Ngữ âm Trong Tiếng Nhật

Nhiều bạn hiện vẫn còn đang không biết bắt đầu việc học ngữ âm tiếng Nhật như thế nào? Ngữ pháp tiếng Nhật nên bắt đầu từ đâu cho đúng. Làm thế nào để học tiếng Nhật hiệu quả nhất. Bài viết này trung tâm Nhật ngữ SOFL sẽ chia sẻ những Ngữ Âm tiếng Nhật cơ bản nhất, cùng theo dõi nhé!

Ngữ âm trong tiếng Nhật

Ngữ âm trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật thì phần phát âm là quan trọng nhất bởi lẽ phát âm không chuẩn xác sẽ hiểu nhầm sang nghĩa khác. Đọc đúng ngữ âm sẽ giúp bạn học nhanh, hứng thú hơn bao giờ hết.

Trường âm (長音– ちょうおん): Khi kéo dài âm được nối như những cặp âm sau sẽ mang ý nghĩa khác nhau.

Cách đọc:

  • おばさん : cô, dì (obasan)- おばあさん: bà (obaasan).
  • おじさん: chú, bác (Ojisan)- おじいさん: ông (Ojiisan).
  • へや: phòng (heya)- へいや: đồng bằng (heyia).
  • え : bức tranh (e)- ええ: vâng (ee).
  • ここ: ở đây ( koko)- こうこう: hiếu thảo (kookoo).
  • ひやく: nhảy vọt (hi yaku) – ひやく: một trăm (hyaku).

SOFL đưa ra một số ví dụ trong tiếng Nhật dễ bị nhầm lẫn khi đọc ngữ âm sai. Đây cũng là một khó khăn khá lớn cho người học vì đôi khi nghe âm khác nhau chỉ âm “i” hay nhấn nhá trọng âm khác nhau.

Nối âm

Cách đọc của từ ん cách đọc tương tự gần giống như từ “n” trong tiếng Việt. Trong một vài trường hợp thì được đọc là m, p, b.

Ảo âm

Trong tiếng Nhật ba chữ sau được viết nhỏ lại thì được gọi là ảo âm: trong bảng chữ Hiragana thì âm ya, yu, yo, bảng chữ cái Katakana các nguyên âm u, e, o, a, i cũng được viết nhỏ lại. Các chữ này được viết nhỏ làm cho cách phát âm của chúng khác đi.

Ví dụ về ảo âm trong tiếng Nhật:

きゃ kya きゅ kyu きょ kyo

ぎゃ gya ぎゅ gyu ぎょ gyo

しゃ sha しゅ shu しょ sho

じゃ ja じゅ ju じょ jo

ちゃ cha ちゅ chu ちょ cho

にゃ nya にゅ nyu にょ nyo

ひゃ hya ひゅ hyu ひょ hyo

びゃ bya びゅ byu びょ byo

ぴゃ pya ぴゅ pyu ぴょ pyo

みゃ mya みゅ myu みょ myo

りゃ rya りゅ ryu りょ ryo

Khuất âm

Một số trường hợp chữ つ viết nhỏ hơn bình thường khi đó được đọc giống âm “t” của tiếng Việt.

Ví dụ: にっき: nhật kí (nikki), きって: con tem (kitte),…

Trọng âm

Trọng âm trong tiếng Nhật cũng quyết định giọng điệu của người nói, ý nghĩa của câu chuyện. Việc này phụ thuộc vào việc luyện tập hàng ngày của bạn, tự học hỏi và trao dồi kiến thức.

Ví dụ: はし橋: cây cầu (há sì) trọng âm nhấn vào âm thứ hai, はし箸: đôi đũa (hà si) trọng âm lại nhấn vào âm đầu tiên. Lưu ý tiếng Nhật ở từng vùng khác nhau phát âm khác nhau như Osaka khác với Tokyo. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu sự khác nhau giữa các vùng của Nhật Bản trong những bài viết sau nhé!

Trọng âm của câu

Trong văn nói tiếng Nhật cũng như trong tiếng Việt câu trần thuật giọng văn nhấn nhá đều đều cả câu, còn câu hỏi thì trọng âm ở cuối câu. Trong câu cảm thán thì giọng văn lên ở đầu câu. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nội dung câu chuyện mà bạn nói.

Trên đây là bài viết trung tâm tiếng Nhật SOFL giới thiệu về những ngữ âm tiếng Nhật căn bản đơn giản nhất để có thể hiểu hơn về ngữ pháp tiếng Nhật. Để giao tiếp tiếng Nhật một cách thành thạo bạn hãy tham khảo thêm về khóa học tiếng Nhật giao tiếp của SOFL nhé. Chúc bạn học tiếng Nhật thành công!

Từ khóa » Cách đọc ảo âm Trong Tiếng Nhật