Ngừa Bệnh Chàm Nặng Hơn ở Trẻ, Hãy Chú ý 7 Việc
Có thể bạn quan tâm
Các yếu tố khởi phát bệnh chàm
Bệnh chàm hay còn gọi eczema thường gặp nhất ở trẻ em, mặc dù người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Các triệu chứng của bệnh chàm bao gồm ngứa, đỏ và khô da do viêm. Nó còn được gọi là viêm da dị ứng và được điều trị bằng thuốc uống, kem bôi chứa steroid và liệu pháp ánh sáng.
Mỗi người bị bệnh chàm đều có những yếu tố khởi phát riêng. Hãy tìm hiểu kỹ những nguyên nhân gây khởi phát bệnh chàm ở trẻ. Những yếu tố phổ biến gây bệnh chàm là: Các chất gây dị ứng như lông động vật, bụi, nấm mốc và phấn hoa; Thức ăn gây dị ứng; Da khô; Xà phòng và chất tẩy rửa mạnh; Nhiệt độ cao; Vải thô ráp hoặc ngứa; Các sản phẩm dành cho da có thuốc nhuộm hoặc nước hoa; Căng thẳng; Mồ hôi; Khói thuốc lá,…
Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh chàm, nhưng bạn có thể thực hiện những bước đơn giản để kiểm soát bệnh, trước hết là tạo được ngôi nhà an toàn, lành mạnh cho trẻ.
Tạo môi trường an toàn cho con bạn
Ngôi nhà của bạn có thể là yếu tố kích thích bùng phát bệnh chàm ở con bạn. Hãy chú ý tới các điều kiện sau để đảm bảo con bạn được giữ an toàn, không bị kích ứng gây mẩn ngứa ngay trong chính ngôi nhà của mình. Dưới đây là 7 cách tạo môi trường an toàn cho trẻ mắc bệnh chàm:
Thảm và rèm
Khi có con bị bệnh chàm, bạn cần thiết lập một ngôi nhà không gây dị ứng - từ trần nhà xuống sàn nhà. Thảm và rèm rất dễ bám bụi, là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh chàm cho dù bạn hút bụi nhiều đến đâu.
Để giữ con bạn không dị ứng khi hít phải bụi, hãy làm sạch quanh nhà ít nhất 1 lần 1tuần. Nên giặt rèm ít nhất mỗi tháng một lần và nên giũ rèm mỗi khi bạn hút bụi. Bạn không thể giặt sofa như giặt rèm cửa, nhưng bạn có thể lau sạch bụi trên sofa (bằng khăn ẩm hoặc khăn lau lông vũ) mỗi khi hút bụi.
Các bề mặt cứng như gỗ, gạch, hoặc vật liệu tổng hợp sẽ dễ làm sạch hơn và ít bám bụi hơn. Vì vậy nên hạn chế sử dụng rèm bằng vải. Chọn gỗ lát sàn thay vì các loại thảm len dễ bám bụi.
Nếu vẫn muốn sử dụng thảm, nên chọn loại thảm làm hoàn toàn bằng cotton hoặc sàn gỗ trơn sẽ tốt hơn thảm sợi nhân tạo. Điều này sẽ tốt cho con bạn, nhất là nếu bé đang ở độ tuổi tập bò.
Rèm cửa và vải bọc đồ nội thất cũng nên được lựa chọn kỹ càng, ưu tiên chất liệu sợi tự nhiên để hạn chế tối đa sự kích ứng của trẻ.
Lựa chọn thảm, rèm, sofa chất liệu tự nhiên sẽ an toàn cho con bạn.
Chăn ga gối đệm
Hầu hết các bộ ga giường có thể thu hút mạt bụi. Bạn có thể mua một tấm phủ bảo vệ mạt bụi cho nệm của con bạn. Lớp bọc này bổ sung thêm một lớp bảo vệ chống lại lớp đệm bụi bặm bên dưới. Mặc dù nó không ngăn ngừa bệnh chàm, nhưng nó có thể giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh chàm do bụi gây ra và các bệnh dị ứng khác.
Việc giặt chăn ga gối đệm của trẻ ít nhất 1 lần 1 tuần là rất quan trọng. Hãy đảm bảo sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không gây dị ứng để không gây thêm kích ứng da bé sau khi giặt.
Tương tự với chăn gối, nên giặt gấu bông thường xuyên để tránh là nơi tụ tập của bụi và mạt nhà.
Quần áo
Làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng manh. Quần áo và tã lót của con bạn nên được làm từ sợi tự nhiên, thoáng khí, ví dụ như cotton. Quần áo chất liệu cotton sẽ bảo vệ da không gây cọ xát và mẩn ngứa. Cần tránh các chất liệu nhân tạo và các loại vải tự nhiên gây ngứa ngáy như len.
Nếu con bạn hay đưa tay lên gãi và xoa mặt khi ngủ, hãy đeo thêm một đôi găng tay cotton cho bé.
Ngoài ra, nên lựa chọn quần áo phù hợp với trẻ theo mùa. Quan trọng là phải giữ mát cơ thể, vì nhiệt độ cao và mồ hôi sẽ khiến cơn ngứa bùng phát làm trẻ khó chịu.
Quần áo và các sản phẩm làm sạch cần đảm bảo an toàn cho con bạn.
Sản phẩm làm sạch
Các sản phẩm sữa tắm, dầu gội, nước giặt dành cho trẻ em có mùi thơm do hương liệu có thể gây kích ứng bệnh chàm.
Các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên tìm các sản phẩm làm sạch không có mùi thơm, không chứa thuốc nhuộm và phụ gia hóa chất.
Hãy tìm hiểu các sản phẩm an toàn và thử để tìm ra loại nào tốt nhất cho con bạn. Nếu bạn nhận thấy vết chàm của bé bùng phát, hãy dừng sử dụng loại đó và chuyển sang loại khác.
Để an toàn nhất, nên sử dụng các sản phẩm làm sạch từ dầu thực vật (dầu oliu, dầu dừa) vì chúng đặc biệt dịu nhẹ cho da nhạy cảm.
Dưỡng ẩm
Các chuyên gia da liễu đã khẳng định, cách tốt nhất để ngăn ngừa bùng phát bệnh chàm là dưỡng ẩm liên tục.
Chăm sóc da hàng ngày là điều cần thiết. Và kem dưỡng ẩm là hàng phòng thủ đầu tiên để giữ cho làn da bé không bị khô. Thoa một lớp kem dưỡng ẩm dày 2 hoặc 3 lần một ngày. Nếu kem không đủ làm ẩm da, hãy bật máy tạo độ ẩm phun sương mát để da của con bạn không bị khô.
Bôi kem dưỡng ẩm cho con bạn.
Tắm rửa
Để giữ độ ẩm cho da của trẻ, hãy tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen cho trẻ trong 5 -10 phút mỗi ngày. Sử dụng xà phòng và dầu gội nhẹ nhàng để không làm trôi lớp dầu tự nhiên của cơ thể. Giữ nước ấm để da không bị kích ứng.
Tránh chà xát mạnh với khăn hoặc bông tắm. Sau đó, vỗ nhẹ cho da của trẻ khô - không được chà xát. Nhẹ nhàng lau khô người bằng khăn cotton mềm. Sau đó thoa một lớp kem dưỡng ẩm.
Khói thuốc lá và lông vật nuôi
Giữ cho trẻ tránh xa khói thuốc lá. Nếu trong nhà có người hút thuốc lá, hãy yêu cầu họ tránh xa khu vực sinh hoạt của con bạn.
Khi con bạn bị bệnh chàm, nên cân nhắc nuôi thú cưng trong nhà. Lông động vật sẽ khiến trẻ khởi phát các cơn ngứa mẩn đỏ, thậm chí còn có thể gây bệnh hen khi con bạn có sẵn cơ địa dị ứng.Đông y trị bệnh chàm
Từ khóa » Chàm ở Trẻ Sơ Sinh Là Bệnh Gì
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Chàm Sữa? - Vinmec
-
Bệnh Chàm ở Trẻ Sơ Sinh: Bật Mí Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Tại Nhà
-
Trẻ Bị Chàm Sẽ Như Thế Nào? - Vinmec
-
Chàm ở Trẻ Sơ Sinh: Bật Mí Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Chàm Sữa Chữa Trị Như Thế Nào?
-
Trẻ Bị Chàm Sữa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Trẻ Bị Chàm ở Má - Top 5 Câu Hỏi Thường Gặp Nhất!
-
Dấu Hiệu Bệnh Chàm Sữa ở Trẻ Sơ Sinh | BvNTP
-
CHÀM SỮA Ở TRẺ SƠ SINH VÀ 5 ĐIỀU CẦN LƯU Ý
-
Chàm Sữa ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Trị Và Phòng ...
-
Chàm Eczema Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh ở Trẻ Sơ Sinh
-
Chàm Sữa ở Trẻ Em: Xử Trí Thế Nào Cho đúng
-
Bệnh Chàm ở Trẻ Em: Hiểu đúng Nguyên Nhân | TCI Hospital
-
Chàm Sữa ở Trẻ Sơ Sinh: Cẩm Nang điều Trị A – Z - Diệp An Nhi