Ngủ Dậy Bị đau đầu | Nguyên Nhân & Cách Giảm đau Hiệu Quả

Ngủ dậy bị đau đầu không những phản ánh tình trạng giấc ngủ không sâu giấc, mà có thể là triệu chứng của một số bệnh. Tuy nhiên để xác định chính xác tình trạng đau đầu khi ngủ dậy bạn cần hiểu rõ nguyên nhân, từ đó có biện pháp khắc phục, giảm thiểu sự ảnh hưởng tới sức khỏe và giấc ngủ.

Ngủ dậy bj đau đầu 1
Sáng ngủ dậy hay đau đầu là tình trạng cần được theo dõi và điều trị kịp thời

Nội dung bài viết 2

  • 1. Vì sao ngủ dậy bị đau đầu?
    • 1.1. Do nằm sai tư thế khi ngủ
    • 1.2. Thời gian ngủ quá lâu
    • 1.3. Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc
    • 1.4. Do thiếu máu não
    • 1.5. Do yếu tố môi trường
    • 1.6. Không có thời gian nghỉ ngơi khi ngủ dậy
    • 1.7. Do một số tình trạng sức khỏe khác
  • 2. Các loại đau đầu thường gặp
    • Đau đầu do căng thẳng
    • Đau đầu từng chuỗi hoặc từng cụm
    • Đau nửa đầu
    • Đau đầu do kinh nguyệt
    • Đau đầu mãn tính hàng ngày
  • 3. Cách chữa đau đầu khi ngủ dậy
  • 4. Hạn chế tình trạng ngủ dậy bị đau đầu như thế nào?
  • 5. Giải đáp các thắc mắc về tình trạng ngủ dậy đau đầu
    • Ngủ dậy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
    • Ăn gì để không bị đau đầu khi ngủ dậy?

1. Vì sao ngủ dậy bị đau đầu?

1.1. Do nằm sai tư thế khi ngủ

Tư thế ngủ không đúng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu khi ngủ dậy. Đặc biệt với tư thế nằm sấp sẽ khiến trọng lượng của cơ thể đè nặng lên phần ngực, cản trở hoạt động của tim phổi, không đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết cho não bộ nên sẽ gây ra tình trạng ngủ dậy đau đầu.

>>> Hướng dẫn: Ngủ đúng cách

Ngoài ra việc nằm kê gối quá cao hoặc dùng gối quá cứng khiến cho cơ cổ bị cứng, đầu và cột sống không thẳng nhau sẽ làm đau mỏi vùng cổ, vai gáy, ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.

Ngủ dậy bj đau đầu 2
Nằm sấp là tư thế ngủ không tốt gây ra đau đầu khi ngủ dậy

1.2. Thời gian ngủ quá lâu

Nhiều người nghĩ rằng ngủ càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên ở từng độ tuổi nhất định sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Theo như khuyến cáo của các chuyên gia, giấc ngủ trung bình sẽ là 7 – 8 tiếng ban đêm và 30 – 60 phút vào ban ngày. Nếu ngủ quá nhiều sẽ khiến cơ thể luôn trong trạng thái lơ mơ, hệ thần kinh bị ức chế khiến cho lượng máu lên não giảm. Chính vì vậy mà khi ngủ dậy bạn có cảm giác cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

>>> Tìm hiểu thêm về tình trạng: Toát mồ hôi khi ngủ <<<

1.3. Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc

Ngủ dậy bj đau đầu 3
Thiếu ngủ là nguyên nhân gây ra suy nhược thần kinh khiến bạn dễ bị đau đầu khi ngủ dậy

Ngược lại với những người ngủ quá nhiều thì có những người luôn bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc. Tình trạng thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kèm theo là những cơn đau đầu khó chịu.

Bởi khi thiếu ngủ đồng nghĩa với nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn, không có thời gian để sửa chữa, phục hồi những tế bào hư tổn, do vậy mà sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu khó kiểm soát.

1.4. Do thiếu máu não

Tình trạng thiếu máu não là khi lượng máu lên não bị suy giảm, không cung cấp đủ oxy và các dưỡng chất cho não bộ sẽ gây ra triệu chứng đau đầu, mệt mỏi. Đi kèm với đó là những triệu chứng như chóng mặt, khó ngủ, ngủ luôn trằn trọc, ngủ không sâu giấc vào ban đêm, đôi khi là mất cân bằng và suy giảm trí nhớ ở người già.

Ngủ dậy bj đau đầu 4
Thiếu máu não là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên gặp tình trạng ngủ dậy đau đầu

Thiếu máu não là tình trạng khá nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Để lâu ngày mà không thăm khám, có phương pháp điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra các cơn đau đầu mãn tính.

1.5. Do yếu tố môi trường

Môi trường xung quanh quá ồn ào hay không gian quá chật hẹp gây ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ, khiến ngủ không sâu giấc. Đây cũng là lý do khiến bạn thiếu ngủ và ngủ không đủ giấc, gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu sau khi ngủ dậy.

1.6. Không có thời gian nghỉ ngơi khi ngủ dậy

Sau khi ngủ dậy, đặc biệt là giấc ngủ trưa, cơ thể chưa hoàn toàn tỉnh táo mà lại bắt đầu công việc ngay sẽ làm căng thẳng thần kinh, lâu dần gây ra những cơn đau đầu. Do vậy mà sau khi ngủ dậy bạn cần thực hiện vài động tác nhẹ nhàng để cơ thể thật sự tỉnh táo, lấy lại thăng bằng bắt đầu công việc hiệu quả.

1.7. Do một số tình trạng sức khỏe khác

Ngoài những nguyên nhân trên gây ra hiện tượng đau đầu khi ngủ dậy, còn do một số bệnh lý khác như thoái hóa khớp ở cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống, viêm xoang, tăng huyết áp… Đây là những tác nhân khiến bạn ngủ dậy bị đau đầu, mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ.

>>> Tìm hiểu thêm về tình trạng: Nhức mỏi toàn thân sau khi ngủ dậy <<<

2. Các loại đau đầu thường gặp

Đau đầu do căng thẳng

Đây là biểu hiện thường gặp và khá phổ biến. Bệnh xuất hiện thường do tinh thần bị lo âu kéo dài. Bệnh chủ yếu ở tuổi trung niên, nữ giới mắc nhiều hơn nam.

Khi bị đau đầu do căng thẳng, đầu sẽ có cảm giác đau ê ẩm, bị bóp siết ở vùng đầu, đè ép thắt chặt, cường độ đau tăng dần theo tần suất xuất hiện cơn đau. Thường đau cả 2 bên đầu, đau nhiều nhất ở trán, thái dương, chẩm, đỉnh hoặc nhiều nơi.

Đau đầu từng chuỗi hoặc từng cụm

Là loại đau đầu do căn nguyên mạch máu. Chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và phần lớn là có hút thuốc.

Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ và khi tỉnh dậy sẽ bị đau đầu nặng. Các cơn đau hay tái phát, đau nhiều lần và có thể kéo dài nhiều ngày hay nhiều tuần liền. Thường đau nhiều ở sau mắt lan ra trán và thái dương, cảm giác đau không đập theo nhịp mạch. Ngoài ra, có thể còn có các triệu chứng như mặt nề, chảy nước mắt, ngạt mũi, chảy nước mũi, ra nhiều mồ hôi, sa mí mắt và co đồng tử cùng bên…

Đau nửa đầu

Ngủ dậy đau nửa đầu có nguyên nhân từ thần kinh mạch máu, xuất hiện từng cơn. Chỉ đau ở một bên đầu, cảm giác da đầu căng và rát như bị bỏng, kèm các triệu chứng như: ù tai, mờ mắt, buồn nôn, sợ tiếng ồn và ánh sáng…

Đau đầu do kinh nguyệt

Khi trong chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng đau đầu có thể xuất hiện trước hoặc trong khi chu kỳ. Đây là tình trạng thường gặp. Tác nhân chính gây nhức đầu là do thay đổi hormon, phần lớn là do suy giảm estrogen. Ngoài nhức đầu, triệu chứng kèm theo còn là: chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, căng tức ngực, tinh thần thiếu ổn định, dễ nổi giận, bồn chồn,…

Đau đầu mãn tính hàng ngày

Khi bị đau đầu mãn tính, tình trạng nhức đầu sẽ kéo dài liên tục khoảng 15 ngày trong một tháng. Ngoài ra, còn xuất hiện các triệu chứng như: trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, cơn hoảng sợ, stress và khi bệnh nhân lạm dụng thuốc.

>>> Tìm hiểu thêm về tình trạng: Bị tê tay khi ngủ <<<

3. Cách chữa đau đầu khi ngủ dậy

Ngủ dậy bj đau đầu 5
Dùng tay xoa huyệt thái dương để làm dịu cơn đau đầu

Khi đã hiểu rõ nguyên nhân, bạn có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện triệu chứng đau đầu sau khi thức dậy.

  • Nghỉ ngơi sau khi ngủ dậy, tránh làm việc ngay.

Thực hiện vài động tác thể dục nhẹ nhàng giúp kéo giãn gân cốt, hoặc uống cốc nước để tinh thần được thoải mái và tỉnh táo. Nếu cảm thấy đau đầu thì nên nằm nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau giảm bớt.

  • Massage nhẹ nhàng huyệt thái dương

Dùng tay ấn vào hai bên thái dương và xoa nhẹ để giúp máu lưu thông, thần kinh được thư giãn, giúp làm dịu cơn đau đầu.

  • Sử dụng một số loại trà thảo mộc

Ưu tiên sử dụng trà gừng bởi các hoạt chất có trong trà gừng giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng đau đầu một cách đáng kể. Ngoài ra trà gừng còn có tác dụng giảm stress, giúp ngủ sâu giấc.

>>> Tìm hiểu chi tiết: Uống trà gì dễ ngủ?

  • Trị liệu đau đầu

Thực hiện cách trị liệu bằng một số tinh dầu như oải hương. Với hương thơm nhẹ giúp cơ thể thư giãn, thoải mái và giảm đau đầu.

  • Chườm đá lạnh

Sau khi đã áp dụng các cách trên mà tình trạng đau đầu không được cải thiện bạn có thể sử dụng đá lạnh. Nước đá sẽ làm tê liệt dây thần kinh và giảm đau đầu tức thời.

  • Sử dụng thuốc đau đầu

Nên sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ bởi có thuốc sẽ có những tác dụng phụ như khiến cơ thể mệt mỏi, gây buồn ngủ. Đây là biện pháp cuối cùng khi cơn đau đầu ngày càng nặng, cùng với đó là những bệnh lý bạn gặp phải cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Uống nước hoặc trà gừng, bạc hà để giảm đau
>>> Tìm hiểu thêm về tình trạng: Sáng ngủ dậy bị đau lưng <<<

4. Hạn chế tình trạng ngủ dậy bị đau đầu như thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên để tránh tình trạng ngủ dậy đau đầu và giảm thiểu những cơn đau đầu có thể xảy ra, tốt nhất bạn nên duy trì cho mình những thói quen sinh hoạt tốt và khoa học.

  • Ngủ đủ giấc: Hãy lên kế hoạch giấc ngủ một cách hợp lý khoa học, đảm bảo ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi sau ngày dài làm việc.
  • Nằm ngủ đúng tư thế: Tư thế nằm tốt nhất là nằm ngửa và nằm nghiêng, nên hãy lựa chọn tư thế ngủ thoải mái, tránh tư thế ngủ gây chèn ép lên tim phổi và các cơ quan nội tạng.

>>> Hướng dẫn: Ngủ đúng cách

Ngủ dậy bj đau đầu 6
Nằm ngủ đúng tư thế với sự hỗ trợ của gối kê chân sẽ giúp bạn có giấc ngủ chất lượng
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê… giúp thần kinh được thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học: Lên cho mình lịch sinh hoạt phù hợp với chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng là cách để bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Tạo không gian phòng ngủ thoải mái và hợp lý như tạo môi trường ngủ yên tĩnh, nhiệt độ phòng phù hợp không quá nóng hay quá lạnh, giường nệm êm ái.
  • Hãy lựa chọn cho mình tấm nệm êm ái không quá dày, hay quá cứng hay chiếc gối mềm mại là cách để bảo vệ cột sống cũng cải thiện giấc ngủ của bạn. LMG World là địa chỉ tin cậy giúp nâng niu giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe của bạn được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Để được tư vấn mua nệm chi tiết bạn có thể liên hệ theo số hotline 028 3620 9066.
>>> Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để ngủ sâu giấc? <<<

5. Giải đáp các thắc mắc về tình trạng ngủ dậy đau đầu

Tác hại của thức khuya đối với nam giới - Hình 4

Giải đáp các thắc mắc về tình trạng ngủ dậy bị đau đầu

Ngủ dậy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Sáng ngủ dậy hay nhức đầu nếu không do bị thiếu ngủ, căng thẳng,…thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nặng như: Huyết áp cao, trầm cảm, thiếu máu não,…

Ăn gì để không bị đau đầu khi ngủ dậy?

Nếu gặp tình trạng ngủ dậy đau đầu, cần bổ sung các thực phẩm như: Các loại cá có chứa omega-3, sữa và chế phẩm từ sữa, cải bó xôi, ngũ cốc… Các dưỡng chất trong các thực phẩm này sẽ bổ úng và hỗ trợ giảm nhức đầu hiệu quả.

Như vậy, ngủ ngon và sâu giấc rất quan trọng, có tác động trực tiếp tới sức khỏe của mỗi chúng ta. Để giải quyết được tình trạng ngủ dậy bị đau đầu bạn cần xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý.

Xem thêm các mẫu giường tại đây. Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 0902 886 907 để biết thông tin chi tiết và được tư vấn thêm về Combo Giường – Nệm xứng hợp nhu cầu sử dụng và phong cách sống, trải nghiệm “Giấc ngủ nghệ thuật” mang dấu ấn của độc bản LMG

LMG (Luxury Mattress Gallery) – Showroom nệm sang trọng đẳng cấp hàng đầu Hotline: 0902 886 907 Email: sala@lmgworld.com Địa chỉ showroom: Sala City, 95 Nguyễn Cơ Thạch, TP. Thủ Đức, TP.HCM

Từ khóa » Ngủ K đủ Giấc Bị đau đầu