Ngọn Núi Cao Nhất Việt Nam Bao Nhiêu Tuổi? - Tiền Phong

  • Xã hội
    • Chính trị
    • Tin tức
    • Phóng sự
  • Kinh tế
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Tài chính - Chứng khoán
  • Sóng xanh
  • Địa ốc
    • Đô thị - Dự án
    • Thị trường - Doanh nghiệp
    • Nhà đẹp - Kiến trúc
    • Chuyên gia - Tư vấn
    • Media Địa ốc
  • Sức khỏe
    • Y khoa
    • Thuốc tốt
    • Khỏe đẹp
    • Giới tính
  • Thế giới
    • Phân tích - Bình luận
    • Chuyện lạ
  • Giới trẻ
    • Nhịp sống
    • Cộng đồng mạng
    • Tài năng trẻ
  • Pháp luật
    • Bản tin 113
    • Pháp đình
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường thể thao
    • Golf
  • Người lính
  • Xe
    • Thị trường xe
    • Đánh giá xe
    • Cộng đồng xe
    • Tư vấn
  • Văn hóa
    • Tin văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Sách
    • Sổ bụi
  • Giải trí
    • Sao
    • Hậu trường sao
    • Video
    • Đẹp
  • Giáo dục
    • Cổng trường
    • Tuyển sinh
    • Du học
  • Khoa học
  • Hoa hậu
    • Tin tức
    • Ảnh
    • Video
    • Hậu trường hoa hậu
  • Bạn đọc
    • Điều tra
    • Diễn đàn
    • Hồi âm
    • Nhân ái
  • Video
    • Thời sự
    • Showbiz-TV
    • Thời tiết
    • Thị trường
    • Thể thao
    • Quân sự
    • Mutex
    • Nhật báo
    • Hàng không - Du lịch
    • GOLF QUỐC GIA
    • Ảnh
    • Podcast
    • Longform
    • Infographics
    • Quizz
    • TÂM VIỆT
    • Nhịp sống phương Nam
    • Nhịp sống Thủ đô
    • Tôi nghĩ
    • Tết Việt
Trắc nghiệm
  • Giáo dục
  • Cổng trường
  • Tuyển sinh
  • Du học
TPO - Cao tới 3.143 mét, Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam và cũng cao nhất trong ba nước Đông Dương nên còn được mệnh danh "Nóc nhà Đông Dương". Fansipan - đỉnh núi cao nhất Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

1. Fansipan - đỉnh núi cao nhất Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

  • icon

    Lào Cai

  • icon

    Hà Giang

  • icon

    Lai Châu

Đáp án B. Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m). Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan", có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. Fansipan được hình thành vào hai kỷ Permi - Trias của đại Cổ sinh (Paleozoi) và đại Trung sinh (Mesozoi) cách nay 260-250 triệu năm. Hệ thực vật ở Fansipan khá phong phú với 1.680 loại cây chia làm 679 chi thuộc bảy nhóm, một số loại thuộc nhóm quý hiếm.

Tuyến cáp treo Fansipan Sapa đang giữ kỷ lục gì?

2. Tuyến cáp treo Fansipan Sapa đang giữ kỷ lục gì?

  • icon

    Cả 2 ý trên

  • icon

    Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới

  • icon

    Cáp treo ba dây dài nhất thế giới

Đáp án C. Tuyến cáp treo Fansipan Sapa có độ cao 3.143 m so với mực nước biển, khởi điểm từ Thung lũng Mường Hoa đến đỉnh Fansipan. Mỗi cabin cáp treo Fansipan Sapa có sức chứa tối đa 30 – 35 khách, công suất vận chuyển lên tới 2.000 khách/giờ. Quãng đường từ bản Mường Hoa lên tới đỉnh đi qua 5 cột trụ chính, mỗi cột trụ cách nhau khoảng 1 km. Cáp treo giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ 2 ngày xuống còn 15 phút. Tuyến cáp treo được khởi công vào tháng 11 năm 2013, khánh thành ngày 2 tháng 2 năm 2016. Tại lễ khai trương, đại diện Kỷ lục Thế giới - Guinness World Record đã trao chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fansipan Sapa là: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới: 1410 m; Cáp treo ba dây dài nhất thế giới: 6325 m.

 Pu Ta Leng - ngọn núi được mệnh danh là "nóc nhà thứ hai của Đông Dương" nằm ở tỉnh nào?

3. Pu Ta Leng - ngọn núi được mệnh danh là "nóc nhà thứ hai của Đông Dương" nằm ở tỉnh nào?

  • icon

    Lai Châu

  • icon

    Hà Giang

  • icon

    Điện Biên

Đáp án A. Với chiều cao 3.049 m, chỉ sau đỉnh Fansipan (3.143 m), Pu Ta Leng ở Lai Châu còn được mệnh danh là "nóc nhà thứ hai của Đông Dương". Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn thuộc xã Tả Lèng (Phong Thổ, Lai Châu), Pu Ta Leng theo tiếng H'Mông gọi là Pú Tả Lèng, với chữ "Pú" nghĩa là núi. Cũng ở Lai Châu, ngọn núi Pusilung cao 3.083 m đứng thứ ba trong top các ngọn núi cao nhất, thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ngọn núi được mệnh danh là nóc nhà của vùng biên giới Việt - Trung.

Loài hoa nào được mệnh danh là nữ hoàng của hoa rừng Tây Bắc đẹp nhất tại Pu Ta Leng?

4. Loài hoa nào được mệnh danh là nữ hoàng của hoa rừng Tây Bắc đẹp nhất tại Pu Ta Leng?

  • icon

    Hoa Đỗ quyên

  • icon

    Hoa ban

  • icon

    Hoa mua

Đáp án C. Nhắc đến loài hoa được mệnh danh là nữ hoàng của hoa rừng Tây Bắc “đỗ quyên” nhiều người vẫn mặc định Fansipan hay Mẫu Sơn là vương quốc của loài hoa này. Tuy nhiên, nơi mọc và nở đẹp nhất lại chính là nơi tưởng chừng như khắc nghiệt với địa hình hiểm trở, núi non hùng vĩ mang tên Pú Tả Lèng. Cứ dịp cuối xuân khoảng từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4 dương lịch, hoa Đỗ quyên bừng nở, khoác lên màu áo mới cho khu rừng nguyên sinh đại ngàn này. Đỗ quyên là chi có phân bố rất rộng, xuất hiện ở hầu khắp Bắc bán cầu ngoại trừ các vùng khô hạn, và trải dài xuống Nam bán cầu ở Đông Nam Á và vùng bắc Australasia. Độ đa dạng loài cao nhất được tìm thấy ở vùng núi Himalaya từ Uttarakhand, Nepal và Sikkim tới Vân Nam và Tứ Xuyên, ở các vùng núi khác cũng có độ đa dạng cao như ở Đông Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Ngoài ra, có rất nhiều loài đỗ quyên nhiệt đới gốc Đông Nam Á và Bắc Úc. Người ta đã ghi nhận 55 loài ở Borneo và 164 loài ở New Guinea. Tương đối ít loài hơn có tại Bắc Mỹ và châu Âu. Người ta chưa tìm thấy đỗ quyên ở Nam Mỹ hay châu Phi. Đỗ quyên là loài hoa có màu sắc đa dạng, được nhiều người ưa chuộng và mua về làm cây cảnh. Hiện đỗ quyên là quốc hoa của Nepal.

"Ky Kouân Chan" là cách người Pháp gọi tên ngọn núi nào?

5. "Ky Kouân Chan" là cách người Pháp gọi tên ngọn núi nào?

  • icon

    Bạch Mộc Lương Tử

  • icon

    Lùng Cúng

  • icon

    Nhìu Cồ San

Đáp án A. Bạch Mộc Lương Tử hay Kỷ Quan San theo cách gọi của dân địa phương là đỉnh núi cao thứ tư Việt Nam với địa hình hiểm trở, cảnh quan hoang sơ. Đỉnh núi cao 3.038 m, được người Pháp ghi tên núi trên bản đồ là "Ky Kouân Chan". Dãy núi này là ranh giới tự nhiên giữa hai xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Việc leo đỉnh cao nhất thuộc dãy núi này được bắt đầu từ năm 2013. Đến năm 2015, số người leo lên không nhiều. Có hai cung đường lên núi, một đường từ Lai Châu và đường kia từ Lào Cai. Tiếp theo, đỉnh Khang Su Văn (cao 3.012) là ngọn núi với rất ít thông tin được chia sẻ trên các diễn đàn du lịch. Ngọn núi nằm trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc, thuộc xã Pa Vẩy Sử, huyện Phong Thổ. Ngoài ra, ở Tây Bắc còn nhiều ngọn núi cao khác như: Tả Liên (2.933 m, Lai Châu); Pú Luông (2.985 m, Yên Bái); Tà Chì Nhù (2.979 m, Yên Bái); Nhìu Cồ San (2.965, Lào Cai); Lùng Cúng (2.925 m, Yên Bái)...

Đỉnh núi nào được mệnh danh là nóc nhà của Đà Lạt?

6. Đỉnh núi nào được mệnh danh là nóc nhà của Đà Lạt?

  • icon

    LangBiang

  • icon

    Ngọc Linh

  • icon

    Tà Cú

Đáp án B. LangBiang gồm hai ngọn núi Ông và núi Bà nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km, thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Núi Bà cao 2.167 m so với mặt nước biển, núi Ông cao 2.124 m. Nhìn từ trung tâm thành phố Đà Lạt, núi Bà nằm bên trái, núi Ông nằm bên phải. LangBiang được ví như "nóc nhà" của Đà Lạt và là điểm tham quan hấp dẫn của du khách khi đến thành phố. LangBiang là hai tên ghép từ câu chuyện của chàng K'lang và nàng H'biang theo truyền thuyết của dân tộc K'Ho. Ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên Lang (tù trưởng bộ tộc Lát) thương người con gái tên Biang (con gái tù trưởng bộ tộc Chil). Do khác bộ tộc nên nàng Biang không cưới được chàng Lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi Lang và Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré... thành chung một dân tộc K'Ho. Từ đó thanh niên nam nữ các bộ tộc dễ dàng yêu nhau, cưới nhau. Mộ hai người dần trở thành hai ngọn núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên là núi LangBiang.

‘Ngôi nhà ký ức’ ở Chân núi Langbiang mang đậm bản sắc người dân tộc nào?

7. ‘Ngôi nhà ký ức’ ở Chân núi Langbiang mang đậm bản sắc người dân tộc nào?

  • icon

    Người K'Ho

  • icon

    Người Khơ me

  • icon

    Người Mnông

Đáp án A. Tại Lâm Đồng, có một ngôi nhà nằm dưới chân núi Langbiang được mệnh danh là “Ngôi nhà ký ức” bởi đến đây mọi người sẽ có cảm giác được trở lại không gian văn hóa giàu bản sắc của đồng bào K’Ho với những âm vang của cồng chiêng, những thanh âm của kèn bầu, kèn môi, đàn tre cùng nhiều nhạc cụ khác. Người K'Ho là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, Người K'Ho nói tiếng Cơ Ho, ngôn ngữ thuộc ngữ chi Ba Na (Bahnaric) thuộc Ngữ hệ Nam Á. Theo tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1989, dân tộc Cơ Ho có trên 82.917 người, đến 1 tháng 4 năm 1999 có 128.723 người. Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc này là tỉnh Lâm Đồng, bao gồm nhiều nhóm địa phương như Cơ Ho Srê, Cơ Ho Chil, Cơ Ho Nộp, Cơ Ho Lạch, Cơ Ho String và Cơ Ho Cờ Dòn. Làng là đơn vị tổ chức xã hội mang tính cộng đồng của người K’ho. Mỗi làng dựng trên vùng đất hai ba cây số vuông có thể là sườn núi cao hoặc dưới thung lũng sâu. Ranh giới các làng được quy ước bằng các dấu mốc tự nhiên như sông suối, đỉnh dốc. Hôn nhân ở người K’ho theo chế độ mẫu hệ nên gọi là tục bắt chồng. Luật tục K’ho trai gái quan hệ trước hôn nhân không bị cấm kỵ gay gắt nhưng khi đã có gia đình thì ngoại tình bị luật tục trừng phạt nặng nề. Dân tộc K’ho có đời sống văn nghệ phong phú, độc đáo. Thơ ca của họ đậm chất trữ tình giàu nhạc điệu. Nhạc cụ có nhiều nét tương đồng với các dân tộc ở Tây Nguyên: Bộ cồng chiêng 6 chiếc, kèn ống bầu, đàn ống tre. Vũ điệu K’ho được biểu diễn trong các dịp lễ thần và sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Hệ thống câu đố, tục ngữ, thành ngữ, dân ca truyện cổ K’ho cũng rất phong phú.

Ngọn núi cao nhất Nam Bộ nằm ở tỉnh nào?

8. Ngọn núi cao nhất Nam Bộ nằm ở tỉnh nào?

  • icon

    Tây Ninh

  • icon

    Bình Dương

  • icon

    Long An

Đáp án B. Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Nam với độ cao 986 m, được mệnh danh là "Đệ nhất thiên sơn", nằm ở tỉnh Tây Ninh. Núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, được biết đến bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Theo Gia Định thành thông chí, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh, những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ 18 mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Ngọn núi thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ cùng với thảm thực vật phong phú. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).

Vị thần được thờ chính trên núi Bà Đen đã giúp chúa Nguyễn Ánh điều gì?

9. Vị thần được thờ chính trên núi Bà Đen đã giúp chúa Nguyễn Ánh điều gì?

  • icon

    Chỉ cho một loại cây trái

  • icon

    Chỉ đường

  • icon

    Bày cách đánh trận

Đáp án C. Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Chùa đã tồn tại hơn 300 năm, lúc đầu chỉ là miếu nhỏ sau được xây dựng như ngày nay. Vị thần được thờ chính trên núi là Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu. Nơi thờ tự chính của chùa là hang đá rộng khoảng 5 m2, đặt điện thờ Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu "Linh Sơn Thánh Mẫu". Theo truyền thuyết, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đã chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Quân lính đói lả, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin giúp đỡ. Đêm đó, Bà Đen xuất hiện trong mộng của chúa và chỉ cho loại trái cây trên núi có thể cứu đói binh sĩ. Năm 1790, Nguyễn Ánh đưa binh lính quay lại núi đúc tượng, cất điện thờ.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Châu Anh (t/h) Xem nhiều

Giáo dục

Đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh: Kẽ hở trong quản lý

Giáo dục

Thả nổi đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh: Sinh viên 'chết' đứng, trường 'phủi tay'

Giáo dục

Lý do Bộ GD&ĐT khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm, không quá 20%

Giáo dục

2 giáo sư người Việt được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Giáo dục

Học sinh vùng ngập lụt ở Thừa Thiên-Huế vẫn chưa thể đến trường
Tin liên quan
Nguyễn Bá Vinh giành ngôi quán quân cuộc thi tháng

Kỷ lục gia Olympia chưa thi về đích đã chắc ngôi quán quân cuộc thi tháng

Ai giữ kỷ lục ‘vua vận tải’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Ai giữ kỷ lục ‘vua vận tải’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

MỚI - NÓNG
Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
Xã hội TPO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1469/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Phạm Thành Ngại.
Metro số 1 'gặp khó' trước ngày về đích
Metro số 1 'gặp khó' trước ngày về đích
Nhịp sống phương Nam Metro số 1, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM phát sinh khó khăn, vướng mắc trước ngày về đích, cần cấp thẩm quyền tháo gỡ.
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
Sóng xanh TPO - Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu, đến năm 2025 triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 100.000 ha, tăng lên gấp đôi đạt 200.000ha vào năm 2030. núi cao nhất việt nam Fansipan kỷ lục cáp treo đà lạt núi bà đen

Từ khóa » Dãy Núi Cao Nhất ở Việt Nam