Ngủ Nhiều Giúp Giảm Cân Như Thế Nào? - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
Một thử nghiệm yêu cầu những người trưởng thành trẻ tuổi, thừa cân thường ngủ ít hơn 6,5 tiếng cố gắng ngủ khoảng 8,5 tiếng mỗi đêm trong 2 tuần.
Kết thúc khoảng thời gian ngắn đó, nhiều người đã giảm lượng calo nạp vào trung bình 270 calo/ngày. Thậm chí, ở một số người, con số này lên tới 500 calo/ngày.
Ảnh minh họa: Times of India
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Esra Tasali, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Giấc ngủ tại Đại học Chicago (Mỹ), cho biết: “Phát hiện này gần như xoay chuyển cách thức giảm hoặc duy trì cân nặng”.
Ăn ít hơn 270 calo/ngày sẽ giúp giảm được gần 12 kg trong vòng 3 năm, tất cả chỉ bằng cách ngủ thêm.
Tiến sĩ Tasali nhận định: “Tăng hoặc duy trì thời lượng ngủ để không bị thiếu ngủ là sự can thiệp nhỏ mà bạn tự làm được. Điều đó có thể tác động đáng kể đến trọng lượng khỏe mạnh”.
Một trong những điểm mạnh của nghiên cứu là diễn ra trong bối cảnh thực tế, không phải phòng thí nghiệm và sử dụng xét nghiệm nước tiểu để đo lượng calo thay vì dựa vào khả năng ghi nhớ về các món đã ăn của mọi người.
Giấc ngủ và cơn đói có liên quan
Làm thế nào ngủ lâu hơn giúp bạn giảm cân? Một lý do là thiếu ngủ có tác động đến hai loại hormone chính kiểm soát cảm giác đói và no: ghrelin và leptin.
Ghrelin kích thích cảm giác đói và tăng lên khi thiếu ngủ. Trong khi đó, leptin cho chúng ta biết khi nào no bụng.
Kristen Knutson là Phó giáo sư nghiên cứu về giấc ngủ và y tế dự phòng tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern. Vị chuyên gia này cho biết: “Các nghiên cứu ghi nhận kể cả những người không thừa cân cũng tăng cảm giác thèm ăn sau khi mất ngủ. Ngủ đủ giấc có lợi cho sức khỏe của mọi người bất kể trọng lượng cơ thể là bao nhiêu”.
Ngoài ra, Tiến sĩ Tasali thông tin: “Các trung tâm khen thưởng trong não sẽ được kích hoạt nhiều hơn khi bạn thiếu ngủ. Điều này làm tăng sự thèm muốn đối với carbohydrate, đồ ăn vặt hoặc lượng thức ăn tổng thể cao hơn”.
Sau đó là vấn đề kháng insulin, tình trạng này tăng lên khi thiếu ngủ và dẫn đến tăng cân. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra, người thiếu ngủ sẽ có trạng thái tiền tiểu đường, kháng insulin vào buổi sáng.
Các chuyên gia về giấc ngủ khuyên nên tắt bất kỳ thiết bị phát ra ánh sáng xanh nào - điện thoại, laptop, tivi - 45 phút trước khi đi ngủ. Nguồn ánh sáng này ngăn chặn việc giải phóng melatonin, hormone có tác dụng gây buồn ngủ.
Bạn cũng có thể ngủ ngon giấc hơn trong căn phòng mát mẻ (15-20 độ C), không ăn đồ cay, không uống rượu trước đó. Các thói quen tốt có thể áp dụng trước khi lên giường như tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, hít thở sâu, yoga, thiền hoặc giãn cơ nhẹ.
An Yên (Theo CNN)
Căn bệnh nguy hiểm khiến cô gái lúc nào cũng muốn ngủ
Nhiều người cho rằng Charlotte có chút lười vì hay ngủ nhưng thực tế, cô mắc bệnh nguy hiểm, chỉ có 20% cơ hội sống.
Từ khóa » Giảm Cân Gây Buồn Ngủ
-
Điều Gì Xảy Ra Cho Cơ Thể Khi Bạn ăn Kiêng Tinh Bột?
-
Ngủ Nhiều Hơn, Cân Nặng Sẽ Giảm? | Vinmec
-
Người Hay Mệt Mỏi Buồn Ngủ: Dấu Hiệu Cảnh Báo Các Bệnh Nguy ...
-
Ngủ Nhiều Có Giảm Cân Không? 5 Mẹo Giúp Giảm Cân Khi Ngủ
-
7 Loại đồ Uống Giúp Bạn Ngủ Ngon Và Giảm Cân Hiệu Quả
-
Mẹo Hay để Giảm Cân Ngay Cả Trong Lúc Ngủ | VOV.VN
-
5 Thói Quen Giúp Giảm Cân Khi Ngủ - VnExpress Đời Sống
-
6 Thói Quen Trước Khi Ngủ Giúp Giảm Cân Nhanh Chóng - Báo Lao động
-
Lý Do ăn No Gây Buồn Ngủ Theo Khoa Học
-
Vạch Trần 5 Tác Hại Của Thuốc Giảm Cân Bạn Nên Biết - Hello Bacsi
-
Giảm Cân Cả Khi Ngủ – 16 Cách Tuyệt Vời Dành Cho Bạn đây
-
Uống Những Thứ Này Vào Vừa Dễ Ngủ Vừa Giảm Mỡ - Bách Hóa XANH
-
Uống Thuốc Giảm Cân Gây Buồn Ngủ
-
Mất Ngủ Có Giảm Cân Không - Mất Ngủ Có ảnh Hưởng Gì đến Sức Khỏe?