Ngứa Nổi Mụn Nước ở Tay Chân - Lời Nhắn Từ Bác Sĩ Da Liễu!

Ngứa nổi mụn nước ở tay chân hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể đều gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Không chỉ vậy, tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh da liễu nguy hiểm. Việc phân tích kỹ triệu chứng sẽ giúp bạn phán đoán chính xác vấn đề và lựa chọn được giải pháp phù hợp. Nếu bạn đang bối rối với các đám mụn ngứa của mình thì đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết này bài viết này nhé.

Mục lục

  • Nhận diện tình trạng ngứa nổi mụn nước trên da
  • Top 7 bệnh lý “giấu mặt” gây tình trạng ngứa nổi mụn nước ở tay chân
    • 1. Tổ đỉa
    • 2. Zona thần kinh
    • 3. Thủy đậu (Trái rạ)
    • 4. Viêm da tiếp xúc
    • 5. Pemphigus (Bóng nước tự miễn)
    • 6. Bệnh ghẻ
    • 7. Viêm da cơ địa
  • Ngứa nổi mụn nước ở tay chân có gây nguy hiểm không?
  • Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
  • Cải thiện tình trạng ngứa nổi mụn nước bằng cách nào?
    • Điều trị ngứa nổi mụn nước bằng thuốc
    • Giảm triệu chứng nhờ mẹo dân gian
    • Chăm sóc phần da ngứa nổi mụn nước đúng cách
  • Sodermix – Giải pháp thế hệ mới cho người bị ngứa nổi mụn nước

Nhận diện tình trạng ngứa nổi mụn nước trên da

Ngứa là tình trạng khó chịu trên bề mặt da gây ra phản xạ gãi – hành động này có thể khiến da bị tổn thương. Và, mụn nước là tổn thương da phổ biến sau khi gãi ngứa. Mụn nước khi mới xuất hiện thường chứa dịch lỏng màu trắng trong. Tuy nhiên, dịch lỏng có thể chuyển ngả vàng hoặc ngả xanh nếu chứa mủ. Trường hợp nhiễm khuẩn hoặc mắc bệnh lý về da, dịch lỏng có thể lẫn máu hay hỗn dịch ký sinh trùng.

Ngứa nổi mụn nước có thể diễn ra rải rác hoặc thành cụm, mảng trên cơ thể. Kích thước mụn nước thông thường dao động từ 5 – 10mm kèm theo cảm giác ngứa nhẹ đến ngứa dữ dội.

Nhận diện tình trạng ngứa nổi mụn nước trên da 1
Ngứa nổi mụn nước có thể diễn ra rải rác hoặc thành cụm, mảng trên cơ thể.

Mức độ ngứa nổi mụn nước tiến triển dần theo thời gian với những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu, mụn nước chứa dịch trong và kích thước khá nhỏ.
  • Khi người bệnh gãi nhiều, mụn có thể sưng đỏ, ngứa dữ dội và khó chịu hơn. Dịch lỏng phía trong mụn nước có thể chuyển sang màu xanh hoặc vàng.
  • Thời gian kế tiếp, mụn nước tự vỡ hoặc bị gãi vỡ làm lộ vùng da bị tổn thương. Vùng da này sẽ khô dần và đóng vẩy. Khi vẩy khô và bong có thể để lại vết thâm hoặc sẹo mất thẩm mỹ
  • Một số trường hợp, vùng da ngứa nổi mụn nước không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến viêm nhiễm, mưng mủ và lan rộng sang vùng da lân cận.

Top 7 bệnh lý “giấu mặt” gây tình trạng ngứa nổi mụn nước ở tay chân

Trên thực tế, không phải lúc nào ngứa nổi mụn nước cũng nguy hiểm nhưng không ít trường hợp gặp nguy hiểm với triệu chứng khởi phát là ngứa nổi mụn nước ở tay chân. Vậy nên, bạn đừng chủ quan với sức khỏe của chính mình, kể cả trong những tình huống đơn giản nhất. Dưới đây là 7 bệnh lý bạn cần cảnh giác khi xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, nổi mụn nước ở tay, chân.

1. Tổ đỉa

Tổ đỉa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa nổi mụn nước ở tay chân. Bệnh gây ra triệu chứng ngứa ngáy và  nổi mụn nước li ti có đường kính khoảng 1 – 2mm tại các kẽ ngón tay, lòng bàn tay, kẽ ngón chân hoặc lòng bàn chân. Các mụn nước thường mọc thành đám, nằm sâu dưới da kèm theo triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu.

1. Tổ đỉa 1
Da bị tổ đỉa xuất hiện mụn nước nhỏ, sần sùi, dày đặc

Ban đầu, vùng da bị tổ đỉa xuất hiện mụn nước nhỏ, dày đặc, khó vỡ và tạo cảm giác sần sùi khi sờ vào. Kèm theo đó là cảm giác ngứa rát, khó chịu khiến người bệnh cào gãi liên tục. Hành động này có thể mở rộng vùng bị tổ đỉa trên da, làm vỡ các mụn nước, tạo vết thương hở gây đau và tăng nguy cơ nhiễm trùng.  Miệng vết thương sau đó sẽ khô lại, đóng vảy và bong tróc rất mất thẩm mỹ.

Một số trường hợp bệnh tổ đỉa tiến triển nặng gây biến chứng viêm mạch bạch huyết dẫn đến biến dạng móng tay, móng chân.

2. Zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh gây ra do varicella-zoster tái hoạt động sau giai đoạn tiềm ẩn. Virus này gây viêm dây thần kinh và tác động đến lớp thượng bì da, sừng trước và sau của chất xám, rễ thần kinh ở lưng và màng não. Hệ quả là người bệnh bị phát ban, mọc mụn nước thành dải trên nền dát đỏ ở một bên cơ thể kèm theo triệu chứng đau rát, nóng sốt, nhức mỏi cơ thể, chán ăn.

Khi zona xuất hiện ở các vị trí đặc biệt như tai, miệng mắt có thể gây ra triệu chứng và biến chứng nguy hiểm hơn. Trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

3. Thủy đậu (Trái rạ)

Ngứa nổi mụn nước ở chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Thủy đậu là hậu quả khi cơ thể bị virus varicella-zoster xâm lấn trong giai đoạn cấp tính. Trước khi xuất hiện mụn nước, bệnh nhân thủy đậu thường bị sốt, đau đầu, chán ăn mệt mỏi. Sau khoảng 24 – 36 giờ, tình trạng ngứa nổi mụn nước bắt đầu xuất hiện rải rác khắp cơ thể. Trong đó, tập trung chủ yếu ở mặt, lưng, cánh tay, bẹn đùi và xung quanh các lỗ tự nhiên như: mũi, tai, hậu môn,…

3. Thủy đậu (Trái rạ) 1
Thủy đậu gây ngứa nổi mụn nước xuất hiện rải rác khắp cơ thể.

Theo thời gian, các mụn nước to dần và hoại tử tạo chấm đen ở giữa. Một số trường hợp mụn nước bị nhiễm khuẩn sẽ tạo thành mủ. Cuối cùng, mụn nước vỡ tạo ra vết loét và thường để lại sẹo lõm sau khi khỏi hẳn.

4. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị tổn thương khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích (viêm da tiếp xúc kích ứng) hoặc yếu tố gây dị ứng (viêm da tiếp xúc dị ứng). Bệnh đặc trưng với các triệu chứng ngứa phát ban, mụn nước hoặc nốt phồng rộp trên da. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng khô da, nứt nẻ, bong tróc và bỏng rát.

Tùy vào yếu tố tiếp xúc gây viêm da mà người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này gồm nổi mề đay, mẩn ngứa, da khô – bong tróc – có vảy, da đỏ – rỉ nước, da sạm – sần sùi, ngứa ngáy dữ dội, sưng tấy ở mắt – mặt – bẹn.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Biểu hiện của trường hợp này là da phồng rộp, khô da dẫn đến nứt nẻ, sưng tấy, vùng da viêm căng – cứng, lở loét trên da và đóng vảy.

Viêm da tiếp xúc thường gây ngứa ngáy, khó chịu kéo dài. Việc xác định được nguyên nhân gây viêm da không chỉ giúp rút ngắn thời gian điều trị mà còn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh trở lại.

5. Pemphigus (Bóng nước tự miễn)

Nguyên nhân gây bệnh Pemphigus là do tình trạng rối loạn miễn dịch khiến kháng thể trong cơ thể tự làm tổn thương da và niêm mạc.

Đặc trưng của bệnh lý này là các bọc mụn nước có kích thước thay đổi, thường lớn dần và phân bố rải rác ở phần thân trên, nếp gấp chân – tay và vị trí đổ nhiều mồ hôi. Các bóng nước tự miễn dễ vỡ gây đau. Sau khi vỡ, tại vị trí tổn thương để lộ nền da đỏ tấy hoặc bình thường.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: sụt cân, kém ăn, đau họng, khàn tiếng, viêm kết mạc, bí tiểu,… Khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh cần theo dõi và thăm khám ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường.

6. Bệnh ghẻ

Bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei (cái ghẻ) gây ra. Cái ghẻ thường tấn công các bộ phận: kẽ tay, bụng, bộ phận sinh dục, bẹn gây ngứa rát và nổi mụn nước.

6. Bệnh ghẻ 1
Bệnh ghẻ gây nổi mụn ngứa ở kẽ tay, chân

Khi mới xuất hiện, ghẻ thường gây ra các triệu chứng như: ngứa nổi mụn nước dữ dội vào ban đêm, mụn nước chứa đầy dịch lỏng và dễ vỡ. Vị trí ngứa nổi mụn nước thường là: kẽ ngón tay, chân, lòng bàn tay, cổ tay, nếp vú, thắt lưng, rốn, kẽ mông, đùi trong và bộ phận sinh dục. Mụn nước ở vùng kín thường có màu đỏ nhạt, nhỏ hơn nhưng cũng ngứa hơn.

Việc cào gãi vùng mụn nước tạo ra vết thương hở và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, vùng da bị gãi nhiều dẫn đến thay đổi sắc tố da, da sần sùi và mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải đối diện với những tổn thương thứ phát như: viêm da, eczema, nhiễm trùng da.

7. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một bệnh do rối loạn miễn dịch có tính di truyền và được khởi phát bởi nhiều yếu tố môi trường như: thời tiết, thực phẩm, hóa chất,…Do đó, người bị viêm da cơ địa cần tránh tối đa việc tiếp xúc với những tác nhân có thể gây dị ứng.

Tình trạng ngứa nổi mụn nước ở bệnh viêm da cơ địa có sự biến chuyển theo thể bệnh, cụ thể:

  • Viêm da cơ địa cấp tính: Trên da xuất hiện đám sẩn, phù, mề đay và các mụn nước li ti mọc tại trán, cằm, má và kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này, nếu người bệnh gãi nhiều hoặc chà xát sẽ làm xuất hiện các vết viêm trợt, chảy dịch và bội nhiễm. Không dừng ở đó, hiện tượng ngứa nổi mụn nước cũng trở nên dữ dội và lan xuống vùng cánh tay, thân người.
  • Viêm da cơ địa mãn tính: Vị trí xuất hiện thường là cổ, gáy, cổ tay, lòng bàn tay, ngón tay, cẳng chân, bàn chân, ngón chân,… Điểm đặc trưng của tình trạng này là da bị dày và thâm sạm, xuất hiện vảy nến kèm theo liken hóa hoặc đau đớn vì da bị nứt. Ngoài ra, vùng da quanh khu vực này bị khô, ngứa và nổi ban đỏ.

Ngứa nổi mụn nước ở tay chân có gây nguy hiểm không?

Triệu chứng ngứa nổi mụn nước ở tay chân thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh cảm thấy bất tiện, mệt mỏi và tự ti trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, mụn ngứa không được xử lý tốt có thể khiến bạn phải đối diện với những ảnh hưởng về sức khỏe như:

  • Nhiễm trùng: Xuất hiện khi người bệnh không chăm sóc tốt vết thương hở do mụn nước tự vỡ hoặc bị gãi vỡ. Nhiễm trùng nặng có thể gây hoại tử mô, mở rộng vùng tổn thương, gây khó khăn cho quá trình điều trị và có nguy cơ để lại những sẹo lớn sau này. Trường hợp nghiêm trọng, tổn thương nhiễm trùng ăn sâu vào hệ thống mạch máu dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Biến chứng bệnh lý: Xảy ra khi ngứa nổi mụn nước do các bệnh da liễu như thủy đậu, zona,… mà không được điều trị kịp thời. Lúc này, người bệnh có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm thanh quản, xuất huyết, viêm màng não, viêm mô tế bào, viêm gan…

Có thể thấy, việc chăm sóc da và xác định nguyên nhân khi bị ngứa nổi mụn nước là cực kỳ quan trọng. Nếu không thể tự phán đoán chính xác vấn đề của mình, bạn nên chủ động liên hệ với bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Trường hợp hiểu rõ tình trạng ngứa nổi mụn nước của mình, bạn có thể tự xử lý tại nhà theo kinh nghiệm được chuyên gia tư vấn trước đó. Tuy nhiên, những người chưa nắm được vấn đề nên chủ động đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, một số dấu hiệu dưới đây cũng cho thấy bạn cần bác sĩ hỗ trợ:

  • Nhiễm trùng da: Dịch trong mụn nước chuyển xanh hoặc vàng, vùng da ngứa nổi mụn nước bị loét, đỏ gây đau và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tái phát liên tục: Mụn ngứa xuất hiện thường xuyên bất thường cho thấy có thể bệnh đã trở nặng. Lúc này, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp.
  • Xuất hiện ở nơi bất thường: Mụn ngứa xuất hiện ở trong miệng, mắt, tai,… là những vị trí đặc biệt. Bạn nên gặp bác sĩ để tránh bệnh tiến triển gây hậu quả đáng tiếc.
  • Do nguyên nhân nguy hiểm như: Trường hợp mụn ngứa do bị cháy nắng nặng, bỏng nặng hay phản ứng dị ứng.

Cải thiện tình trạng ngứa nổi mụn nước bằng cách nào?

Để điều trị ngứa nổi mụn nước có được hiệu quả bền vững, bạn cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Việc giảm triệu chứng tại nhà chỉ mang tính tạm thời, bệnh nhanh tái phát trở lại.

Điều trị ngứa nổi mụn nước bằng thuốc

Thuốc điều trị cần phải được kê đơn bởi bác sĩ. Sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn dựa trên nguyên nhân và triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Thông thường, phác đồ điều trị ngứa nổi mụn nước sẽ bao gồm:

  • Thuốc chống viêm Corticoid: Cho những trường hợp ngứa nổi mụn nước do viêm da.
  • Thuốc kháng histamin: Dùng cho bệnh nhân bị ngứa nổi mụn nước do dị ứng.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp xuất hiện nhiễm khuẩn.
  • Thuốc kháng virus: Được kê đơn cho những bệnh do virus gây ra.
Việc sử dụng thuốc tây điều trị thường cho hiệu quả nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Vậy nên, bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa mụn nước về điều trị

Giảm triệu chứng nhờ mẹo dân gian

Những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời và mức độ hiệu quả chưa được kiểm chứng. Vậy nên, trường hợp không hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.

Giảm triệu chứng nhờ mẹo dân gian 1
Nha đam giúp dưỡng ẩm da, sát khuẩn tốt
  • Sử dụng nha đam: Nha đam giúp dưỡng ẩm da, sát khuẩn và tăng khả năng làm lành vết thương. Bạn chỉ cần lấy phần gel trắng trong lá nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa nổi mụn nước, đợi khô và rửa sạch với nước. Áp dụng 3 – 5 lần/ ngày sẽ thấy tình trạng ngứa được cải thiện rõ ràng
  • Dùng nước rau má: Rau má là thảo dược có tính mát giúp thanh nhiệt, thải độc giúp khắc phục tình trạng ngứa ngáy rất tốt. Để áp dụng cách này, bạn cần làm sạch rau má. Sau đó, xay với nước đun sôi để nguội và lọc lấy nước uống trực tiếp mỗi ngày. Mỗi đợt uống nên kéo dài từ 1 – 2 tuần. Lưu ý: Cách này không áp dụng cho người tiểu đường, ung thư, phụ nữ có thai, người mắc bệnh về gan.
  • Dùng yến mạch: Để dùng yến mạch trị mụn ngứa, bạn lấy 1 thìa yến mạch trộn cùng 2 – 3 thìa nước. Sau đó, bạn bôi hỗn hợp này lên vùng da đã được làm sạch. Để bột yến mạch khô rồi rửa lại với nước sạch.

Chăm sóc phần da ngứa nổi mụn nước đúng cách

Để khắc phục tình trạng mụn ngứa nhanh chóng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình chăm sóc da:

  • Không làm vỡ các bọc mụn nước
  • Tiến hành rửa sạch, sát khuẩn các vết thương hở để ngăn nhiễm trùng
  • Không sử dụng mỹ phẩm trong thời gian điều trị mụn ngứa
  • Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, tôm, trứng, đậu phộng, thịt đỏ, …
  • Vệ sinh cá nhân và không gian sống sạch sẽ
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày
  • Đến gặp bác sĩ khi thấy vùng da ngứa nổi mụn nước xuất hiện bất thường không nằm trong tầm kiểm soát

Sodermix – Giải pháp thế hệ mới cho người bị ngứa nổi mụn nước

Sodermix là giải pháp thế hệ mới giúp khắc phục hiệu quả tình trạng ngứa nổi mụn nước trên da. Dưới tác động của enzyme Superoxide Dismutase (SOD) trong chiết xuất cà chua xanh, Sodermix trung hòa các gốc tự do, ức chế phản ứng viêm, giảm ngứa hiệu quả.

Sodermix - Giải pháp thế hệ mới cho người bị ngứa nổi mụn nước 1
Sodermix khắc phục hiệu quả tình trạng ngứa nổi mụn nước

Không dừng ở đó, thành phần dầu quả bơ và dầu khoáng tự nhiên tạo thành lớp bảo vệ vùng da tổn thương hiệu quả. Đây cũng là lớp dưỡng ẩm giúp làm mềm da và tăng khả năng phục hồi tổn thương, tránh tạo sẹo.

Điểm đặc biệt của Sodermix chính là hiệu quả giảm viêm ngứa đã được kiểm chứng qua thí nghiệm lâm sàng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, Sodermix giúp trì hoãn cơn ngứa, giảm thời gian và giảm mức độ ngứa do viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm.

Sau điều trị, Sodermix cùng hạn chế tối đa tình trạng xuất hiện sẹo thâm, giúp giảm kích thước và giảm thể tích sẹo lồi, sẹo phì đại.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Thực tế cho thấy, ngứa nổi mụn nước không đáng sợ, đáng sợ là chúng ta hiểu sai, xử lý sai dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần tìm hiểu kỹ, xin ý kiến và thực hiện điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Bệnh viêm da cơ địa bao lâu thì khỏi?
  • Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
  • Viêm da tiếp xúc có lây không? Làm gì để bệnh nhanh khỏi?
  • Mách cách chữa trị viêm da dị ứng hiệu quả
  • TOP 12 thuốc uống trị ngứa ngoài da an toàn, phổ biến nhất 2023
Chia sẻ14

Từ khóa » Da Bàn Tay Bị Nổi Mụn Nước Ngứa