Ngu Hay Ngưu? - Tuổi Trẻ Online

- Cháu Phúc thân mến, chữ “Đại Ngu” mới đúng, “đại ngu” có nghĩa là rất an vui. TTC chúc cháu học giỏi nhé!

Lễ hội Katê là của người Khơme?

* Báo ĐĐK số 46 có bài viết về xây dựng đời sống văn hóa ở Sóc Trăng, có câu chú thích ảnh "Lễ hội Katê của người Khơme". Lẽ nào như vậy cô Tú? MẠCH HỒNG THÁI (Ninh Thuận)

- Có lẽ tác giả… chưa hề đến Sóc Trăng. Đúng là ở Sóc Trăng có đông bà con Khơme sinh sống nhưng lễ hội Katê là lễ hội đặc biệt của bà con người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Viết chú thích ảnh kiểu đó kêu bằng cắm lộn râu đấy!

Có 1 châu gọi là châu Nam Mỹ?

* Chương trình “Ai là triệu phú?” ngày 21-8, có câu hỏi: “Giải World Cup 2010 tổ chức ở châu lục nào?". Trong các đáp án có “châu Nam Mỹ”. Cô Tú nghĩ sao? TRẦN NGỌC QUANG TRƯỞNG (Đồng Nai)

- Thế giới có 5 châu: Âu, Á, Phi, Mỹ và châu Đại Dương. Nam Mỹ là vùng đất phía Nam châu Mỹ, chứ không phải là một châu biệt lập. Có lẽ các "triệu phú" lầm lẫn chăng?

Tứ hay ngũ?

* Vua Minh Mạng là người đặt ra lệ “Ngũ bất”, tức “5 không”: không lập hoàng hậu, không lập thái tử, không cử trạng nguyên, không phong tể tướng, không phong quốc trượng (VÕ HƯƠNG AN - TẠ XUÂN QUAN - KTNN số 588 - ngày 10-12-06 - trang 33). Nhiều sách báo viết vua Minh Mạng chỉ đặt ra “Tứ bất”, không có lệ "không phong quốc trượng". Ý cô Tú về thông tin này như thế nào? TRẦN QUANG THẮNG (Đồng Nai)

- Chính xác là “Tứ bất lập”. Trong “tứ bất lập” ấy không đề cập đến danh xưng quốc trượng.

Đúng hay sai?

* "Đúng như vua Lê Thánh Tông đã nói: "Lòng Ức Trai tỏa rạng văn chương" (Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo)… "Quân trung từ mệnh tập" là tập văn chính luận phản ánh đầy đủ chiến lược "công tâm" của quân Lam Sơn" (Sách “Ngữ văn lớp 10 nâng cao”, tập 2 - NXB Giáo Dục - 2006, trang 38, 39). "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo" dịch là "Lòng Ức Trai tỏa rạng văn chương" thì có đúng không cô Tú? Còn chiến lược "công tâm" là chiến lược gì? NGUYỄN ANH DÂN (Đồng Tháp)

- Sao Khuê là một ngôi sao sáng trong hệ 28 ngôi sao trên đường Hoàng đạo, được người Á Đông xem là biểu tượng của văn chương, văn hóa. Vua Lê Thánh Tông lập ra hội Tao Đàn nhị thập bát tú, gác đọc sách ở Văn Miếu được gọi là Khuê Văn Các đều có ý nghĩa như vậy. Chiến lược “công tâm” là đánh vào lòng người, chỉ việc Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết thư gửi bại tướng giặc đủ các cấp như Sơn Thọ, Phương Chính, Trần Trí, Vương Thông, phân tích sự lợi hại, lấy điều phải trái để dụ hàng, hoặc làm suy giảm ý chí phấn đấu của giặc. Tương tự như vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, ta cũng có công tác Binh Địch Vận là một mũi tấn công quan trọng. Vậy theo cô Tú, những chỗ nêu trên của sách giáo khoa không có gì sai.

Lưu Bang ra lệnh cho Hạng Vũ?

* Tạp chí KTNN số 613 có bài của ML viết: "cuối đời Tần,… Lưu Bang ra lệnh cho thủ lĩnh quân nổi loạn Hạng Vũ tấn công triều đình nhà Tần…". Lẽ nào Lưu Bang oai như vậy, cô Tú? TRẦN QUANG THẮNG (Đồng Nai) - Có lẽ đồng nghiệp ML của tôi lầm chăng? Lưu Bang và Hạng Vũ là 2 thủ lĩnh của 2 lực lượng cùng đánh nhà Tần. Đọc hết “Hán Sở tranh hùng” “Sử ký”, tôi chưa thấy đoạn nào nói Lưu Bang ra lệnh cho Hạng Vũ cả.

Giang cẩu

* NXB Trẻ có tác phẩm “Lừa và hải cẩu”, trong đó kể lừa đang chạy thì bị đâm vào cái cây, liền ra bờ sông gọi hải cẩu đến hạ cây đó. Cô Tú ơi, lẽ nào hải cẩu sống ở sông? LÊ QUANG HƯNG (Hà Nội)

- Kiến thức về sinh vật học của tác giả này trật rồi! Hải cẩu sống ở biển, không sống ở sông, nếu sống ở sông phải đổi tên thành con… giang cẩu.

CÔ TÚ

A7avihVM.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 342(ra ngày 15-10-2007) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

Từ khóa » Tứ đại Ngu Nghĩa Là Gì