Ngữ Văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập - Tìm Hiểu Tác Giả, Tác Phẩm

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-bf725-16c9a.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Tuyên ngôn độc lập không chỉ được biết đến là một văn kiện lịch sử có giá trị mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực của nền văn học nước nhà. Để giúp các em hiểu rõ hơn nội dung bài học Văn 12 Tuyên ngôn độc lập, trong bài viết này, Marathon Education sẽ tổng hợp một số thông tin liên quan đến tác giả và tác phẩm này.

>>> Xem thêm: Ngữ Văn 12: Tây Tiến Của Quang Dũng – Tìm Hiểu Tác Giả, Tác Phẩm

Tác giả Hồ Chí Minh

Tác giả Hồ Chí Minh
Tác giả Hồ Chí Minh (Nguồn: Internet)

1. Cuộc đời

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, được sinh ra trong một nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến là một con người vĩ đại và là một vị lãnh tụ tài ba đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh lầm than.
  • UNESCO đã công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Sự nghiệp văn học

  • Phong cách sáng tác: Tất cả các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có sự thống nhất về mục đích, quan điểm và nguyên tác với cách viết ngắn gọn. Văn chính luận có lập luận chặt chẽ, bằng chứng thuyết phục, lý lẽ đanh thép… Truyện và ký giàu tính chiến đấu, hiện đại, nhẹ nhàng, thâm sâu… Thơ ca tuyên truyền cách mạng, giản dị, hiện đại, súc tích…
  • Một số tác phẩm chính:
    • Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…
    • Truyện và ký: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
    • Thơ ca: Nhật kí trong tù (1942-1943), Việt Bắc (1941-1945)…
Phân tích bài Ngữ văn 9 Làng - Marathon Education

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

ĐĂNG KÝ NGAY

Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu chung về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

  • Hoàn cảnh ra đời:
    • Tuyên ngôn độc lập được ra đời khi chiến tranh thế giới II sắp kết thúc, thời điểm Nhật đầu hàng Đồng minh.
    • Trong khi đó, ở trong nước, cuộc đấu tranh giành chính quyền thắng lợi trên khắp cả nước. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Hà Nội. Ngày 28/8/1945, tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội, Bác đã thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, Bác đã đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • Mục đích sáng tác: Bản Tuyên ngôn độc lập
    • Tuyên bố chấm dứt hoàn toàn chế độ thực dân, phong kiến
    • Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc
    • Bày tỏ nguyện vọng hòa bình, tinh thân quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam
  • Bố cục: Văn 12 Tuyên ngôn độc lập được chia làm 2 phần:
    • Phần 1 (từ đầu đến “phải được độc lập”): Nêu lên nguyên lý chung của tuyên ngôn độc lập. Đồng thời, tố cáo những tội ác của thực dân Pháp, khẳng định lịch sử đấu tranh của nhân dân ta để giành lại chính quyền và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
    • Phần 2 (Phần còn lại): Đây chính là lời tuyên bố độc lập và ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy.

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

  • Cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập
    • Văn 12 Tuyên ngôn độc lập đã trích dẫn bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp, đây chính là cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn độc lập của nước ta.
    • Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp chính là chân lý của toàn nhân loại.
    • Bằng phép lập luận đanh thép, bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã buộc tội Pháp, từ đó ngăn chặn âm mưu tái xâm lược nước ta.
    • Tác phẩm thể hiện quyền tự hào của dân tộc Việt Nam khi đặt 3 dân tộc, 3 cuộc cách mạng và 3 bản tuyên ngôn ngang hàng với nhau.
  • Vạch trần bộ mặt của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc. Bản tuyên ngôn đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp khi cai trị nước ta ở mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với hàng loạt dẫn chứng.
    • Từ mùa thu năm 1940 đến 9/3/1945, thực dân Pháp đã 2 lần bán nước ta cho Nhật.
    • Bản tuyên ngôn cũng trình bày được cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân Việt Nam chống Nhật để giành lại đất nước. Mặc dù quân và dân kêu gọi Pháp chung tay chống Nhật nhưng họ cũng đã từ chối.
    • Với tinh thần xả thân để giữ nước, nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân Pháp, phát xít Nhật để giành lại nền độc lập, tự do.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Tác giả Thanh Hải - Ngữ văn lớp 9

Giá trị của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

Giá trị nội dung

Văn 12 Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta với quốc dân đồng bào và toàn thế giới, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật

Văn 12 Tuyên ngôn độc lập với lý lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ hùng hồn, xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực.

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

Gia sư Online Học Online Toán 12 Học Online Hóa 10 Học Online Toán 11 Học Online Toán 6 Học Online Toán 10 Học Online Toán 7 Học Online Lý 10 Học Online Lý 9 Học Online Toán 8 Văn 12: Vợ Chồng A Phủ - Tô Hoài Học Online Toán 9 Học Tiếng Anh 6 Học Tiếng Anh 7

Văn 12 Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang đến cho các em nhiều bài học quý báu. Hy vọng, với những thông tin mà Marathon Education đã chia sẻ ở trên đã giúp các em hiểu rõ hơn về giá trị to lớn của tuyên ngôn cũng như vẻ đẹp trong tâm hồn, tư tưởng của Hồ Chí Minh. 

Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!

Từ khóa » Nguyên Văn Bản Tuyên Ngôn độc Lập