Ngứa Hậu Môn, Phương Pháp điều Trị - FAMILY HOSPITAL

Điều trị ngứa hậu môn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa.

Khi nhắc đến ngứa hậu môn, người ta thường nghĩ đó là căn bệnh của trẻ nhỏ do trẻ hay lê la, nghịch bẩn… Tuy nhiên, ngứa hậu môn lại xảy ra cả ở người lớn khiến cho người bệnh điêu đứng, dở khóc dở cười…

Vậy, nguyên nhân gây ngứa hậu môn? Phương pháp điều trị ngứa hậu môn như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.

Triệu chứng

+ Bệnh ở thể nhẹ có cảm giác nong nóng, hơi khó chịu.

+ Bệnh nặng hơn ra tăng cảm giác rát bỏng, ngứa ngáy.

+ Khi bệnh ở thể nặng, người bệnh lúc nào cũng thấy ngứa ngáy, khó chịu, mất ăn mất ngủ (nhu cầu gãi hậu môn thường trực) vì không gãi không thể chịu đựng nổi.

Ngứa hậu môn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, gây phiền phức cho người bệnh.

Nguyên nhân

Hầu hết các trường hợp ngứa hậu môn do một số vấn đề vô hại. Tuy nhiên, có những trường hợp, ngứa hậu môn ngứa là dấu hiệu của các vấn đề bệnh lý khác.

Những nguyên nhân thường gặp:

+ Ngứa do lớp da chung quanh hậu môn bị kích thích, cọ sát không ngừng.

+ Ngứa hậu môn do sán lãi kim (pinworm).

+ Ngứa hậu môn do mặc tã lâu (gặp ở các bé sơ sinh) hoặc người lớn mặc quần lót bằng nylon nên hậu môn bị ẩm ướt và lên nấm (Candida Albicans).

+ Ngứa hậu môn do chấy (Scabies).

+ Ngứa do lây truyền bởi các bệnh truyền nhiễm như lậu, giang mai….

+ Do quá nhạy cảm với thức ăn và một số chất hoá học khác nhau như các loại nước hoa, chất phẩm mầu trong giấy vệ sinh, các loại xà phòng, kem thoa…

+ Ngứa do táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên.

Ngứa hậu môn do lây truyền các bệnh qua đường tình dục như lậu, giang mai…

+ Ngứa hậu môn do da xung quanh hậu môn không được vệ sinh thường xuyên hoặc lau rửa quá kỹ lưỡng.

+ Ngứa do ảnh hưởng từ các loại thuốc nhét hậu môn, thuốc trụ sinh, nhất là thuốc tetracilines, nếu dùng thường xuyên cũng có thể làm ngứa hậu môn.

+ Ngoài ra, ngứa hậu môn do ảnh hưởng từ các căn bệnh tiểu đường, viêm gan, béo phì, ung thư hậu môn…

Người bị ngứa hậu môn cần tránh

+ Không lau quá nhiều hoặc quá lâu sau mỗi lần đi cầu.

+ Tránh dùng quá nhiều xà phòng để rửa.

+ Giữ hậu môn khô, không để ẩm ướt.

+ Sử dụng giấy vệ sinh ít chất mầu để lau hoặc dùng khăn ướt (tuy nhiên không dùng thường xuyên) vì khăn ướt cũng dễ gây dị ứng dẫn đến ngứa.

+ Không kỳ cọ quá mạnh tay, tuyệt đối không gãi khi ngứa hậu môn (vì gãi khiến hậu môn bị trầy xước khiến bệnh càng nặng hơn).

+ Không mặc quần áo quá chật, tránh mặc quần lót bằng chất nylon.

+ Tránh dùng các loại phấn, nước hoa dễ gây kích ứng da.

+ Tránh các thức ăn nhiều dầu, mỡ, các loại thực phẩm có nhiều gia vị, chất cay, chua…

Không mặc quần áo quá chật, quần áo bằng nylon để hạn chế tình trạng ngứa hậu môn.

Phương pháp điều trị

Điều trị ngứa hậu môn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa. Các biện pháp bao gồm tự chăm sóc, thay đổi chế độ ăn uống hoặc điều trị các bệnh nhiễm trùng…

Thuốc có thể trợ giúp bao gồm:

+ Thuốc OTC kem hoặc thuốc mỡ chứa hydrocortisone có tác dụng giảm viêm và ngứa.

+ Thuốc mỡ có chứa oxide kẽm.

+ Kháng histamine để giảm ngứa cho đến khi điều trị tại chỗ có hiệu lực.

Lưu ý: bệnh nhân khi sử dụng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Kết luận

Ngứa hậu môn là loại bệnh thông thường nhưng gây phiền phức trong sinh hoạt khiến cho người bệnh bức bối, khó chịu… Nguyên nhân gây bệnh do lớp da chung quanh hậu môn bị kích thích, cọ sát không ngừng, do mặc quần áo quá chật, mặc quần áo bằng nylon, do lây truyền từ các bệnh giang mai hoặc ảnh hưởng từ các căn bệnh tiểu đường, viêm gan, béo phì, ung thư hậu môn…

Vì vậy, chúng ta cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, hạn chế tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, tránh các thức ăn nhiều dầu, mỡ, các loại thực phẩm có nhiều gia vị, chất cay, chua…

Ngoài ra, để giảm ngứa ngáy, khó chịu, người bệnh cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Từ khóa » Hậu Môn Bị Ngứa Và Rát