Ngọt Ngào “Lời Ru Hoa Cải” - Báo Công An Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm
Tôi đang cầm trên tay văn bản ca khúc LỜI RU HOA CẢI mà tác giả Hoàng Ngọc Thạch gửi tặng. Đọc tựa đề thôi tôi đã thích cái tứ anh dùng. Cảm giác đầu tiên là êm dịu, nồng nàn đầy sắc vàng của hoa cải ven sông mỗi khi xuân về. Tò mò, tôi ngồi vào đàn piano dạo lên những câu nhạc đầu tiên của anh. Giai điệu nhẹ nhàng, mênh mang buồn, đầy cảm xúc.
Tác giả Hoàng Ngọc Thạch.
Tác giả Hoàng Ngọc Thạch (1969) sinh ra tại một làng quê nghèo ở H. Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, hiện sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Anh từng học Họa viên kiến trúc TPHCM, từng công tác tại Viện KSND TP Đà Nẵng. Ngoài công việc chính, anh cộng tác với các tờ báo, viết thơ thiếu nhi. Hoàng Ngọc Thạch chưa chính thức được kết nạp vào Hội Nhạc sĩ, tuy vậy, những ca khúc của anh có nhiều bài hay, được công chúng mến mộ.
Bài hát LỜI RU HOA CẢI viết ở nhịp 4/4 giọng La trưởng. Thoạt đầu, tôi nghĩ rằng, “lời ru” mà viết ở giọng trưởng nghe có vẻ không hợp lý lắm bởi giọng trưởng vốn dĩ có tính chất mạnh mẽ, vang sáng, nếu dùng để chuyển tải một “lời ru” thì có phù hợp hay không? Khi tôi đàn và hát đến đoạn sau thì hơi ngạc nhiên. Đa số bài hát thường viết giọng thứ rồi chuyển sang giọng trưởng. Nhưng bài này từ giọng trưởng lại khéo léo chuyển sang giọng thứ nghe mềm mại và ngọt ngào làm sao.
Bài hát được viết bởi hai đoạn đơn, ngắn gọn và vuông vắn. Âm hình chủ đạo trong bài giản dị, đơn giản, chủ yếu tiết tấu là các móc đơn nhẹ nhàng, thỉnh thoảng thêm vài câu có liên ba đơn làm cho giai điệu mềm mại hẳn.
Cả bài thoang thoảng chút dân ca, một chút thôi cũng đủ làm cho giai điệu mượt mà, rất Việt Nam, rất hợp với vẻ đẹp giản dị của màu vàng hoa cải. Mượn hình ảnh ngọt ngào của hoa cải để gửi gắm tâm tình với người con trai. Và “lời ru” này thật trớ trêu... ru người mình yêu giây phút cuối để ngày mai lên xe hoa lấy chồng. Thế nên, lời ru ấy mênh mang buồn. Giai điệu không gào thét, kịch tính mà ngược lại, nó day dứt nhè nhẹ chảy vào tim… đau nhói.
Bài hát mượn câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Cái tứ lục bát tất nhiên là khó phổ nhạc nhưng tác giả mượn hình ảnh này để rồi ca từ bài này cũng có vần có điệu, giàu chất thơ. “ Ru anh! Anh hãy ngủ đi/Ngày mai em đã lên xe hoa rồi/Gió đưa cây cải về trời/Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”.
Giai điệu như một lời thủ thỉ, lời tâm sự đau xót của cô gái thương cho người ở lại. Trong hoàn cảnh này có lẽ những lời nói không có mấy ý nghĩa nhường chỗ cho âm nhạc vang lên, trao gửi tâm tình. “Anh ơi! Anh hãy ngủ đi/Lời ru hoa cải đong đầy tình em/Chông chênh với những nỗi niềm/À ơi! Hoa cải theo mây về trời”.
Đoạn A, A’ trong bài kết về âm chủ của giọng trưởng làm cho người nghe rưng rưng theo cảm xúc của giai điệu, của mạch ca từ đẹp như một bài thơ lục bát. Và rồi tác giả chuyển sang đoạn B với tính chất mềm mại, ngọt ngào hơn của giọng thứ. “Thân em bèo dạt mây trôi/Thân em bảy nổi ba chìm/Tháng giêng mưa bụi bên thềm hoa bay/Tháng giêng mưa bụi về đâu hỡi người”.
Giai điệu, tiết tấu, ca từ trong bài hòa với nhau làm một, nức nở cho phận má hồng. Ngày nay, người phụ nữ thường làm chủ cuộc sống hôn nhân của mình, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, việc hôn nhân cũng không thể nói trước được điều gì và cũng không thể không có những nỗi niềm ưu tư khi lên xe hoa. LỜI RU HOA CẢI không mở ra cảnh tượng có thật ngoài đời mà là một lời ru trong tâm thức của người con gái trước thời khắc quan trọng của đời mình, là chút xuyến xao, cảm thông với người xưa đã từng yêu, đã từng một thời cháy lòng vì tình yêu đó. Ru anh! Anh hãy ngủ đi/Ngày mai em đã lên xe hoa rồi/Cau trầu chẳng thắm duyên nhau/Thì thôi anh nhé! Duyên ta bẽ bàng”...
Nếu tách phần ca từ của LỜI RU HOA CẢI thì người ta cứ ngỡ như đây là bài thơ lục bát. Cấu trúc gieo vần của thơ lục bát rất khó phổ. Nhưng không, đây là lời ca do chính tác giả viết chứ không phổ thơ ai. Cách luyến láy mang chút âm hưởng dân ca miền Trung làm cho giai điệu đẹp và khi người nghe không có cảm giác hát thơ.
Bài hát vừa chào đời đã được ca sĩ Tuyết Mai - Quán quân chương trình “Hãy nghe tôi hát” - Đài truyền hình Vĩnh Long tổ chức năm 2020 - thể hiện rất thành công. Với vẻ đẹp mặn mà, giọng ca truyền cảm, cách xử lý bài rất thông minh ca sĩ Tuyết Mai đã truyền tải đến người nghe bản tình ca nồng nàn, lãng mạn, đầy cảm xúc ngọt ngào của tình yêu lứa đôi.
Tác giả Hoàng Ngọc Thạch là người con của Đà Nẵng, nơi con Sông Hàn trong xanh vỗ về những điệu hò khoan tha thiết. Một vài sáng tác của anh về quê hương “Bolero bên sông Hàn”, “Một chiến thắng cho Đà Nẵng - Sao lại không”… và nhiều bài viết khác thể hiện tình yêu quê hương tha thiết…
Nhạc sĩ Thu Hường
Từ khóa » Em Tựa Vai Tôi Ngồi Bên Thềm
-
Tiếng Gọi - Bức Tường - YouTube
-
Tiếng Gọi - Bức Tường
-
Tiếng Gọi - Bức Tường, Trần Lập - NhacCuaTui
-
Tiếng Gọi - Bức Tường - Zing MP3
-
Tiếng Gọi - Lời Bài Hát - TimMaSoKaraoke.Com
-
Nhớ Lắm Thềm Nhà - Báo Bình Thuận
-
Trịnh Công Sơn - Vietnamese Typography
-
Tìm Bài Hát "mình Dìu Nhau đi" (kiếm được 17 Bài) - Tìm Lời Nhạc
-
Lời Bài Hát Ngồi Bên Nhau (Từ Công Phụng)
-
#12: Giọt Nắng Bên Thềm - Truyện Tựa Như Gió Bay - Truyen2U .Net
-
Về Đâu Mái Tóc Người Thương - Hoàng Việt Trang
-
Thơ Ca - Trường đại Học Sư Phạm TPHCM
-
Quang Lê - Về Đâu Mái Tóc Người Thương Lời Bài Hát