Ngữ Văn 6 Tập 2 Cánh Diều - Lượm - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh Lượm trong thơ của Tố Hữu thật đáng tự hào. Lượm đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến đấu, những người nhỏ tuổi cũng có thể góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thật đáng tự hào biết bao với những người con dũng cảm ấy. Để hiểu hơn về bài học Lượm thuộc sách Cánh diều này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài học chi tiết dưới đây nhé!
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị
1.2. Đọc hiểu
1.3. Tổng kết
2. Bài tập minh họa
3. Lời kết
4. Soạn bài Lượm
5. Hỏi đáp bài Lượm Ngữ văn 6
6. Một số bài văn mẫu về văn bản Lượm
Tóm tắt bài
1.1. Chuẩn bị
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
* Tác giả:
- Tên thật: Nguyễn Kim Thành.
- Quê quán: Thừa Thiên Huế.
- Vị trí: Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Giải thưởng: 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
* Tác phẩm:
- Xuất xứ: In trong tập "Việt Bắc".
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thể thơ: 4 chữ.
b. Tìm hiểu từ khó:
- Ngày Huế đổ máu: Ngày Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Hàng Bè: Tên một đường phố ở Thành phố Huế.
- Ca lô: Loại mũ mềm bằng vải, không có vành, nhọn hai đầu.
- Đi liên lạc: Làm công việc chuyển công văn, giấy tờ, thư từ, mệnh lệnh của cơ quan, đơn vị bộ đội.
- Đồn Mang Cá: Một nơi đóng quân lớn trong Thành phố Huế.
c. Nội dung chính:
- Bài thơ khẳng định Lượm sẽ sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.
d. Bố cục:
- Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với nhà thơ.
+ Phần 2 (Tiếp đến Lượm ơi, còn không?): Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng cùng sự hi sinh của Lượm.
+ Phần 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
1.2. Đọc hiểu
a. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với nhà thơ:
- Hoàn cảnh: "Huế đổ máu" - Trong hoàn cảnh chiến đấu chống giặc
- Hình dáng: Loắt choắt,chân thoăn thoắt, đầu nghênh ngênh, cười híp mí, má đỏ bồ quân
- Trang phục: "Cái xắc xinh xinh/Ca lô đội lệch"
- Cử chỉ: "Mồm huýt sáo vang/Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng"
- Lời nói: "Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/ Ở Đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà"
=> Tác giả quan sát trực tiếp lượm bằng mắt nhìn và tai nghe, do đó Lượm được miêu tả rất cụ thể, sống động
- Nghệ thuật: Từ láy, so sánh.
- Đường vàng là con đường trong hồi tưởng là đường cát vàng, đầy nắng vàng, đồng lúa vàng. Hình ảnh so sánh có gí trị gợi hình (Tả rất đúng về hình dáng Lượm: Nhỏ nhắn, hiếu động, tươi vuigiữa không gian cánh đồng lúa vàng). Ngoài ra nó còn có giá trị biểu cảm thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ đối với Lượm.
=> Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tươi, nhí nhảnh, nghịch ngợm, hồn nhiên, yêu đời.
b. Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng cùng sự hi sinh của Lượm:
* Lượm đang làm nhiệm vụ:
- Bỏ thư vào bao
- Thư đề thượng khẩn
- "Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo"
=> Động từ “vụt”, tính từ “vèo vèo”, miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.
- Câu hỏi tu từ: Sợ chi hiểm ngèo?
-> Nói lên khí phách dũng cảm như một lời thách thức với quân thù.
* Sự hi sinh của Lượm:
- Một dòng máu tươi
- "Cháu nằm trên lúa/Tay nắm chặt bông..."
- Hình ảnh Lượm nằm giữa cánh đồng lúa được miêu tả thật hiện thực và lãng mạn. Lượm ngã ngay trên đất quê hương... Hương thơm của lúa cũng như hương của dòng sữa mẹ đưa em vào giấc ngủ vĩnh hằng. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hoá thân vào non sông đất nước.
- Cái chết của Lượm gợi cho người đọc vừa xót thương, vừa cảm phục. Một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng thanh thản. Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống mãi với quê hương.
- Tình cảm của tác giả: Ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào trước cái chết của Lượm.nhà thơ đã tách câu thơ làm đôi tạo tiếng gọi thân thương thống thiết.
c. Hình ảnh Lượm còn sống mãi:
- Điệp lại 2 khổ thơ phần đầu.
→ Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh Lượm còn sống mãi với nhân dân, đất nước.
- Hình ảnh "Nhảy trên đường vàng".
→ Con đường cát vàng, nắng vàng, lúa vàng hay lá vàng. Con đường cách mạng vàng son.
1.3. Tổng kết
- Về nội dung: Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
- Về nghệ thuật: Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
Bài tập minh họa
Bài tập: Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).
a. Hướng dẫn giải:
- Đọc kĩ văn bản Lượm và nắm được nội dung câu chuyện theo trật tự thời gian.
- Kể theo từng sự việc chính trong bài thơ Lượm.
b. Lời giải chi tiết:
Cuộc gặp gỡ xảy ra vào một ngày của năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Tình cờ tôi quen được Lượm, một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao, bên mình luôn có chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước. Vậy mà rồi chưa được bao lâu, vào một ngày hè, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Tôi nghe kể lại rằng giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư Thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Chiến tranh thật đau đớn làm sao!
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Biết phân tích một văn bản theo hai nội dung: Chuẩn bị và đọc hiểu của chương trình Ngữ văn 6 SGK Cánh diều.
+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản Lượm.
+ Có ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Soạn bài Lượm
Bài thơ Lượm được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp kể về sự hy sinh dũng cảm của chú bé Lượm. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
- Soạn bài Lượm
- Soạn bài Lượm tóm tắt
Hỏi đáp bài Lượm Ngữ văn 6
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Lượm
Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã làm sáng lên hình ảnh của người anh hùng nhí tên Lượm, đó là một cậu bé liên lạc tuổi đời còn rất nhỏ nhưng tinh thần kiên cường, dũng cảm của em lại không thua kém một người lính cách mạng nào. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
- Kể lại nội dung bài thơ Lượm của Tố Hữu
- Tả hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ Lượm
- Tưởng tượng cuộc gặp gỡ với chú bé Lượm trong một lần đi liên lạc
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Đêm nay Bác không ngủ - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều Thực hành Tiếng Việt (Bài 7) - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều Gấu con chân vòng kiềng - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều Trình bày ý kiến về một vấn đề - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều Tự đánh giá bài 7 - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6
Toán 6
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 6 Kết Nối Tri Thức
Toán 6 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 6 CTST
Giải bài tập Toán 6 KNTT
Giải bài tập Toán 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 6
Ngữ văn 6
Ngữ Văn 6 CTST
Ngữ Văn 6 KNTT
Ngữ Văn 6 Cánh Diều
Soạn Văn 6 CTST
Soạn Văn 6 KNTT
Soạn Văn 6 Cánh Diều
Văn mẫu 6
Tiếng Anh 6
Giải Tiếng Anh 6 CTST
Giải Tiếng Anh 6 KNTT
Giải Tiếng Anh 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 Cánh Diều
Giải Sách bài tập Tiếng Anh 6
Khoa học tự nhiên 6
Khoa học tự nhiên 6 CTST
Khoa học tự nhiên 6 KNTT
Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều
Giải bài tập KHTN 6 CTST
Giải bài tập KHTN 6 KNTT
Giải bài tập KHTN 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6
Tin học 6
Tin học 6 CTST
Tin học 6 KNTT
Tin học 6 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 6 CTST
Giải bài tập Tin học 6 KNTT
Giải bài tập Tin học 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 6
Lịch sử và Địa lý 6
Lịch sử & Địa lí 6 CTST
Lịch sử & Địa lí 6 KNTT
Lịch sử & Địa lí 6 Cánh Diều
Giải bài tập LS và ĐL 6 CTST
Giải bài tập LS và ĐL 6 KNTT
Giải bài tập LS và ĐL 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6
Công nghệ 6
Công Nghệ 6 CTST
Công Nghệ 6 KNTT
Công Nghệ 6 Cánh Diều
Giải bài tập Công Nghệ 6 CTST
Giải bài tập Công Nghệ 6 KNTT
Giải bài tập Công Nghệ 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công nghệ 6
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 6
Tư liệu lớp 6
Đề thi
Đề thi giữa HK1 lớp 6
Đề thi giữa HK2 lớp 6
Đề thi HK1 lớp 6
Đề thi HK2 lớp 6
Xem nhiều nhất tuần
Video Toán nâng cao lớp 6
Đề cương HK1 lớp 6
Văn mẫu về Bức tranh của em gái tôi
Văn mẫu về Cô bé bán diêm
Văn mẫu về Bánh chưng, bánh giầy
Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 16: Hỗn hợp các chất
Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Tin học 6 Kết nối tri thức Bài 1: Thông tin và dữ liệu
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Giải Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2 Bài Lượm
-
Soạn Bài Lượm SGK Ngữ Văn 6 Tập 2 Cánh Diều Chi Tiết
-
Soạn Bài Lượm SGK Ngữ Văn 6 Tập 2 Cánh Diều Siêu Ngắn
-
Soạn Bài Lượm | Hay Nhất Soạn Văn Lớp 6 Cánh Diều
-
Soạn Bài Lượm | Ngắn Nhất Soạn Văn 6
-
Soạn Bài Lượm - Cánh Diều 6 Ngữ Văn Lớp 6 Trang 32 Sách Cánh ...
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Lượm Sgk Ngữ Văn 6 Tập 2
-
[Cánh Diều] Soạn Văn 6 Bài: Lượm - Tech12h
-
Soạn Bài Lượm Cánh Diều - Ngữ Văn 6 Tập 2
-
Học Tốt Ngữ Văn - Sách Giải Văn - Soạn Văn Lớp 6 Bài Lượm (tố ...
-
Soạn Bài - Lượm (Tố Hữu) - Giải Bài Tập SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2
-
Soạn Bài Lượm - Tố Hữu - Ngữ Văn 6 Tập 2
-
Soạn Bài: Lượm - Ngữ Văn 6 Tập 2
-
Giải Bài Tập Thực Hành Tiếng Việt Trang 36, 37 SGK Ngữ Văn 6 Tập 2 ...
-
Học Tốt Ngữ Văn - Sách Giải Văn - Soạn Văn Lớp 6 Bài Lượm (tố ...