Ngũ Hành Nương Nương | Wikia Đạo Mẫu - Wiki Index | | Fandom
Có thể bạn quan tâm
Bà Ngũ Hành
Bà Ngũ Hành (婆五行), còn được gọi là Chúa Bà Ngũ Hành (主婆五行), Ngũ Hành Nương Nương (五行娘娘), 5 Mẹ Ngũ Hành là 5 vị nữ thần được thờ phụng phổ biến tại miền Trung và miền Nam.
Mục lục
- 1 Lịch Sử
- 2 Danh hiệu
- 3 Thiên Tiên Thánh Giáo
- 4 Theo lối miền Nam
- 5 Cờ Ngũ Hành
Lịch Sử[]
Ngũ Hành là khái niệm bắt nguồn từ quan niệm triết học của người Trung Quốc cổ. Theo đó, quan niệm này chỉ ra rằng trời đất, vũ trụ được vận hành bởi 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tức biểu trưng lần lượt cho kim loại, gỗ, nước, lửa và đất. Gọi tắt 5 yếu tố này là Ngũ Hành. Mỗi yếu tố lại có sự tương sinh tương khắc theo quy luật nhất định. Quy luật này đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực thuộc đời sống xã hội như y học, ẩm thực, thiên văn, …
Dần dần, thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa, trở thành sự thờ phụng mang tính chất tâm linh thiêng liêng phổ biến tại rất nhiều nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.
Với sự tiếp nhận có chọn lọc hòa quyện với những tín ngưỡng dân gian đã có trước, người Việt cổ đã đưa thuyết này vào thờ phụng với hình tượng đại diện là Chúa Bà Ngũ Hành hay 5 mẹ Ngũ Hành. Cũng từ đó, tục thờ Ngũ Hành Nương Nương được hình thành.
Với đặc điểm là một nước nông nghiệp trồng lúa nước. Vụ mùa bội thu cuộc sống ấm no hay không phụ thuộc rất nhiều vào nắng, gió, mưa sa của trời đất nên tín ngưỡng thờ Chúa Bà Ngũ Hành càng phát triển và trở nên phổ biến tại Việt Nam đặc biệt tại các tỉnh Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Danh hiệu[]
Theo khảo sát các tư liệu sắc phong, bài vị, văn tế còn tồn tại đến ngày nay tại các di tích thì tên gọi chung của Năm Mẹ Ngũ Hành thường là Ngũ Hành Thần Nữ (五行神女), Ngũ Hành Nương Nương (五行娘娘), Ngũ Hành Tiên Nương (五行仙娘). Tại mỗi di tích, tên gọi của từng bà cũng không đồng nhất. Có khi là Kim đức thánh phi (金德聖妃), Thủy đức thánh phi (水德聖妃), Hỏa tinh thần nữ (火星神女), hay Chúa Sắt thần nữ (主鐵神女).
Thiên Tiên Thánh Giáo[]
- Tam Động Trung Thiên Hỏa Phong Thánh Bà
- Châu Sa Ngoại Cảnh Mộc Tinh Chúa Lá Thánh Bà
- Bạch Ba Công Chúa Thánh Bà
- Đệ Tứ Thủy Cung Phù Dung Công Chúa Thánh Bà
- Đức Chầu Lục Động Thổ Tinh Thánh Bà
Theo lối miền Nam[]
Các vị Chúa Bà Ngũ Hành được thờ tự bao gồm:
- Đệ Nhất Chúa Bà Kim Tinh Thần Nữ (第一主婆金星神女)
- Đệ Nhị Chúa Bà Mộc Tinh Thần Nữ (第二主婆木星神女)
- Đệ Tam Chúa Bà Thủy Tinh Thần Nữ (第三主婆水星神女)
- Đệ Tứ Chúa Bà Hỏa Phong Thần Nữ (第四主婆火風神女)
- Đệ Ngũ Chúa Bà Thổ Đức Thần Nữ (第五主婆土德神女)
Cờ Ngũ Hành[]
Cờ Ngũ Hành là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người, nhằm tôn vinh 5 Mẹ Ngũ Hành.
Bàn cờ Ngũ Hành giống với tổ ong. Các quân cờ chỉ có thể di chuyển từng bước một giữa hai điểm được nối với nhau. Quân cờ chia làm hai loại: quân Thường và quân Chúa. Quân Thường lại chia ra làm 5 loại quân tương ứng với ngũ hành, mỗi loại có 2 quân. Quân Chúa chỉ có duy nhất 1 quân. Quân Thường đảm nhiệm chức năng của ong thợ và ong đực: bảo vệ quân Chúa, tiêu diệt kẻ địch, giao phối với quân Chúa. Quân Chúa đảm nhiệm chức năng của ong chúa, đó là sinh sản và nắm giữ sinh cơ của cả tổ. Hàng đầu và hàng cuối của bàn cờ được gọi là "tổ", nơi các quân của mỗi bên được sắp đặt lúc bắt đầu ván cờ. Bên Đen đi trước.
Quân Thường chỉ nắm quyền sát. Quân Chúa chỉ nắm quyền sinh. Quân Thường có thể tiêu diệt quân Thường của đối phương theo luật tương khắc trong ngũ hành. Bất kỳ quân Thường nào cũng có thể tiêu diệt quân Chúa của đối phương. Quân Chúa có thể hồi sinh quân Thường đã bị tiêu diệt của bên mình qua luật tương sinh trong ngũ hành. Ví dụ, khi quân Hỏa bị tiêu diệt, cần di chuyển quân Mộc đến cạnh quân Chúa (tức là di chuyển đến điểm nằm trong phạm vi đi được của quân Chúa), khi đó quân Hỏa có thể được đưa trở lại bàn cờ và đặt vào một vị trí còn trống trong phạm vi đi được của quân Chúa. Các quân Thường có hình các nguyên tố tương ứng với các hành. Quân Chúa có hình ngôi sao 5 cánh, mỗi cánh tương ứng với một Mẹ Ngũ Hành, tượng trưng cho 5 lần sinh quân (mỗi loại quân Thường chỉ được hồi sinh 1 lần).
Bên nào tiêu diệt được quân Chúa của đối phương hoặc di chuyển quân Chúa bên mình chiếm tổ của đối phương (tức là di chuyển quân Chúa đến hết bàn cờ) thì bên đó giành chiến thắng.
Quân Chúa trong cờ Ngũ Hành đại diện cho 5 Mẹ Ngũ Hành, thể hiện thiên chức sinh nở cũng như lòng vị tha của người mẹ. Việc quân Chúa di chuyển hết bàn cờ thể hiện tinh thần vượt khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống: mang thai 9 tháng 10 ngày, vượt cạn sinh con, chăm lo cho gia đình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ khóa » Sự Tích 5 Bà Ngũ Hành
-
Ngũ Hành Nương Nương - Thần Thoại Việt Nam
-
Giải Nghĩa Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành - Chúa Bà Ngũ Hành - Oản Cô Tâm
-
Truyền Thuyết Về Mẹ Ngũ Hành (ngũ Hành Nương Nương). Hoàng Nam
-
Giải Nghĩa Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành - Chúa Bà Ngũ Hành - Oản Cô Tâm
-
Tục Thờ Bà Ngũ Hành ở Nam Bộ - Báo Cần Thơ Online
-
5 Mẹ Ngũ Hành | Truyền Thuyết Về Mẹ Ngũ Hành (ngũ Hành Nương ...
-
Giải Nghĩa Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành - Chúa Bà Ngũ Hành
-
Chúa Bà Ngũ Hành Là Ai, được Thờ ở đâu? - Tứ Phủ Thánh Mẫu
-
Miếu Bà Ngũ Hành Miếu Thiêng Tại Côn Đảo 7/2022
-
Văn Khấn 5 Mẹ Ngũ Hành - M & Tôi
-
Chúa Bà Ngũ Hành Là Ai, được Thờ ở đâu? - Thế Giới Tâm Linh
-
Top #10 Cách Cúng 5 Mẹ Ngũ Hành Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 7 ...