Ngừng Suy Nghĩ Là Gì? 3 Phương Pháp Cải Thiện Tình ... - Narau Japan
Có thể bạn quan tâm
Ngừng suy nghĩ là gì? Đây là 1 khái niệm mới được người Nhật nói đến rất nhiều hiện nay. Tiếng Nhật nó là 思考停止(しこうていし), còn tiếng Anh nó là “Unconditional acceptance” (chấp nhận vô điều kiện) hay “Giving up thinking” (đầu hàng không suy nghĩ).
“Tôi chỉ đang làm công việc được giao với cách làm đã được dạy”
“Tôi làm việc chỉ vì người khác bảo tôi phải làm như vậy, tôi không có động lực và cũng không cảm thấy bản thân đang tiến bộ gì!”
Các bạn đã bao giờ nghĩ như vậy chưa?
Đã khi nào các bạn chợt nhận ra rằng mình đang chỉ làm những việc mà người khác giao phó, và mình cũng không hiểu tại sao mình lại đang làm công việc này?
Đã khi nào các bạn nghĩ mình đang làm việc chỉ để duy trì cuộc sống hiện tại, lúc nào cũng chỉ mong thời gian làm việc trôi thật nhanh?
Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, bạn sẽ rất ngại suy nghĩ để đưa ra những cải thiện tốt hơn cho công việc, dần dần bạn cũng sẽ không còn thắc mắc về nội dung công việc được giao phó.
Cách làm việc như vậy có thể sẽ không có vấn đề gì trong quá khứ. Nhưng từ nay trở đi, nếu như các bạn lười suy nghĩ hoặc tự bản thân “ngừng suy nghĩ” như vậy, sẽ đến một lúc bạn trở thành người thừa ở trong công ty.
Trong bài viết này, ngoài việc giải thích định nghĩa “ngừng suy nghĩ là gì” mình sẽ nêu rõ cho các bạn về:
- Đặc điểm của những người bị gọi là “ngừng suy nghĩ”
- 3 phương pháp để cải thiện tình trạng “ngừng suy nghĩ”
Các bạn hãy thử đọc và suy nghĩ về chính bản thân mình xem nhé!
Ngừng suy nghĩ là gì?
“Ngừng suy nghĩ” chính là từ để chỉ trạng thái các bạn vứt bỏ việc suy nghĩ về một sự việc nào đó.
Những người quản lý chỉ biết truyền đạt lại y nguyên lời của cấp trên đến những người nhân viên của mình cũng đang ở trong tình trạng này.
Chỉ cần dừng lại và suy nghĩ thêm một chút sẽ có thể hiểu thêm về vấn đề và đưa ra những ý kiến khác phản biện hoặc bổ sung thêm cho vấn đề đó, nhưng nhiều người chúng ta lại không làm như vậy. Đây là một việc rất nguy hiểm.
Ví dụ, khi các bạn chuẩn bị đi xin việc, nếu các bạn không tự suy nghĩ xem mình thực sự muốn làm gì mà đăng ký xin việc chỉ vì nghe theo lời của bố mẹ hay người thân, rồi nếu như công ty đó kinh doanh gặp khó khăn, bạn bị buộc cho thôi việc thì bạn cũng lại chỉ biết oán trách những người đó thôi.
Thời đại bây giờ, hiếm có người nào từ khi bắt đầu đi làm cho đến khi nghỉ hưu chỉ làm việc cho 1 công ty.
Mỗi cá nhân đều cần phải làm chủ con đường sự nghiệp của mình.
Các bạn cũng sẽ cần phải tự quyết định xem mình sẽ sống cuộc đời cho chính mình, hay sống chỉ để làm vui lòng những người xung quanh.
Người như thế nào thì gọi là đang ngừng suy nghĩ?
Đó là những người chấp nhận những chỉ thị hoặc tiền lệ từ người khác mà không cần có căn cứ gì.
Những người có thói quen “ngừng suy nghĩ” hay có xu hướng chấp nhận và nghe theo những ý kiến của người khác.
Đương nhiên, việc tự suy nghĩ và đưa ra những quyết định cho bản thân không phải là việc dễ dàng.
Ngược lại, việc nghe và làm theo những chỉ thị từ người khác sẽ giúp cho bản thân không phải suy nghĩ và nó cũng giúp bạn cảm thấy nhàn hơn.
Tuy nhiên với những công việc mà hơn 10 năm liền không thay đổi cách làm thì chắc chắn sẽ có những cách làm khác tốt hơn.
Nếu không suy nghĩ để đưa ra những phương pháp cải thiện, sẽ đến một lúc nào đó công việc của bạn sẽ bị thay thế bởi máy móc hoặc một người nào khác.
Hay nghĩ bản thân mình là người “bị hại”
Đã khi nào bạn phạm sai lầm trong công việc, kể cả khi không nói ra bằng miệng bạn cũng đang ngầm nghĩ rằng lỗi là do người khác?
Đa phần bạn cảm thấy như vậy là do bạn chỉ làm việc theo chỉ thị của người khác, bạn không có ý thức rằng mình chính là người chịu trách nhiệm, và khi thất bại bạn sẽ luôn chỉ tìm kiếm nguyên nhân ở bên ngoài.
Luôn trả lời mọi thứ theo phản xạ
Giả sử bạn phụ trách một dự án nào đó mà bị phê binh vì kết quả không tốt.
“Tại vì khâu chuẩn bị chưa được đầy đủ”
“Tại vì làm việc mà không hiểu rõ mục đích cuối cùng”
“Tại vì không hiểu rõ nội dung công việc”
Đã khi nào bạn trả lời như 1 cái máy với những nội dung như trên mà không cần suy nghĩ gì chưa?
Những câu trả lời như trên thoạt nghe có vẻ hợp lý, giả sử như nó có đúng đi chăng nữa thì cũng chỉ là tường thuật lại sự việc, chưa có những nội dung quan trọng nhất ví dụ như cần phải sửa chữa sai lầm như thế nào hay lần sau khi làm mình phải chú ý điều gì,..
Để nêu lên được những nội dung như vậy, chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ và sẽ “mệt đầu”. Tuy nhiên, nếu chỉ luôn sử dụng những câu trả lời trên như một cái máy thì các bạn sẽ bị rơi vào con đường “ngừng suy nghĩ”.
Chỉ nghe khi người khác nói và không thắc mắc gì
Đã khi nào các bạn phải diễn thuyết, được người nghe đặt câu hỏi và bạn nghĩ rằng: “Ồ! Người này chắc chắn đã rất tập trung nghe mình nói!”
Hội thoại chính là giao tiếp, nghĩa là người này nói rồi sẽ đến người kia nói.
Chỉ nghe và gật đầu sẽ khiến các bạn không cảm thấy thắc mắc gì.
Chỉ cần các bạn chăm chú lắng nghe người khác nói, các bạn tưởng tượng ra những gì mà họ đang trình bày, chắc chắn bạn sẽ tự có những thắc mắc hay những câu hỏi cho đối phương.
3 Phương pháp để cải thiện tình trạng ngừng suy nghĩ
1. Đọc sách và viết ra những suy nghĩ của mình
Thời đại hiện nay có quá nhiều nguồn thông tin kỹ thuật số trên mạng khiến cho con người chúng ta ngày càng ít đọc sách. Tuy nhiên, ngoài việc bổ sung kiến thức, đọc sách còn giúp chúng ta có thể tiếp cận được với những suy nghĩ của những người mà binh thường chúng ta không thể gặp được.
Đương nhiên chỉ đọc sách thôi cũng sẽ giúp các bạn có thêm rất nhiều kiến thức rồi. Tuy nhiên việc viết ra những suy nghĩ, những cảm xúc của mình sau khi đọc sẽ không chỉ giúp các bạn luyện khả năng suy nghĩ của mình, mà nó còn có tác dụng rất tốt đến ký ức của các bạn.
Nếu các bạn làm được điều này, khả năng thu thập thông tin của các bạn sẽ được cải thiện, bạn sẽ tự có những thắc mắc của riêng mình khi đọc sách hoặc khi nói chuyện với người khác.
2. Học tập cách tư duy của những người thành công
Các bạn hãy thử nhìn vào những bạn trẻ đang làm Start-up ở Việt Nam và cả trên toàn thế giới xem.
Đương nhiên là có những người thành công và những người thất bại. Nhưng tất cả bọn họ đều có những mục tiêu cụ thể trong tương lai, luôn làm việc với trách nhiệm cao nhất và hàng ngày đều luôn suy nghĩ về những việc mình đang làm.
Cách tốt nhất để có thể học tập được từ những người thành công là gặp trực tiếp và nghe họ nói chuyện. Nhưng trên thực tế không phải ai cũng có những cơ hội như vậy.
Tuy nhiên, chúng ta có thể tiếp xúc với những người thành công này qua sách hoặc qua những video họ chia sẻ trực tiếp trên mạng.
Thời đại hiện nay không quá khó để các bạn có thể tìm kiếm thông tin hay nghe những bài diễn thuyết của bất kì người nổi tiếng trên mạng.
Bạn hãy thử lắng nghe và học tập cách tư duy của họ xem.
→ Các bạn có thể tham khảo vài video được chia sẻ từ những người nổi tiếng của Nhật dưới đây (Vietsub):
Son Masayoshi – nhà sáng lập của Softbank kể lại sự nghiệp của mình
Yozawa Tsubasa – thiên tài chứng khoán của Nhật dạy 6 bước để làm giàu
3. Đừng sử dụng những từ ngữ, câu nói dễ gây “Ngừng suy nghĩ”, hãy sử dụng những từ ngữ mà có thể hướng đến sự cải thiện
Giống như những gì mình đã viết ở trên, việc trả lời mọi thứ theo phản xạ sẽ dễ làm con người “ngừng suy nghĩ”.
Hơn thế nữa, khi chuẩn bị bắt đầu một cái gì đó, mà các bạn lại suy nghĩ kiểu như “Ôi cái đó không làm được đâu!” hay là “Mấy cái đó tao thử hết rồi” thì chắc chắn các bạn sẽ rất nhàn hạ lúc đó nhưng tất cả sẽ đi vào ngõ cụt.
Giả sử như các bạn đang gặp một vấn đề gì đó rất khó khăn, thì hãy đừng mất công “Tìm kiếm những lý do không làm được” mà hãy dành thời gian để suy nghĩ và “Tìm ra cách để làm được”.
Chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ từ tích cực sang tiêu cực, các bạn sẽ hạn chế được rất nhiều tình trạng “ngừng suy nghĩ” của mình.
Tổng kết
Các bạn thấy sao về khái niệm “ngừng suy nghĩ” này của người Nhật?
Các bạn đã hiểu “ngừng suy nghĩ” là gì chưa?
Cá nhân mình thì thấy hiện nay có rất nhiều người Việt Nam từ học sinh cho đến những người đi làm cũng đang “ngừng suy nghĩ” kiểu như thế này.
Các bạn hãy tự suy nghĩ về bản thân. Có khi nào các bạn thấy các bạn đang “lười” quá không?
Hãy hỏi chính trái tim của mình, xem mình muốn gì và hãy “chăm chỉ suy nghĩ” để biến những mong ước đó trở thành hiện thực.
Từ khóa » Không Suy Nghĩ Là Gì
-
Góc Chia Sẻ: Làm Thế Nào để Ngừng Suy Nghĩ Quá Nhiều?
-
Suy Nghĩ Là Gì? Sự Hấp Dẫn Trong Suy Nghĩ Của Bản ...
-
Suy Nghĩ - Wiktionary Tiếng Việt
-
Làm Thế Nào để Ngừng Suy Nghĩ Quá Nhiều? | Vinmec
-
Làm Thế Nào để Thay đổi Suy Nghĩ Tiêu Cực? | Vinmec
-
13 Cách Giúp Bạn Ngừng Suy Nghĩ Quá Nhiều Giảm Căng Thẳng
-
5 Cách để Chuyển Những Suy Nghĩ Tiêu Cực Thành Tích Cực - Hello Bacsi
-
Năm Loại Suy Nghĩ Chính - Tuổi Trẻ Online
-
Rối Loạn ám ảnh Nghi Thức (OCD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Suy Nghĩ Là Gì? Sự Hấp Dẫn Trong Suy Nghĩ Của Bản Thân
-
11 Cách Vượt Qua Cảm Xúc Tiêu Cực Và ý Nghĩ Tự Sát
-
12 Cách Hiệu Quả để Vượt Qua Khủng Hoảng Tâm Lý - Prudential