết ngôi thai đầu qua cử động của thai nhi
Một phương pháp nhận biết ngôi thai đầu khác là dự đoán qua vị trí thai máy và cử động chân tay. Nếu thai nhi đạp phía bụng trên thì con đã xoay đúng vị trí (ngôi thai đầu). Nếu đạp phía bụng dưới, thai nhi chưa xoay đúng vị trí.
>> Tham khảo thêm: Nhìn bụng biết có thai như thế nào? Cách nhận biết có thai
Dự đoán ngôi thai bằng tay
Đây là phương pháp dùng tay để xác định ngôi thai và đòi hỏi sự hỗ trợ từ người khác. Mẹ bầu sẽ nằm xuống và người hỗ trợ thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tay người hỗ trợ đặt vào đáy tử cung và đẩy nhẹ lên bụng. Nếu cảm giác cứng ở phần đáy tử cung thì đó có thể là đầu em bé và đây chính xác là ngôi thai đầu.
- Bước 2: Đặt 2 tay lần lượt vào hai bên bụng mẹ, nắn nhẹ nhàng để xác định lưng em bé ở phía nào và xác định là dạng ngôi thai đầu nào.
>> Tham khảo thêm:Cách tính tuổi thai IVF chính xác, chuẩn nhất
Các phương pháp nhận biết ngôi thai đầu là gì? (Nguồn: Bệnh viện Đa Khoa Medlatec.)
Mẹ bầu mang ngôi thai đầu sinh bằng phương pháp nào?
Nếu mang ngôi thai đầu, việc sinh con sẽ diễn ra khá dễ dàng. Vì thế, nếu không có gì bất thường trong thể trạng của mẹ và thai nhi thì thường các bác sĩ khuyến khích mẹ mang thai ngôi đầusinh thường.
Trong quá trình thăm khám tuân thủ các mốc khám thai quan trọng, các bác sĩ sẽ theo dõi thường xuyên về vị trí của bé và các yếu tố liên quan để xác định được phương pháp sinh nở phù hợp nhất cho mẹ. Một vài yếu tố quan trọng trong xác định phương pháp sinh bên cạnh ngôi thai như bảng cân nặng thai nhi, khung xương chậu của mẹ,...
Xem thêm: Nguyên nhân và cách giảm đau xương mu khi mang thai hiệu quả
Ngôi mông hay ngôi không thuận là gì?
Ngôi mông (ngôi ngược hay ngôi thai không thuận) là một dạng ngôi thai dọc khi mà đầu bé hướng lên ngực mẹ, mông hướng xuống đáy khung chậu. Tần suất ngôi mông xuất hiện ở các ca sanh là 3-4%.
Thai ngôi mông có thể sinh thường nhưng lại dễ mắc đầu hậu vì phần mông và chân của bé sẽ đi ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên, còn phần đầu sẽ ra sau. Ngôi mông hay ngôi thai ngược có nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé là rất cao, có thể gây tử vong với thai nhi (do sa dây rốn, kẹt đầu hậu) và tăng nguy cơ tai biến với mẹ (tỉ lệ tổn thương phần mềm cao do phải can thiệp thủ thuật đỡ sanh ngôi mộn và do sổ đầu hậu quá nhanh).
Ngôi mông được chia thành 2 loại:
1. Ngôi mông đủ: Tức là mông và 2 chân trình diện trước eo trên. Khi sinh phần mông của bé sẽ ra ngoài đầu tiên, bé ở tư thế ngồi, đầu gối co lại, đùi gập vào trong. Đây là tư thế thường thấy nhất của ngôi thai ngược.
2. Ngôi mông thiếu với 3 kiểu là:
- Ngôi mông thiếu kiểu mông: Khi chuyển dạ phần mông sẽ ra trước, bé ở tư thế duỗi thẳng chân lên đầu.
- Ngôi mông thiếu kiểu đầu gối: Đây là một dạng ngôi thai ngược, khi thai nhi nằm ở tư thế quỳ gối trong tử cung. Khi khám, bác sĩ chỉ có thể sờ được đầu gối của bé.
- Ngôi mông thiếu kiểu bàn chân: Đây là một dạng ngôi thai ngược, khi một hoặc cả hai bàn chân của thai nhi hướng xuống đường dẫn sinh trước mông. Điều này có nghĩa là khi sinh, chân của bé sẽ ra trước do ở tư thế thấp hơn mông.
Các nguyên nhân gây ra ngôi mông hay ngôi thai ngược:
- Do mẹ: Tử cung đôi, tử cung 2 sừng, Tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung, u tiền đạo.
- Thai: Đa tha, thai dị tật…
- Phần phụ: Thiểu ối, nhau tiền đạo…
>> Tham khảo thêm: Quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF và những điều cần biết
Các kiểu ngôi mông (ngôi không thuận) (Nguồn: Vinmec)
Ngôi mông hay ngôi không thuận là gì?
Ngôi ngang hay còn gọi là ngôi vai, ngôi xiên. Đây là tình trạng ngôi thai không nằm theo trục dọc mà lại nằm ngang tử cung. Với ngôi vai, đầu và mông của thai nhi không phải lúc nào cũng đều ngang nhau mà một cực sẽ ở hố chậu còn cực kia ở phía hạ sườn.
Khi có cơn gò chuyển dạ bắt đầu, vai sẽ trình diện trước eo mẹ. Mốc của ngôi vai là mỏm vai. Ngôi ngang là tình trạng ngôi thai bất thường, không thể đẻ thường được do vậy không có cơ chế đẻ, bắt buộc phải sinh mổ.
Đây là loại ngôi thai nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thai phụ khi được chẩn đoán ngôi vai cần được theo dõi tích cực ở 3 tháng cuối thai kỳ. Thai phụ cần nghỉ ngơi ở tháng cuối tránh trường hợpvỡ ốinon gây tử vong cho thai nhi. Khi thai nhi đủ tháng cần chủ động lấy thai ngay đề phòng các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con như vỡ ối, sa dây rau, sa tay.
>> Tham khảo thêm: 20 Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái sớm, chuẩn nhất
Ngôi ngang là loại ngôi thai nguy hiểm cho cả mẹ và con (Nguồn: Sưu tầm)
Trường hợp ngôi thai bất thường có đáng lo hay không?
Thai ngôi phức tạp là để mô tả sự sa xuống của một chi dọc theo ngôi và cả hai cùng di chuyển vào tiểu khung. Thường gặp nhất là ngôi chỏm có sa một bàn tay hay cả một cẳng tay. Ít gặp hơn là một hay hai chân với ngôi đầu hoặc một tay với ngôi mông. Không những thế, ngôi thai phức tạp thường đi kèm với sa dây rốn, khiến tiên lượng thai trở nên nặng hơn.
Nguyên nhân của ngôi phức tạp bao gồm tất cả các lý do khiến cho ngôi không chiếm được trọn phần eo trên như đa sản, đầu cao, khung chậu hẹp, thai nhỏ,...
Tóm lại, ngôi thai bất thường là sự trình diện của thai khi vào chuyển dạ không bằng chỏm đầu thai nhi. Mặc dù chiếm tỷ lệ khá thấp, ngôi thai bất thường luôn khiến cho thao tác đỡ sinh trở nên rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, sản phụ cần thăm khám thai định kỳ, nhất là những ngày gần sinh, nhằm dự đoán trước ngôi thai, lựa chọn phương pháp sinh an toàn nhất. Trong trường hợp không thể sinh thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
>> Tham khảo thêm: Chiều Dài Xương Mũi Thai Nhi Bao Nhiêu Là Chuẩn?
Siêu âm bụng biết chính xác ngôi thai là gì, xác định phương pháp sinh an toàn, phù hợp (Nguồn: Sưu tầm)
Biện pháp giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí an toàn
Để thai nhi quay đầu đúng vị trí, mẹ nên bắt đầu các thói quen sau:
- Tư thế ngồi: Mẹ bầu nên để đầu gối thấp hơn phần hông khi ngồi trên ghế hoặc xe.
- Tư thế nằm: Tư thế ngủ cho bà bầu nên là nằm nghiêng để giúp máu lưu thông dễ dàng, tăng tuần hoàn máu đến thai nhi.
- Vận động cơ thể: Tập thể dục nhẹ nhàng suốt thai kỳ. Từ tuần 37, kết hợp các động tác cho chân, tay, hông để dễ dàng chuyển dạ.
- Bơi lội: Hỗ trợ điều chỉnh ngôi thai hiệu quả và khiến các nhóm cơ dẻo dai hơn, giúp quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
Câu hỏi thường gặp về “ngôi thai”
Dưới đây là giải đáp các thắc mắc về “ngôi thai” thường gặp của Huggies bạn có thể tham khảo:
Ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa?
Trong lần mang thai đầu tiên, do cơ thể mẹ còn nhiều bỡ ngỡ và xương chậu, tử cung chưa bị ảnh hưởng nhiều, hầu hết thai nhi sẽ quay đầu vào khoảng tuần thứ 34-35 của thai kỳ. Tuy nhiên, ở lần mang thai thứ hai hoặc những lần sau, thai nhi thường quay đầu muộn hơn, vào khoảng tuần thứ 36 đến 37 của thai kỳ.
Ngôi thai chưa cố định là gì?
Ngôi thai di động nghĩa là thai nhi chưa cố định vị trí. Bé có thể nằm ngang và xoay tư thế linh hoạt. Thai nhi dưới 35 tuần tuổi vẫn có thể di chuyển, nên bác sĩ không thể xác định vị trí chính xác.
Ngôi thai đầu hạ vị là gì?
Ngôi đầu hạ vị là ngôi thai mà tư thế thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía hạ vị, tạo thành ngôi thai thuận hoặc ngôi đầu. Tư thế này có thể theo dõi để sinh thường khi vào chuyển dạ.
Ngôi thai đầu hạ vị là gì?
Tuần 30 của thai kỳ là thời điểm quan trọng khi nhiều thai nhi bắt đầu quay đầu từ tư thế đầu lên sang đầu xuống, dấu hiệu tích cực cho sự phát triển bình thường và chuẩn bị cho quá trình sinh tự nhiên.
Với thông tin về ngôi thai và các biện pháp giúp thai quay đầu đúng vị trí, Huggies tin rằng bài viết sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt nhất để chào đón em bé. Chúc mẹ có một quá trình sinh nở thuận lợi! Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
Mẹ có biết:
Biết được cách tính tuổi thai là một trong những việc quan trọng để mẹ bầu có thể dự đoán được ngày sinh cũng như chuẩn bị dần các đồ dùng cần thiết cho con yêu. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé
Từ khóa » Thế Nào Là đầu Không Lọt
-
Bất Tương Xứng đầu Chậu | Vinmec
-
Đánh Giá độ Lọt Thai Trong Chuyển Dạ Sinh Ngôi Chỏm Bằng ... - Vinmec
-
Bất Tương Xứng đầu Chậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...
-
Bài Giảng đẻ Khó Do Khung Chậu
-
Bài Giảng Ngôi, Thế, Kiểu Thế | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
[PDF] Đánh Giá độ Lọt Thai Trong Chuyển Dạ Sinh Ngôi Chỏm Bằng Siêu âm ...
-
Đẻ Khó Do Thai Nhi - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bài Giảng Cơ Chế Sanh Ngôi Chỏm Đỡ Sanh Thường Ngôi Chỏm
-
Sinh Khó Là Gì? 10 Nguyên Nhân Khiến Cuộc Chuyển Dạ Không Thuận Lợi
-
CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ
-
Làm Thế Nào để Nhận Biết Dấu Hiệu Ngôi Thai Thuận? | TCI Hospital
-
Sinh Con Và Những điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Quá Trình Sinh Nở
-
Cơ Chế đẻ Ngôi Chỏm + Nghiệm Pháp Lọt - Học Y
-
NGHIỆM PHÁP LỌT NGÔI CHỎM