Ngứa Rốn: Hiểu Nguyên Nhân để Tìm Cách điều Trị Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Vùng rốn là vị trí rất dễ bị bỏ qua trong lúc vệ sinh cá nhân hàng ngày. Điều này làm tăng nguy cơ xâm nhập và tấn công từ các tác nhân có hại bên ngoài, gây ngứa và nhiễm trùng rốn. Bên cạnh đó, lỗ rốn còn có thể bị ngứa do dị ứng hoặc các bệnh về da khác.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này trong bài viết sau.
Nguyên nhân khiến bạn bị ngứa rốn
Lỗ rốn bị ngứa có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Ngứa rốn là bệnh gì? Bệnh chàm
Bệnh chàm là tình trạng viêm da rốn nổi mụn nước, sưng tấy, ngứa… tại vùng da bị ảnh hưởng. Khi xảy ra ở vùng rốn, bệnh có thể khiến cho vùng da ở trong và xung quanh rốn bị ngứa và nổi mẩn đỏ.
Cách khắc phục
Để giảm các triệu chứng này, bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng vùng rốn bằng xà phòng, sau đó dùng nước rửa sạch và lau khô rốn. Nếu rốn của bạn là rốn lồi, hãy dưỡng ẩm vùng rốn 2 lần/ngày. Nếu bạn có rốn sâu, bạn cần giữ cho khu vực này luôn khô thoáng.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng da quanh rốn. Căn bệnh này khiến cho vùng rốn của bạn bị phát ban đỏ, ngứa và phồng rộp.
Cách khắc phục
Cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa viêm da tiếp xúc là tránh xa các chất gây dị ứng hoặc kích thích. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại kem chống ngứa không kê đơn (OTC) hoặc thuốc kháng histamine đường uống OTC như:
- Cetirizine (Zyrtec)
- Chlorpheniramine (Clor-Trimeton)
- Diphenhydramine (Benadryl)
Nhiễm nấm candida gây ngứa lỗ rốn
Candida là một loại nấm men sinh sống khắp nơi trên cơ thể người. Đặc biệt, chúng thường tập trung ở các bộ phận như da, niêm mạc miệng, niêm mạc ống tiêu hóa và niêm mạc sinh dục.
Tình trạng nhiễm trùng rốn do nấm candida xảy ra khi có sự phát triển quá mức của loại nấm này trên vùng da rốn. Các triệu chứng của bệnh bao gồm cảm giác ngứa ngáy, tiết dịch trắng và mẩn đỏ ở rốn.
Cách khắc phục
Để điều trị ngứa rốn do nhiễm nấm, bạn có thể sử dụng các loại kem chống nấm như miconazole nitrate (Micatin, Monistat-Derm) hoặc clotrimazole (Lotrimin, Mycelex). Đồng thời, bạn cần vệ sinh rốn thường xuyên để giữ vùng da rốn luôn sạch sẽ và khô ráo, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Lỗ rốn bị ngứa do nhiễm khuẩn
Bụi vải, mồ hôi và tế bào da chết có thể tích tụ ở rốn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, lỗ rốn của bạn sẽ trở nên ngứa ngáy dữ dội đi kèm hiện tượng tiết dịch (màu vàng hoặc nâu).
Cách khắc phục
Để điều trị tình trạng này, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh như penicillin hoặc cephalosporin (Keflex). Điều quan trọng là bạn cần vệ sinh rốn đúng cách để rút ngắn thời gian lành bệnh và tránh nhiễm trùng tái phát.
Ngứa rốn do đeo trang sức rốn
Xỏ khuyên rốn có thể khiến bạn bị nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng ngứa vùng bụng quanh rốn. Trong trường hợp này, bạn nên tháo khuyên ra, vệ sinh nhẹ nhàng để giữ cho vùng rốn khô ráo.
Cách khắc phục
Sau đó, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh dạng bôi như Neosporin hoặc Duospore. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh đường uống để điều trị tình trạng nhiễm trùng.
>>> Bạn có thể quan tâm: Điểm mặt những nguyên nhân khiến lỗ rốn có mùi hôi
Côn trùng cắn
Các vết cắn của muỗi, kiến, rệp hay bọ chét ở vùng rốn đều gây ra tình trạng rốn bị sưng đỏ và cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Thông thường, tình trạng này có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu vết cắn gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày.
Cách khắc phục
Bạn có thể áp dụng các cách điều trị sau:
- Sử dụng kem chống ngứa OTC chứa ít nhất 1% hydrocortisone
- Sử dụng thuốc kháng histamine đường uống OTC như brompheniramine (Dimetane), fexofenadine (Allegra) và loratadine (Alavert, Claritin)
Phòng tránh tình trạng ngứa rốn
Cách phòng tránh ngứa rốn hiệu quả nhất là vệ sinh sạch sẽ và giữ vùng rốn luôn trong trạng thái khô thoáng. Điều này giúp ngăn chặn sự tấn công từ các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm… Đồng thời, bạn nên chuyển sang dùng các loại mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa tự nhiên, không có mùi hương hay thành phần gây kích ứng da.
Tìm trạng ngứa bụng có thể phổ biến nhiều đối tượng, do đó bạn có thể tìm hiểu thêm ngứa bụng khi mang thai phải làm sao để khắc phụ kịp thời.
Ngứa rốn thường tự hết hoặc biến mất sau khi áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa đi kèm những biểu hiện như mẩn đỏ, bong tróc da, sưng tấy… bạn cần liên hệ ngay bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách xử trí.
Từ khóa » Nốt Ngứa ở Rốn
-
Bị Ngứa Rốn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Cách Xử Lý Nhanh Chóng
-
Ngứa Rốn Biểu Hiện Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Nguyên Nhân Rốn Bị đỏ Và Ngứa Là Gì? Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Gì | Blog
-
Nổi Mẩn Ngứa Quanh Rốn - Điềm Báo Cho Sự Bất Thường Của Cơ Thể
-
Ngứa Da Vùng Quanh Rốn Liệu Có Nguy Hiểm Hay Không? - Webtretho
-
Trẻ Nổi Hột Kèm Ngứa ở Vùng Rốn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Ngứa ở Vùng Quanh Rốn Lan Ra Toàn Bụng Khi Mang Thai - Báo Tuổi Trẻ
-
Ngứa Rốn Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Phòng Và Điều Trị ...
-
Rốn Có Dấu Hiệu Này, Khám Ngay Kẻo Cứu Không Kịp - Tiền Phong
-
Ngứa Gần Rốn, Cào Nhẹ Có Nốt đỏ Li Ti, Em Bị Gì Vậy BS? - AloBacsi
-
Rốn Mọc Mụn, Ngứa Và Hơi Sưng Có đáng Lo Không BS ơi? - AloBacsi
-
Các Các Nốt Sần Và Mảng Mề đay Ngứa Trong Thai Kỳ - MSD Manuals
-
Điểm Mặt 9 Bệnh Ngoài Da ở Mẹ Bầu Thường Mắc Phải
-
Biểu Hiện Ngoài Da Của Một Số Bệnh Lý đường Tiêu Hoá