Ngứa 2 Bên Mép Vùng Kín điều Trị Thế Nào? - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Ngứa 2 bên mép vùng kín cũng giống như bất kỳ bất thường nào ở vùng kín, đều mang lại cảm giác khó chịu đồng thời gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày bởi vùng kín là nơi nhạy cảm, dễ tổn thương. Bên cạnh đó, không chỉ mang phiền toái đến cho chị em, tình trạng ngứa cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý phụ khoa. Để giúp chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng này, ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng như nguyên nhân và cách điều trị, cùng tham khảo ngay nhé!
Menu xem nhanh:
- 1. Tìm hiểu về hiện tượng ngứa 2 bên mép vùng kín
- 2. Một số nguyên nhân gây ngứa 2 bên mép vùng kín ở nữ giới
- 2.1. Các nguyên nhân bệnh lý
- 2.2. Các nguyên nhân sinh lý
- 3. Điều trị tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín như thế nào?
1. Tìm hiểu về hiện tượng ngứa 2 bên mép vùng kín
Ngứa 2 bên mép vùng kín có thể diễn ra liên tục hoặc hoặc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện. Nếu như ngứa vùng kín chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không kèm theo bất cứ triệu chứng nào thì chị em không cần phải lo lắng bởi đây có thể là do dị ứng với một số loại thuốc đang sử dụng, hay dung dịch vệ sinh, xà phòng, sữa tắm… Tuy nhiên, trường hợp thấy ngứa kéo dài cùng với những triệu chứng như khí hư tiết ra nhiều và có mùi hôi thì khả năng cao là bạn đã mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: Viêm âm đạo, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…
2. Một số nguyên nhân gây ngứa 2 bên mép vùng kín ở nữ giới
Theo chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa 2 bên mép vùng kín. Để giúp cho người bệnh có thể dễ hình dung, người ta chia các nguyên nhân này thành 2 nhóm là: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý
2.1. Các nguyên nhân bệnh lý
– Mắc các bệnh ngoài da như: Chàm eczema, vảy nến: Những căn bệnh này có thể gây ra triệu chứng khiến cho vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ.
– Rận lông mu: Rận lông mu là một loại ký sinh trùng sống tập trung ở vùng lông mu, chúng tồn tại bằng cách hút máu trong cơ quan sinh sản của bệnh nhân. Chị em khi gặp phải tình trạng này sẽ thấy bứt rứt và ngứa ngáy ở 2 bên mép ngoài vùng kín.
– Bệnh mụn rộp sinh dục: Ngứa 2 bên mép vùng kín là một trong những dấu hiệu ban đầu của mụn rộp sinh dục. Ở giai đoạn sau khi viêm nhiễm ngày càng nặng nề, chị em có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng lở loét và đau rát.
– Bệnh sùi mào gà: Sùi mào gà là một bệnh lý phổ biến do virus HPV lây truyền qua đường quan hệ tình dục gây ra. Sau thời gian ủ bệnh vùng kín có thể xuất hiện những nốt sùi, những nốt sùi này ban đầu thường nhỏ li ti và không gây ngứa. Khi bệnh phát triển hơn thì sẽ chuyển dần sang màu hồng đồng thời mọc thành từng đám như hình mào gà gây ngứa ở âm hộ hoặc ngứa ở 2 bên mép vùng kín. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quan hệ vợ chồng.
– Lậu: Lậu do cầu khuẩn gây ra với những biểu hiện đặc trưng như: Âm đạo tiết nhiều dịch màu trắng hoặc màu vàng, có mủ, gây ngứa ngáy 2 bên mép và đau rát khi quan hệ.
– Ung thư âm hộ: Ngứa 2 mép vùng nhạy cảm có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư âm hộ, ngoài ra thì ở người bệnh cũng xuất hiện tình trạng như: da âm hộ đổi màu bất thường, chảy máu không phải chu kỳ kinh nguyệt…
2.2. Các nguyên nhân sinh lý
– Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ: Nếu như không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục thì lúc này, vùng kín sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh viêm nhiễm.
– Lượng estrogen suy giảm ở giai đoạn mãn kinh: Thông thường thì ở giai đoạn mãn kinh, lượng estrogen sẽ suy giảm khiến cho âm đạo bị khô và gây ra triệu chứng ngứa 2 bên mép vùng kín.
– Do bị dị ứng: Nếu như chị em bị dị ứng với một số loại thuốc đang sử dụng hay nước giặt quần áo, nước rửa vệ sinh… cũng sẽ khiến cho 2 bên mép vùng nhạy cảm bị ngứa thậm chí là sưng rát.
– Lựa chọn quần lót không phù hợp, mặc quần quá chật sẽ khiến máu khó lưu thông và cọ sát vào vùng kín, gây ngứa, đau rát.
3. Điều trị tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín như thế nào?
Khi gặp tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín và không kèm theo dấu hiệu bất thường nào về khí hư, nhiều chị em đã sử dụng một số cách dân gian như rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý, nước chè xanh đun sôi pha loãng, nước lá trầu không. Điều này có thể đem lại một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên khi bị ngứa vùng kín kéo dài, kèm theo bất thường về khí hư thì chị em nên tới các cơ sở chuyên khoa uy tín để xác định chính xác nguyên nhân. Tùy theo từng tình trạng cụ thể cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị thích hợp. Một trong những phương pháp điều trị ngứa vùng nhạy cảm phổ biến nhất đó là sử dụng thuốc đặc trị.
Với trường hợp ngứa do nhiễm trùng nấm âm đạo thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng bằng thuốc chống nấm hoặc điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Nếu như đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do lây truyền qua đường quan hệ tình dục thì bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân còn được yêu cầu kiêng quan hệ cho đến khi tình trạng viêm nhiễm kết thúc. Lưu ý một số trường hợp mức độ ngứa không đáng kể thì tình trạng này có thể tự hết, chị em cũng không cần phải điều trị mà chỉ cần mua thuốc bôi ngoài để giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có dấu hiệu viêm nhiễm nặng nề thì không thể điều trị bằng thuốc mà bắt buộc phải có sự can thiệp của các phương pháp ngoại khoa.
Ngoài ra, để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả, chị em cũng nên đừng quên những chú ý quan trọng như:
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sau khi vệ sinh nên lau khô để vùng kín khô ráo.
– Uống nhiều nước mỗi ngày.
– Tránh gãi mạnh khiến cho vùng kín bị tổn thương, vết gãi bị trầy xước cũng có thể gây bội nhiễm.
– Chọn đồ lót thoáng mát, thấm hút mồ hôi để vùng kín luôn khô thoáng.
– Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cơ thể, đặc biệt là những loại vitamin tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho vùng nhạy cảm.
– Thăm khám phụ khoa theo định kỳ để đề phòng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Hi vọng rằng với những thông tin trên, chị em đã được cung cấp những kiến thức hữu ích về tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín. Thực tế thì có rất nhiều chị em thường chủ quan không điều trị vì nghĩ rằng hiện tượng này không quá nguy hiểm, đây quả thực là suy nghĩ sai lầm. Mọi bệnh lý sẽ giải quyết dễ dàng, nhẹ nhàng hơn nếu phát hiện ở giai đoạn đầu chị em nhé.
Từ khóa » đau Hột Le Có Sao Không
-
Đau Hột Le Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? - Phụ Khoa
-
Hột Le Bị đau Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Hết đau Buốt Dứt điểm
-
Nguyên Nhân Hột Le Bị đau Rát ở Nữ Giới Là Gì? Làm Gì để Hết đau?
-
Hột Le | Mồng đốc | âm Vật Bị đau Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Đau Hột Le Khi đi Tiểu Là Mắc Bệnh Gì? Cách điều Trị Hiệu Quả Như Thế ...
-
Hột Le Bị đau Là Bị Gì? Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Có Nhiều Nguyên Nhân Hột Le Bị Đau Hột Le Là Bệnh Gì ? Ngứa ...
-
Đau Mồng đốc (hột Le) ở Phụ Nữ Do đâu?
-
Hột Le: Vị Trí, Kĩ Thuật Kích Thích, Các Bệnh Thường Gặp
-
Viêm, đau âm Hộ: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Vùng Kín Bị đau Nhói Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Cần Làm Gì? - Webflow
-
Đau Buốt Vùng Kín Khi đi Tiểu Nguyên Nhân Do đâu?
-
Âm Vật Và Những điều Thú Vị Chị Em Nên Biết
-
Đau Nhức Vùng Kín Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Âm Vật Nằm ở đâu Và Có Chức Năng Gì? | Vinmec
-
Nổi Mụn Cứng ở Vùng Kín Phụ Nữ Có Nguy Hiểm Không Cách Chữa
-
9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Sưng âm đạo - Hello Bacsi