Ngón Tay Bị Sưng Là Do đâu Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Ngón tay bị sưng có thể do rất nhiều nguyên nhân. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể được cải thiện mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, có một số trường hợp khác thì cần phải điều trị. Điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân chính xác để có phương pháp điều trị thích hợp, tránh các biến chứng về lâu dài.
Ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức nghiêm trọng có thể gây khó chịu, giảm tính linh hoạt và khả năng vận động. Nếu không chữa trị, tình trạng này có thể gây cứng khớp, làm giảm lưu lượng máu hoặc làm tổn thương các dây thần kinh và cơ ở cẳng tay và bàn tay. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa ngón tay bị sưng hiệu quả trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng
1. Ngón tay bị sưng do các bệnh xương khớp
Có nhiều nguyên nhân khiến ngón tay sưng lên bất thường. Trong đó, bệnh xương khớp là thủ phạm thường gặp nhất. Gồm có:
1.1. Viêm khớp hay viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp là nguyên nhân phổ biến nhất khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức. Nguyên nhân này đặc biệt phổ biến ở người lớn từ 65 tuổi trở lên. Thoái hóa khớp là một dạng viêm khớp có thể khiến các sụn quanh xương khớp bị hao mòn theo thời gian. Đầu xương sẽ phát triển quá mức để bù lại cho sự hao mòn. Điều này dẫn đến sưng tấy quanh các khớp ngón tay bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, các loại viêm khớp khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến cũng có thể khiến khớp ngón tay bị sưng. Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn dịch thường gây sưng khớp ở cả 2 cổ tay hoặc bàn tay. Còn viêm khớp vảy nến có thể gây ra viêm gân và các bao gân quanh các khớp ở một hoặc nhiều ngón tay.
1.2. Hội chứng ống cổ tay
Khi dây thần kinh chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay bị chèn ép ở cổ tay có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này gây ra ngón tay bị sưng, đi kèm với cảm giác đau, rát, ngứa ran hay tê ở bàn tay hoặc cánh tay. Các triệu chứng thường phát triển chậm theo thời gian.
1.3. Ngón tay bị sưng sau chấn thương
Chấn thương đột ngột tác động lên một hoặc nhiều ngón tay, chẳng hạn như khi ngón tay bị kẹt trong cánh cửa đang đóng, đa phần sẽ gây ra sưng và viêm. Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương. Phản ứng viêm giúp loại bỏ các mô bị tổn thương và cho phép cơ thể chữa lành.
Tuy nhiên, nếu chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra gãy xương. Gãy xương gây đau và giới hạn khả năng vận động của các ngón tay. Lúc này bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
2. Những nguyên nhân khác gây sưng ngón tay
2.1. Dị ứng
Ngón tay bị sưng có thể xảy ra do viêm da tiếp xúc. Da ở tay bị kích ứng khi tiếp xúc với chất tẩy rửa, nước hoa, cây độc,… và sưng lên. Thông thường, tình trạng này thường hết sau 2 – 3 tuần.
2.2. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng xảy ra khi có vết cắt hoặc vết thương hở ở ngón tay. Lúc này, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây nhiễm trùng. Để đối phó, các tế bào bạch cầu đổ xô đến vị trí này để loại bỏ vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến ngón tay bị sưng, kèm theo đỏ, nóng, đau, sốt và ớn lạnh.
2.3. Chế độ ăn quá nhiều muối làm ngón tay bị sưng
Cơ thể thường có cơ chế giữ cân bằng giữa muối và nước. Vì vậy, khi bạn ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ bù lại bằng cách tích nước dẫn đến sưng ngón tay. Tình trạng sưng tấy ngón tay do ăn mặn thường nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ.
2.4. Giảm tuần hoàn đến ngón tay
Điều này có thể xảy ra do đeo trang sức ở tay quá chật hoặc phù bạch huyết.
Phù bạch huyết xảy ra khi hạch hoặc mạch bạch huyết bị tổn thương, khiến dịch bạch huyết bị ứ đọng lại cánh tay và bàn tay. Điều này dẫn đến sưng mô ở các ngón tay, và phổ biến hơn là ở toàn bộ cánh tay và bàn tay. Phù bạch huyết thường xảy ra nhất ở các bệnh nhân ung thư vú cần cắt bỏ hạch bạch huyết để điều trị.
2.5. Bệnh tự miễn
Trong các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, vảy nến, xơ cứng bì, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh và gây ra viêm toàn bộ cơ thể, trong đó có ngón tay. Bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác gồm đau khớp, mệt mỏi, sụt cân, phát ban đỏ.
2.6. Tác dụng phụ của thuốc có thể khiến ngón tay bị sưng
Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là sưng tấy khắp cơ thể, bao gồm cả các ngón tay. Những loại thuốc này bao gồm: thuốc trị bệnh tiểu đường (ví dụ: pioglitazone, rosiglitazone), thuốc điều trị hormone (ví dụ: tamoxifen), thuốc huyết áp (ví dụ: amlodipine) và steroid đường uống (ví dụ: prednisolone). Tuy nhiên, đây không phải là tác dụng phổ biến của những thuốc này.
2.7. Khối u
Cả khối u ác tính (tức là ung thư) và lành tính của da, mô mềm hoặc xương đều có thể khiến ngón tay bị sưng. Các loại khối u có thể dẫn đến sưng ngón tay bao gồm u sợi, u mỡ và u hắc tố.
Nếu nghi ngờ có khối u, bạn nên đi khám xem khối u có phải là ác tính hay không. Từ đó có phương pháp điều trị, ngăn ngừa khối u di căn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Cách chữa ngón tay bị sưng
Xác định chính xác nguyên nhân giúp tìm được cách chữa ngón tay bị sưng phù hợp.
Cách chữa đầu ngón tay bị sưng nhức tại nhà
Một số biện pháp tại nhà có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng ngón tay bị sưng do những nguyên nhân đơn giản, bao gồm:
- Chườm lạnh giảm sưng ngón tay do chấn thương nhẹ.
- Băng ép giúp bớt sưng và loại bỏ chất lỏng tích tụ.
- Nếu khớp bị ảnh hưởng, sử dụng nẹp để cố định khu vực đó nhằm hạn chế tổn thương thêm do vận động quá nhiều.
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập chuyển động ngón tay để các khớp linh hoạt hơn.
- Massage cho các ngón tay.
- Tránh những công việc nặng hoặc tác động có thể làm tổn thương đến ngón tay.
- Nới lỏng đồ trang sức quá chật có thể hạn chế lưu lượng máu đến các ngón tay.
- Nếu sưng ngón tay nhẹ do nhiễm trùng, cách chữa ngay tại nhà có thể là rửa sạch với nước ấm hoặc ngâm nước muối hay thoa thuốc mỡ kháng sinh.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các loại thực phẩm có khả năng gây viêm.
Điều trị y tế
Nếu tình trạng ngón tay bị sưng là do bệnh lý có từ trước, thì việc điều trị thường là kiểm soát tình trạng sưng tấy hiện tại và trong tương lai. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp cho từng trường hợp. Chẳng hạn như:
- Cách chữa sưng khớp ngón tay do viêm khớp là dùng thuốc chống viêm như ibuprofen để làm giảm sưng.
- Nếu sưng là do một khối u, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ.
- Nếu chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyên bạn nên giảm lượng muối ăn trong khẩu phần ăn.
- Nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng nặng, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu bao gồm: ngón tay bị sưng đỏ đau nhức nghiêm trọng, gặp khó khăn khi hoạt động, chảy mủ… Cách chữa sưng ngón tay trong trường hợp này có thể là hút chất lỏng dư thừa ra và dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Sưng ngón tay có thể hoàn toàn vô hại và tự khỏi. Tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn. Ngón tay bị sưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến liệt hoặc mất đi tính linh hoạt.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Sưng Ngón Tay Trỏ
-
Sưng Đau Khớp Ngón Tay Cái, Giữa, Trỏ, Ngón Út Là Bệnh Gì ...
-
Lý Do Bạn Bị Sưng Ngón Tay | Vinmec
-
Những Nguyên Nhân Gây Sưng Phù Ngón Tay Thường Gặp Nhất
-
7 Nguyên Nhân Khiến Ngón Tay Sưng Phù
-
Đau Khớp Ngón Tay Trỏ Là Bị Bệnh Gì? Cách Xử Lý đau Khớp Ngón Tay Trỏ
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và đối Tượng Dễ Bị Viêm Khớp Ngón Tay Trỏ
-
Ngón Tay Bị Sưng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Hội Chứng Ngón Tay Bật: Những điều Bạn Cần Biết | Health Plus
-
Ngón Tay Bị Sưng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu - JEX
-
Đau Khớp Ngón Tay Trỏ Có Phải Bệnh Gout? | TCI Hospital
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Viêm Khớp Ngón Tay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Nguyên Nhân Gây Sưng Phù Ngón Tay Thường Gặp | BvNTP