Người ấy (bạn, Thầy, Người Thân,...) Sống Mãi Trong Lòng Tôi

Nội dung bài gồm:

  • Bài mẫu 1: Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi
  • Bài mẫu 2: Mẹ sẽ sống mãi trong lòng tôi
  • Bài mẫu 3: Ngoại sẽ sống mãi trong lòng tôi
  • Bài mẫu 4: Ông nội sẽ sống mãi trong lòng tôi
  • Bài mẫu 5: Cô giáo sẽ sống mãi trong lòng tôi

Bài mẫu 1: Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi

Cảm ơn Đan vì đã làm bạn của tớ. Tớ thấy rất vui vì được làm bạn của Đan. Nếu sau này tớ không còn ở bên cạnh cậu nữa, thì đừng quên tớ đấy nhé! Mỗi lần nhìn thấy bông hoa mười giờ kia, cậu phải nhớ ngay đến tớ đấy. Cậu hứa đi!

Bài làm

Các bạn có bạn thân không? Chắc chắn là có. Tôi cũng thế. Tôi cũng có một người bạn thân thiết, tên An, thân đến mức tôi coi nó như là người thân chứ không còn là một người bạn nữa. Thế nhưng, hiện giờ nó không còn ở bên cạnh tôi nữa, nó đang ở một nơi rất xa, cách tôi rất xa. Dù thế nào thì nó vẫn sẽ sống mãi trong tôi.

Tôi và An quen biết nhau từ năm lớp 8. Khi ấy năm học đã bắt đầu được mấy tháng rồi An mới chuyển từ trong miền Nam ra đây học, vì bố của An chuyển công tác ra Hà Nội. An được cô xếp ngồi cạnh tôi. Nó là một cô bé đặc biệt. Với tôi là thế. Nước da ngăm ngăm của một cô gái miền biển, đôi mắt to lanh lợi và nụ cười thường trực trên môi khiến ai gặp cũng có thiện cảm. Cả tôi cũng thế. An chủ động bắt chuyện với tôi:

- Chào cậu, tớ là An, mong cậu sẽ giúp đỡ tớ nhé!

- Ừ, chào cậu, tớ là Đan.

Tôi không phải là một người cởi mở. Thế nhưng tôi và An nhanh chóng thân với nhau. Vì nó chủ động bắt chuyện, làm thân với tôi. Mãi sau này, tôi mới hỏi nó vì sao lại muốn chơi cùng tôi. Nó mới cười cười bảo tại hồi đó lúc nó bước vào lớp và nói giọng lơ lớ miền Nam, cả lớp ồ lên, chỉ mình tôi vẫn yên lặng với vẻ mặt bình thản như cũ. À, ra nó chơi thân với tôi chỉ vì lẽ ấy. Cũng đơn giản quá! Nhưng cũng vì thế mà tôi thấy mến An hơn. Nó thẳng thắn, thật thà và quả thực là đặc biệt quá. Sau một học kì, An vươn lên thành đứa học giỏi top 5 trong lớp và được bầu làm lớp phó học tập phụ trách môn Toán. Nó rất vui và hứa sẽ khao tôi một bữa kem mát lành. Thế nhưng mọi thứ chẳng được như mơ. An phát hiện ra mình mắc bệnh. Không dưới một lần An nói với tôi những dự cảm của nó về cái chết đang đến. Những cơn đau bụng cứ kéo dài khiến nó lo lắng. Tôi giục An đi khám mà nó cứ lần lữa mãi, không chịu đi vì thi cuối năm sắp đến.

Tối hôm ấy, An về nhà, học ôn tới tận tối muộn và những cơn đau bụng vẫn hành hạ nó. Nó ngất trên bàn học, may sao mẹ nó vào phòng. Và cũng từ ấy, nhưng tin xấu liên tục đến với tôi và với An. Kết quả xét nghiệm là ung thư máu ác tính. Do nó ngang bướng không đi khám nên giờ mới phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn mất rồi. Tôi nghe tin mà tay chân rụng rời. Mọi thứ như sét đánh ngang tai tôi vậy. Con bé của tôi, con bé hoạt bát, yêu đời với nụ cười tỏa nắng luôn thường trực trên môi của tôi bây giờ đâu còn nữa. An nằm trên giường bệnh, đôi môi khô khốc, tái nhợt, khuôn mặt xanh xao đầy mệt mỏi. Trông thấy nó, tôi đã bật khóc. An nghe thấy tiếng thút thít, mở mắt nhìn tôi, gắng gượng nở nụ cười:

- Đan đấy à? Sao lại khóc rồi? Tớ vẫn khỏe mà, còn phải đi thi nữa chứ. Tớ chỉ nằm ở đây mấy hôm thôi, xong tớ lại về mà.

Tôi nhìn nó bằng đôi mắt đỏ hoe. Lúc nãy gặp bố mẹ nó ngoài hành lang, mọi người quyết định không cho nó biết, nên tôi cũng hùa theo nó:

- Ừ, cậu phải nhanh chóng khỏe lại đấy. Tớ sẽ chép bài cho cậu. Yên tâm đi!

Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau đến tận tối. Tôi còn phải về nhà chuẩn bị cho bài học ngày mai nên xin phép về. An nhìn tôi, mỉm cười nói hẹn gặp lại. Những ngày sau đó, ngày nào tôi cũng tranh thủ vào bệnh viện với An, mang cho nó sách vở, hoa quả, quà tặng và cả những câu chuyện về trường lớp, bạn bè, thầy cô nữa. Lần nào tôi kể chuyện, An cũng chăm chú lắng nghe, rồi cười thật tươi, như thể nó đang được chứng kiến điều ấy vậy.

Hôm nay là chủ nhật nên tôi đã xin phép bố mẹ ở chơi với An cả ngày. Đó là một ngày trời nắng đẹp. Gió nhẹ hiu hiu thổi. Tôi đẩy chiếc xe lăn cho An. Tôi vẫn hay làm thế nếu thời tiết đẹp. Bởi An nói muốn được phơi nắng, muốn được nhìn ngắm trời mây, nghe tiếng chim hót, chứ nó chán cái căn phòng kín mít, toàn mùi thuốc khử trùng lắm rồi. Chúng tôi dừng lại bên chiếc ghế đá. Tôi ngồi đối diện với An và hai chúng tôi cùng trò chuyện. Tôi kể hết cho An nghe những lời hỏi han, quan tâm của thầy cô, bạn bè. Ai cũng mong nó sẽ chóng khỏi và trở lại lớp học. Nhưng câu chuyện cứ miên man, miên man. Tôi cứ thao thao bất tuyệt còn An thì chỉ yên lặng ngồi nghe. Hơn một tháng trở lại đây, nó gầy đi trông thấy. Cánh tay, chân bây giờ chỉ còn da bọc xương. Không thấy An nói gì, tôi ngừng lại, thấy An đang chăm chú nhìn một bông hoa mười giờ trong bồn cây phía bên kia ghế đá. Một lúc lâu sau, An mới nói với tôi:

- Đan à, tớ thấy mình không ổn lắm rồi. Tớ không khỏe như trước nữa. Những cơn đau đến mỗi lúc một dày đặc. Hành hạ tớ. Tớ thấy mình kiệt quệ lắm. Nhưng tớ không dám nói với bố mẹ, sợ hai người lo. Sao tớ lại thế này nhỉ? Tớ chẳng thấy mình có biểu hiện gì của căn bệnh quái ác ấy cả. Nhưng...

An cứ nói, bằng cái giọng đều đều như không phải kể chuyện của mình vậy. Tôi ngồi nghe mà không biết nước mắt đã chảy dài trên má từ lúc nào. An của tôi đang phải chịu đựng những nỗi đau thật lớn mà tôi lại không thể giúp được gì cho nó. An quay sang tôi, chỉ tay về phía bông hoa mười giờ trước mặt:

- Đan có nhìn thấy bông hoa kia không? Tớ muốn sống giống như nó, cứ đến thời gian ấy là nở, xong lại tàn nhưng hôm sau vẫn là một đóa hoa xinh đẹp. Tớ nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn lắm Đan à. Tớ muốn được chạy nhảy, nô đùa như ngày trước, chứ không phải cứ yếu ớt thế này. Ngay cả đứng lên và tự đi tớ cũng không làm được. Tớ vô dụng lắm phải không Đan?

- Không đâu, con bé ngốc này. Cậu là đứa mạnh mẽ nhất mà tớ từng gặp đấy.

- Cảm ơn Đan vì đã làm bạn của tớ. Tớ thấy rất vui vì được làm bạn của Đan. Nếu sau này tớ không còn ở bên cạnh cậu nữa, thì đừng quên tớ đấy nhé! Mỗi lần nhìn thấy bông hoa mười giờ kia, cậu phải nhớ ngay đến tớ đấy. Cậu hứa đi!

- Tớ hứa!

Và đó cũng là lời hứa cuối cùng của tôi với An. Một tuần sau thì An mất. Khi ấy tôi đang ở trên lớp, tham gia kì thi cuối năm. Về nhà nhận được tin, tôi lao như bay sang nhà nó, nhưng tôi không được gặp nó lần cuối. Tôi đã cố gắng không khóc nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh thờ của An, tôi đã bật khóc nức nở. Tôi chưa bao giờ thấy hụt hẫng và buồn đến như thế. An của tôi đã không còn nữa rồi. An của tôi đã đi đến một nơi xa lắm rồi. Đứa bạn thân nhất của tôi, con bé với làn da ngăm ngăm, đôi mắt to tròn và nụ cười luôn thường trực trên môi bây giờ chỉ còn là kí ức trong tôi mà thôi....

Gió lay nhẹ trên đóa hoa mười giờ đỏ rực. Tôi đang ngồi bên khung cửa sổ đầy nắng, ngắm nhìn bông hoa mười giờ và nhớ đến An - con bé với làn da ngăm ngăm, đôi mắt to tròn và nụ cười thường trực trên môi của tôi.

 

Bài mẫu 2: Mẹ sẽ sống mãi trong lòng tôi

Tôi cất tiếng khóc chào đời với tất cả niềm hi vọng của mẹ. Mẹ sẵng sàng chịu nhục vì những lời xúc xiểm, nặng nhẹ của bên chồng chỉ vì ba tôi và tôi. Mẹ tôi là thế đấy. Chỉ gánh vác một mình, chẳng bao giờ hé một lời than với ai. 

Bài làm

Ba mẹ tôi có tất cả ba người con và tôi là con gái đầu lòng. Tôi không giống ba, cũng không giống cả mẹ nhưng tôi được thừa hưởng tính cách cố chấp từ ba và nhẫn nại từ mẹ. 

Tôi được sinh ra trong hoàn cảnh khá chật vật. Gia đình bên ngoại thì nghèo khó nhưng là một gia đình có tiếng về gia giáo. Bên nội tuy khá giả nhưng có quan niệm cho con tự lập sớm.Thuở mới lấy nhau, ba mẹ tôi chưa có của ăn của để như bây giờ. Cuộc sống khá vất vả. Bố tôi cả ngày đi làm, về tới nhà là đã mệt nhoài. Mẹ tôi cũng chẳng hơn. Vừa đi làm vừa phải làm dâu, cuộc sống khó khăn trăm bề. Bên nội tôi gốc Hoa nên có những quy định khắt khe mà những ai làm dâu người Hoa mới hiểu hết. Lúc ấy,cả một đại gia đình con, dâu đều ở chung một nhà. Lúc ấy tôi còn nhỏ nhưng cũng phần nào hiểu được những nhọc nhằn khổ cực mà mẹ tôi đã trải qua.

Hàng ngày, mẹ tôi đến hãng từ năm giờ sáng và làm suốt đến bốn giờ chiều. Về đến nhà lại tiếp tục quần quật với công việc gia đình. Mặc dù ông bà tôi có nhiều nàng dâu, mỗi người luân phiên làm việc nhà nhưng cũng không tránh khỏi những đụng chạm hằng ngày. Gia đình tôi có thói quen ăn cơm chiều vào lúc năm giờ, cũng là lúc mọi người vừa đi làm về. Mẹ tôi có bệnh đau dạ dày nên hồi chưa lập gia đình, mẹ ở nhà thường dùng cơm sớm lúc bốn giờ chiều. Nhưng khi về nhà chồng, theo hủ tục của người Hoa con dâu không được ăn chung với mọi người. Mẹ tôi phải đứng bên cạnh ông bà để chờ bới cơm, rót nước, lấy tăm…

Đến khi mẹ tôi cầm được chén cơm thì thân thể đã mệt mỏi rã rời. Nhiều lúc mẹ cầm chén cơm mà lặng lẽ khóc thầm. Đã vậy còn phải gánh chịu những lời nặng nhẹ của các cô em chồng. Thế mà mẹ tôi vẫn không than vãn một lời với bố tôi. Vì mẹ biết rằng bố tôi cũng đã vất vả nhiều.  Đến khi mang thai tôi thì mẹ tôi lại càng cực nhọc hơn. Mặc dù thai nghén nhưng mẹ vẫn phải tuân thủ theo quy định giờ giấc bên chồng, vẫn phải làm việc nhà không ngơi nghỉ. Cho nên mẹ tôi ngày càng trở nên gầy gò, xanh xao. Có những lúc mẹ bị cơn đau dạ dày hành hạ ,chịu không nổi, mẹ phải lén qua nhà ngoại ăn nhờ. Nhiều khi tủi thân mà mẹ chẳng biết than khóc với ai!“ Xuất giá tòng phu" mà, biết làm sao được. 

Tôi cất tiếng khóc chào đời với tất cả niềm hi vọng của mẹ. Mẹ sẵng sàng chịu nhục vì những lời xúc xiểm, nặng nhẹ của bên chồng chỉ vì ba tôi và tôi. Mẹ tôi là thế đấy. Chỉ gánh vác một mình, chẳng bao giờ hé một lời than với ai. 

Rồi tôi được mấy tháng tuổi, người tôi rất yếu. Năm ấy, tôi suýt chết vì một trận bệnh. Ông bà nội tôi kiên quyết không cho đem vào bệnh viện. Tôi được đưa đến bác sĩ tư nhưng vẫn không hết. Nhìn tôi nằm thiêm thiếp mà mẹ tôi ứa nước mắt. Sau cùng, vì quá thương con mẹ tôi bất chấp tất tả đưa tôi vào bệnh viện. Tôi nằm trong phòng hồi sức năm ngày là năm ngày mẹ tôi sống trong thấp thỏm, lo âu. Rồi tôi hồi phục, mẹ tôi càng trở nên xanh xao hơn...

Tôi lớn lên trong nhọc nhằn tủi nhục của mẹ, nỗi vất vả của ba. Và rồi sự chịu khó của ba tôi cũng được đền đáp. Ba tôi đã thành công trong ngành giấy. Ông bắt đầu dọn ra riêng. Tưởng rằng mẹ tôi sẽ có những ngày thư thả. Nhưng, ba tôi càng thành công bao nhiêu, mẹ tôi lại càng vất vả bấy nhiêu. Việc nội trợ vừa lo xong thì chuyển sang phụ giải quyết việc của công ty… Trong khi mẹ vất vả như thế, các chú tôi lại bắt đầu sanh tật, ham chơi cờ bạc,rượu chè, rồi thiếu nợ, phải vay mượn, cầm cố đồ đạc. Ba tôi phải gánh vác, trả thay cho em. Thấy vậy, nhiều lần mẹ tôi cất tiếng khuyên can, chẳng những không nghe, họ còn lớn tiếng nhục mạ và tỏ thái độ coi thường mẹ. Nhiều lần tôi hỏi mẹ tôi : “ Mẹ có ghét bên nội con không ?”. Mẹ tôi ngậm ngùi :” Tủi lắm con à. Nhưng nào có ai hiểu cho mình”...

Năm tôi tám tuổi, em thứ hai tôi chào đời, sự nghiệp của ba tôi càng phát triển, mẹ tôi có phần nhẹ nhàng hơn. Đứa em tôi được xem như châu báu. Tôi bắt đầu có những ý nghĩ ganh ghét em mình. Tôi trở nên lười học, ham chơi nên từ hạng nhất tôi rớt xuống hạng tư. Rồi lần đầu tiên trong đời tôi dám đánh bạn mình. Cứ nghĩ mẹ tôi sẽ trừng phạt vì những gì tôi gây ra. Nhưng không, mẹ tôi chỉ lặng lẽ nhìn tôi, rồi mẹ kể cho tôi nghe về cuộc đời mẹ : “ ... Mẹ gian khổ nhiều chỉ muốn con cái hạnh phúc. Không mong gì con trả ơn chỉ mong con có thể tự làm chính bản thân con hạnh phúc là mẹ cũng hạnh phúc rồi”. Thật ra, lúc ấy tôi chẳng hiểu hết những điều mẹ nói, nhưng nhìn những giọt nước mắt của mẹ, tôi đã tự nhủ thầm không để mẹ phải buồn khổ vì mình. Và tôi đã thay đổi nhiều từ dạo đó.

Đức em út tôi ra đời trong niềm vui của cả gia đình, một bé trai thật bụ bẫm. Với vai trò chị cả, tôi phải gánh vác trách nhiệm làm gương. Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn vì ba mẹ tôi dần xa tôi để lo công việc kinh doanh và chăm sóc hai đứa em nhiều hơn. Những xung đột giữa ba và mẹ xảy ra thường xuyên hơn...Tôi trở nên lặng lẽ và xa cách mẹ. Khỏang cách ấy ngày càng xa hơn, rộng hơn. Tôi không còn muốn tâm sự với mẹ, đi học về là tôi rút vào phòng nghe nhạc, học bài. Cho đến một ngày... một ngày tôi chợt nhận ra tóc mẹ tôi đã có quá nhiều sợi bạc. Mẹ tôi già đi nhiều quá! Trời ơi, tôi mới thảng thốt chợt nhớ rằng chỉ còn ba tháng nữa là mình không còn ở bên mẹ nữa, không còn được mẹ tận tay chăm sóc như ngày nào, không được ăn những món ăn quen thuộc do mẹ nấu. Tôi phải bắt đầu cuộc sống tự lập nơi đất nước Anh xa xôi, cô độc không một người thân. Lúc này tôi mới nhận ra rằng mẹ tôi đã hy sinh cho tôi quá nhiều, và tôi cảm thấy mình có lỗi với mẹ . Tôi tự trách mình tại sao từ trước đến giờ tôi không nói một lời xin lỗi mẹ, dù chỉ một lần? Mẹ tôi có nói : “Nếu con đi mẹ sẽ không khóc" nhưng tôi biết rằng khi tôi đi rồi thì những dòng nước mắt của mẹ lại tuôn rơi như ngày nào còn làm dâu ở nhà nội … 

Mẹ tôi là thế đấy. Nếu có ai hỏi về mẹ, tôi sẽ hãnh diện trả lời rằng : Mẹ … 

…là người bạn đầu tiên của tôi 

…là người cho tôi tình yêu trọn vẹn và tinh khiết mà tôi sẽ không bao giờ nhận được từ ai khác

…là người thầy đầu tiên của con

…là người nhất quyết bảo rằng con đẹp biết bao dẫu rằng con chẳng bằng ai 

…là người dẫn dắt tôi nhìn ra thế giới.

…là người luôn yêu thương tôi và yêu vô điều kiện 

…là mẫu người tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi 

…là người sẵn sàng hy sinh và thứ tha tất cả 

…là người không bao giờ đói khi tôi chưa no 

…là người không bao giờ ấm khi tôi đang lạnh 

…là người không ai có thế thay thế được 

…là người … 

Và bây giờ tôi chỉ muốn nói với mẹ tôi rằng :  “Nhớ năm nào con cũng tặng mẹ một món quà nhân ngày 8-3 nhưng năm nay con không có gì tặng mẹ cả vì con biết rằng những món quà mà con đem tặng ấy không phải do chính con tạo ra, con biết rằng chính con mới là món quà quý nhất của mẹ.

Bài mẫu 3: Ngoại sẽ sống mãi trong lòng tôi

Tôi cất tiếng khóc chào đời với tất cả niềm hi vọng của mẹ. Mẹ sẵng sàng chịu nhục vì những lời xúc xiểm, nặng nhẹ của bên chồng chỉ vì ba tôi và tôi. Mẹ tôi là thế đấy. Chỉ gánh vác một mình, chẳng bao giờ hé một lời than với ai. 

Bài làm

Hẳn trong tất cả chúng ta, ai ai cũng giữ cho mình những hình ảnh những kỉ niệm đẹp của 1 người nào đó trong sâu thẳm trái tim. Và tôi cũng vậy, dành tất cả trái tim mình, tôi khắc sâu hình ảnh đáng kính người mà tôi yêu thương nhất trong đại gia đình thân yêu của tôi- ông ngoại.

Ngoại tôi giờ đã đi thật xa, những sâu thẳm trong trái tim tôi, hình ảnh ông không bao giờ phai nhạt. 1 người đàn ông đẹp lão với vóc dáng thanh mảnh và đôi mắt sâu, cái cửa sổ tâm hồn đượm buồn nhưng tràn đầy sức sống. Đằng sau đôi mắt đó là bao nỗi nhọc nhằn, lo toan mà những vết nhăn chứng minh đã hằn sâu bên khóe mắt. Nhìn vào gương mặt với làn da ngăm ngăm của ông, có lẽ điều nổi bật nhất chính là đôi môi rộng và hàm răng trắng đều tuy tuổi đã cao. Bằng chính đôi môi này ông đã dành cho lũ cháu trẻ chúng tôi những nụ hôn ấm áp, và cũng chính bởi bàn tay chai sận, khô ráp này đã từng nhiều đêm vỗ về cho tôi ngủ, nhiều đêm nhọc nhằn chăm sóc tôi khi ốm mà không có ba mẹ bên cạnh. Ngoại tôi vóc dáng không cao lớn, vạm vỡ như những người đàn ông khác bởi bao lo toan, vất vả không còn làm ông tôi còn cường tráng như thời còn trai trẻ. Cho dù đã già nhưng ngoại tôi không có thậm chí đến một sợi tóc bạc nào ,mái tóc cứ đen như thế mãi. Ngoại giản dị lắm, 1 bữa cơm đạm bạc với vài ba món, cũng chỉ diện bộ quần áo kaki màu xám đã cũ và vẫn đôi dép quai hậu màu đen mà bà ngoại tôi đã kể rằng nó đã theo ông từ thời còn kháng chiến.

Ngoại tôi tính tình hiền lành, nhân hậu. Cái đức tính chăm chỉ làm lụng ấy không lúc nào làm ông có thể nghỉ tay. Bà ngoại tôi luôn nói rằng: "Ông là người chồng tốt nhất nhưng hơi độc đoán!" Có lẽ bà ngoại tôi nói đúng, nhưng tôi tin chắc rằng chính bởi sự độc đoán của mình, ông tôi đã nuôi nấng 10 đứa con nên người, ai ai cũng ngoan ngoãn, cũng học hành đến nơi đến chốn. Tuy vậy, ông ngoại chưa bao giờ dành sự độc đoán của mình cho lũ cháu chung tôi. Ông luôn dành cho chúng tôi sự yêu thương vô bờ bến trong từng cử chỉ dịu dàng, từng lời nói tràn ngập tiếng cười nhưng đằng sau là cả những bài học bổ ích.

Với ông tôi có nhiều kỉ niệm mà có lẽ rằng suốt cuộc đời này, không bao giờ tôi có thể quên được. Biết bao nhiêu kỉ niệm từ thời ấu thơ được ông bồng bế, yêu chiều, được ông hát ru, được ngồi trên những chiếc xe đẩy ông làm,... Tất cả tuy giờ đã vào trong dĩ vãng.

Có 1 kỉ niệm mà tôi nhớ như in, không hề quên dù chỉ là 1 giây phút bé nhỏ về ngày hôm đó. 1 buổi sáng, ông đã đạp chiếc xe quen thuộc của mình để lên nhà đón tôi, 1 buổi sớm mai thật vui và tràn ngập tiếng cười. Cả tối đêm trước, ông đã ngồi hì hục, làm không ngơi tay cho xong chiếc ghế nhỏ trên xe đạp cho tôi. Lúc ông lên nhà, tôi vẫn đang còn ngủ, nhưng không bởi vì thế mà ông đánh thức tôi dậy, ông ngồi ngắm tôi ngủ và còn hát ru tôi ngủ nữa. Nghe tiếng hát của ông, tôi vội choàng mình tỉnh dậy.

- Cháu gái cưng của ông không ngủ nữa à? - Giọng ông dịu dàng

- Dạ không. Để Đen dậy rồi ông ngoại chở Đen đi chơi nha!

Ông khẽ gật đầu. Ông đã tự mình cầm chiếc bàn chải để đánh răng cho tôi, lau mặt cho tôi. Ông vẫn đèo tôi bằng chiếc xe đạp cũ nhưng vs chỗ ngồi mới hơn. Và tôi tin chắc rằng, tôi sẽ được chơi 1 món đồ chơi mới do ông mới tìm ra. Và quả thật vậy, với cả những anh chị họ của tôi nữa. Chơi cả ngày tôi cũng thấm mệt, sau khi được ông cho ăn, tôi ngã lăn vào giấc ngủ. Ông còn mắng các anh chị vì làm ồn không cho tôi ngủ. Tối mẹ xuống đưa tôi về nhà nhưng tôi vẫn muốn ở lại bên ông. Mẹ mắng tôi một trận. Không hiểu sao 2 hàng nước mắt cứ lăn dài ra mãi trên gương mặt của 1 đưa trẻ khi ấy như tôi. Tôi ôm chầm lấy ông vì tôi biết thế nào ông cũng sẽ bênh vực tôi. Ông bế xốc tôi lên và nói với mẹ:

- Tối nay con để cháu ở lại ngủ với ông.

Và thế là mẹ về nhà. Tôi sung sướng vô cùng. Từng ngày lớn lên bên ông, cả tuổi thơ của tôi như ngập tràn trong hạnh phúc.

Vậy mà....

Ngày hôm đó, cả thế giới quanh tôi như sụp đổ khi ba trở về, báo tin ngoại mất. Tôi sững sờ, ngồi sụp xuống đất như1 con búp bê vô hồn. Ông luôn là người thương yêu tôi nhất trên đời, là người luôn che chở, cưng chiều tôi. Vậy mà ông mãi ra đi, để lại trong tôi sự cô đơn và đau khổ. Tưởng chừng như khi ấy, tôi đã phải khóc cạn cả nước mắt, xung quanh như không còn một ai bên cạnh. Tôi không thể tin và cũng không bao giờ muốn tin kể từ nay tôi không được nghe ông kể chuyện, không được nghe tiếng ông vỗ về, k được ông chở trên chiếc xe đạp cũ, không ai đi giữa mưa chỉ để mang cho tôi chiếc áo khoác khi để quên áo mưa ở nhà và cũng không còn được ông ôm vào lòng ru ngủ nữa,...

Hôm nay đã sắp đến ngày giỗ ngoại, thế mà 10 năm đã trôi qua. Từ sau ngày ngoại mất, tôi chẳng thể nào ngủ được, đêm nào nhớ đến ngoại, những hạt pha lê mỏng manh cứ thế vỡ òa trên mí mắt. Nhưng thật sự, dẫu có như thế nào, tôi vẫn phải đứng dậy như lời dặn của ngoại: "Dù sau này ngoại không bao giờ còn bên cháu gái cưng của ngoại nữa thì mỗi khi vấp ngã phải biết tự mình đứng dậy, phải trở thành 1 con người tốt, lúc nào cũng phải vui vẻ, mỉm cười trước cuộc sống"

Tôi sẽ mãi nhớ lời dạy của ngoại và không bao giờ quên được hình ảnh đáng kính của nggoại tôi, người luôn yêu thương và che chở, cưng chiều tôi trong suốt cuộc đời. "Con sẽ luôn nhớ những lời dạy đầy ý nghĩa của ngoại, nhớ mãi những câu chuyện và cả kho ca dao tục ngữ chẳng bao giờ vơi cạn của ngoại con và sẽ luôn làm theo lời ngoại dạy. Ngoại ơi! Đứa cháu gái ngoan hiền của ngoại yêu ngoại nhiều lắm!" Nếu giờ đây có riêng cho mình 1 điều ước tôi sẽ ước mình có thời gian bên ngoại để nói câu nói ấy, để hôn lên gương mặt ngoại, để xáo tan bao nỗi nhọc nhằn trong cuộc sống mà ngoại tôi- người đàn ông tôi yêu thương nhất đã phải trải qua.  

Bài mẫu 4: Ông nội sẽ sống mãi trong lòng tôi

Đứa trẻ nào cũng cần phải có một thiên thần hộ mệnh, người sẽ luôn ở bên để xua đi nỗi sợ hãi và an ủi khi cần thiết hay khích lệ trong lúc khó khăn. Đối với tôi thì thiên thần đó chính là ông. Tuy rằng ông không trẻ và đẹp như những thiên thần mà tôi thường xuyên được nghe nói tới trong các câu chuyện cổ nhưng ông luôn biết cách làm tôi vui và hướng tâm hồn còn non nớt của tôi tới cái thiện, đối với tôi cũng thế cũng đã là quá đủ.

Bài làm

Cứ mỗi khi Tết đến, xuân về là cả nhà tôi ai cũng háo hức chuẩn bị về quê. Việc trở về ngôi nhà nhỏ với mảnh vườn rộng của bà và được nghe những lời hỏi thăm ân cần của cô, dì, chú, bác luôn làm tôi có cảm giác ấm cúng và hạnh phúc. Nhưng cũng chính những lúc sum họp gia đình ấm cúng ấy là lúc tôi nhớ ông nhiều nhất.Ông tôi đã mất được hơn ba năm nhưng tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của ông. Ông có vóc người cao, dáng đi mạnh mẽ và đôi bàn tay rắn rỏi. Đôi mắt ông tuy không còn tinh nhanh như hồi còn trong quân ngũ nữa, nhưng qua đôi mắt ấy tôi vẫn có thể thấy được tình yêu con, thương cháu vô bờ bến. Nhưng điều tôi thích nhất ở ông là bộ râu xoăn bạc trắng mà hồi nhỏ tôi thường cố vuốt cho thẳng. Mỗi lần như vậy ông chỉ cười như muốn nói: “Cháu ông vẫn còn bé quá”.

Đứa trẻ nào cũng cần phải có một thiên thần hộ mệnh, người sẽ luôn ở bên để xua đi nỗi sợ hãi và an ủi khi cần thiết hay khích lệ trong lúc khó khăn. Đối với tôi thì thiên thần đó chính là ông. Tuy rằng ông không trẻ và đẹp như những thiên thần mà tôi thường xuyên được nghe nói tới trong các câu chuyện cổ nhưng ông luôn biết cách làm tôi vui và hướng tâm hồn còn non nớt của tôi tới cái thiện, đối với tôi cũng thế cũng đã là quá đủ.Từ khi tôi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công tác xa nên ông là người thường chăm sóc tôi. Nhiều đêm tôi khóc nức nở vì nhớ mẹ, ông ôm tôi vào lòng, kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích bằng chất giọng Huế nhẹ nhàng và đầm ấm. Tôi rất thích giọng nói của ông, nó trầm và ấm đến kì lạ. Vậy nên ngay khi ông bắt đầu kể chuyện tôi đã cảm thấy ấm áp vô cùng. Những lúc tôi ngã đau, ông thường đỡ tôi dậy, xoa xoa vào chỗ đau rồi ôn tồn bảo: “Cháu nhìn này, chỗ xước này chỉ mấy hôm nữa sẽ khỏi thôi nhưng sau đó cháu sẽ biết đi đứng từ tốn hơn để khỏi ngã”. Và đúng là như thế thật, sau mỗi lần ngã là một lần tôi rút kinh nghiệm đế không lặp lại sai lầm.Khi tôi vào lớp 1, ông tặng tôi con lật đật. Ông bảo con lật đật luôn biết đứng dậy sau khi ngã và ông muốn tôi cũng có phẩm chất đó. Nhẹ nhàng, từng chút một ông đã cho tôi những bài học đường đời đầu tiên để làm hành trang cho mai sau.Lúc tôi lớn hơn một chút nữa, tôi đã nhận thức được nhiều hơn về tầm quan trọng của việc học. Tôi thường bắt ông ngồi hàng giờ nghe tôi đọc những bài khóa tiếng Pháp. Mặc dù ông thậm chí chẳng phân biệt được hai từ “tôi” và “anh” của thứ tiếng xa lạ đó nhưng ôngNhững ngày sau đó, tôi bất đầu đi học bằng xe buýt. Tôi dậy thật sớm để đi bộ ra bến xe đầu phố. Mặc dù không còn được ngủ dậy muộn như xưa nhưng tôi không thây buồn mà lại rất háo hức. Buổi sáng mùa thu thật trong lành, mát mẻ. Bầu trời trong xanh, mây trắng từng đám nối đuôi nhau lững lờ trôi rất êm đềm. Tiết trời đã sang thu nhưng vẫn còn vương lại trên tán lá xanh úa vàng những đốm nắng nhỏ bé, tinh nghịch và thật êm dịu. Bến xe đông người, tôi thấy toàn các anh chị cấp III đứng nói chuyện với nhau rất rôm rả, khuôn mặt ai cũng đều tươi như hoa, sáng láng khiến tôi thấy mình thật đơn độc và tủi thân. Mặc dù không có ai làm gì hay trêu chọc tôi nhưng tôi vẫn cảm thấy rất lạ lẫm và còn ngượng nữa. Tôi không dám đứng lên trên mà cứ nấp đằng sau cái cột điện và mấy người lớn ở phía trước. Từ xa, xe số 16 đi tới càng lúc càng gần tôi hơn. Tôi hồi hộp, nóng lòng chờ đợi mặc dù chỉ còn vài giây nữa là tôi được bước lên xe. Lần đầu tiên đi lên xe buýt, tôi hít thở thật sau, lấy hết sức mình bước lên. Cái xe mà mọi ngày tôi nhìn thấy thật khác so với hôm nay. Lần trước nó đã xả khói vào mặt tôi. Thật là đáng ghét! Nhưng hôm nay trông nó thật đẹp và cánh cửa xe mở to cho mọi người lên như đón chào tôi vậy, tôi cảm thấy mọi thứ thật là kì lạ. Có lẽ là do hôm đó là ngày đầu tiên tôi tự đi học bằng xe buýt. Những tưởng tôi sẽ ngồi sau xe bố mẹ cho đến hết cấp II, ai ngờ tôi có thể tự mình đi học bằng xe buýt. Vậy là tôi đã chiến thắng được chính mình.Ngày lại ngày trôi qua, tôi luôn cô gắng dậy thật sớm để đi học cho kịp chuyến xe. Có những hôm tôi còn nhường chỗ cho người già và em nhỏ mặc dù tôi đứng rất mỏi chân. Như vậy là tôi đã làm được những việc có ích, đã biết nghĩ đến người khác quanh tôi. Hồi trước, tôi tưởng rằng đi xe buýt chỉ có những lợi ích đơn thuần cho mình nhưng về sau tôi đã hiểu rằng tôi đã giúp bố mẹ mình bớt vất vả. Bố mẹ mệt nhọc đi làm, nuôi gia đình thì cũng có lúc nghỉ ngơi. Nếu tôi tự đi bộ ra bến để đi xe thì bố mẹ cũng không phải dậy sớm đưa tôi đi học. Hiểu được sự vất vả của bố mẹ, tôi càng thêm yêu và biết ơn bố mẹ hơn bao giờ hết. Đi xe buýt cũng giúp tôi có thêm nhiều bạn bè hơn, tôi quen được nhiều bạn mới và học được ở họ nhiều đức tính tốt. Tôi thích được nhìn thấy khuôn mặt Hồng luôn mỉm cười, tôi “hợp” cái tính hài hướcvẫn khen tôi có giọng đọc hay và có năng khiếu. Những lời động viên, khích lệ ấy thực sự rất cần thiết đối với một đứa trẻ, mỗi lần nghe những lời nói ân cần ấy tôi lại cảm thấy rất vui và tôi biết rằng mình không đơn độc. Ngay cả khi tôi đập mấy cái bát trong nhà để lấy mảnh sành chơi hay khi tôi phạm lỗi ở lớp phải làm bản kiểm điểm, ông không trách mà chỉ nhìn vào mắt mà bảo: “Cháu có thấy mình có lỗi không?”. Chỉ như vậy thôi nhưng tôi lại cảm thấy rất buồn và hối lỗi bởi tôi biết tôi đã khiến ông thất vọng.Những năm sau đó, bố mẹ tôi được chuyển công tác về gần nhà, ông tôi cũng đã già và yếu nên không lên thăm tôi được. Tôi thì quá bận rộn với việc học và hàng chục kế hoạch khác nên cũng không còn thời gian nhớ tới ông, thậm chí cũng không gọi điện thoại cho ông. Đến khi tôi được biết là ông đã mất thì lúc đó tôi mới chợt nhận ra rằng ông gần gũi với tôi biết bao, rằng bao lâu nay tôi đã vô tình bỏ rơi vị “thiên thần già” của mình...Tôi cũng đã khóc, cũng đã buồn và quan trọng hơn là đã biết biến nỗi buồn thành động lực khiến tôi sống tốt hơn bởi tôi biết ông vẫn ở ngay đây, trong lòng tôi, để nhắc tôi cách đứng dậy sau khi ngã.

Bài mẫu 5: Cô giáo sẽ sống mãi trong lòng tôi

Cô luôn bao dung cho mọi lỗi lầm của chúng tôi. Khi bạn nào trong lớp phạm sai lầm, cô nhẹ nhàng nhắc nhở chứ không la mắng trách phạt gì. Nhưng như vậy càng khiến chúng tôi quyết tâm sửa sai và ngoan ngoãn hơn. Chúng tôi không muốn cô buồn mà mỗi lần chúng tôi mắc lỗi, ánh mắt cô lại buồn rười rượi.

Bài làm

Một mùa xuân nữa lại về, trong khung cảnh nhộn nhịp ồn ào ngoài kia, lớp chúng tôi lại bao trùm một bầu không khí ưu thương. Chúng tôi lặng người ngắm nhìn bức ảnh cô giáo chủ nhiệm lớp 6 đang mỉm cười. Cô - người sống mãi trong lòng tôi đã rời xa thế gian này mãi mãi.

Trong hoài niệm thân thương, những kỉ niệm về cô chợt ùa về. Tháng 8 năm ấy, cô là người đầu tiên dang tay đón chúng tôi vào mái trường trung học cơ sở này. Cô có một cái tên rất hay, Thu Hiền. Các thầy cô trong trường nói tên của cô cũng giống như tính cách cô vậy, dịu dàng và ấm áp, hiền lành. Lớp học trò nào cũng yêu quý cô. Chúng tôi đã trở thành lớp thứ hai mươi lăm mà cô chủ nhiệm. Cô vào trường gần ba mươi năm, tuổi của cô lúc đó đã không còn trẻ nữa.Tôi vẫn nhớ hình ảnh lần đầu tiên gặp cô. Trong tà áo dài màu tím thanh lịch, mái tóc của tuổi quá bốn mươi đã điểm thêm vài sợi bạc, cô mỉm cười hiền hậu với chúng tôi. Chất giọng ấm áp, truyền cảm của cô như trấn an từng tâm hồn đang bỡ ngỡ, sợ hãi. Chúng tôi nhanh chóng hòa nhập môi trường mới dưới sự quan tâm, hướng dẫn của cô. Cô dạy Toán, nhưng tâm hồn lại nhạy cảm, tâm lý như một cô giáo dạy văn.

Những bài giảng của cô chưa bao giờ khiến chúng tôi chán nản. Đứa nào đứa ấy dều háo hức mong chờ đến tiết Toán để được gặp cô. Giờ sinh hoạt cuối tuần cũng nhao nhao hỏi cô đủ thứ chuyện trên đời, đòi nghe câu chuyện về cuộc đời cô và muôn vàn thứ khác. Cô không từ chối những yêu cầu thơ ngây đó mà luôn từ tốn giải đáp. Cô kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện. Đó là những câu chuyện về từng lớp học trò của cô, về gia đình cô và về cả hoài bão thời trẻ của cô.

Cô Hiền chăm sóc chúng tôi như con ruột của chính mình. Chỉ cần nhìn mặt từng đứa là cô có thể đoán được đang vui, đang buồn hay nói dối. Những ngày phải lao động, trời nắng như đổ lửa, cả lớp ai nấy đều lấm tấm mồ hôi. Không biết đứa nào đó hô lên:

- Bây giờ mà được ăn kem thì thích nhỉ?

Chúng tôi ai cũng cười nó, giữa lúc này thì lấy đâu ra kem cơ chứ. Ấy vậy mà ngay sau khi cậu ta dứt lời, một giọng nói quen thuộc chợt vang lên phía sau chúng tôi:

- Kem đây kem đây! Vị nào cũng đủ cả nhé! Cả lớp nghỉ giải lao ăn kem đã nào.

Lớp tôi bốn mươi đứa vui sướng như bầy con đi lạc tìm được mẹ. Cuốc xẻng xô chậu đều vứt xuống cả, ùa tới chỗ cô thi nhau khoe mình đã làm được những gì. Cô mỉm cười khen ngợi tất cả rồi lấy kem cho cả lớp ăn. Vừa ăn cô vừa kể chuyện cười, các lớp khác cũng tò mò nhìn sang lớp tôi. Bao nhiêu mệt mỏi dường như đều tan biến hết. Dần dần chúng tôi quen với sự bảo vệ quan tâm ấy của cô Hiền. Những lúc khó khăn, vất vả cô đều nhanh chóng xuất hiện. Như bạn lớp trưởng hay nói: “Cô giống như Đô – ra – ê – mon ấy. Còn chúng mình là bốn mươi nhóc Nô – bi – ta”. Cô luôn bao dung cho mọi lỗi lầm của chúng tôi. Khi bạn nào trong lớp phạm sai lầm, cô nhẹ nhàng nhắc nhở chứ không la mắng trách phạt gì. Nhưng như vậy càng khiến chúng tôi quyết tâm sửa sai và ngoan ngoãn hơn. Chúng tôi không muốn cô buồn mà mỗi lần chúng tôi mắc lỗi, ánh mắt cô lại buồn rười rượi.

Một năm học nhanh chóng qua đi, chúng tôi lên lớp 7 và nhận giáo viên chủ nhiệm mới. Cô Thu Hiền cũng sẽ chủ nhiệm lớp 6 tiếp theo bước vào trường. Buổi tổng kết cuối năm, cũng là buổi chia tay hôm ấy, chúng tôi khóc nức nở không muốn xa cô. Khóe mắt cô dường như cũng ướt nước mắt, cô mỉm cười trấn an cả lớp:

- Cô vẫn là giáo viên trong trường nên bất cứ khi nào muốn các em đều có thể gặp cô. Khi nào thích thì vào nhà cô chơi nữa, nhà cô trồng nhiều cây ăn quả lắm nhé!

Nghe vậy, dù đang khóc nhưng bốn mươi cái đầu vẫn gật gật đồng ý. Chúng tôi lên lớp 7 và vẫn thường xuyên đến thăm cô. Những ngày 20 tháng 11, ngày 8 tháng 3 hay lễ tết, cả lớp lại tụ họp đông đủ ở nhà cô. Nhưng vui vẻ không được bao lâu, đầu năm học lớp 8, chúng tôi biết tin cô bị ung thư vòm họng. Thanh âm của cô mất dần, mất dần. Cô không thể lên lớp giảng bài được nữa. Chúng tôi đến tìm cô nhưng không gặp vi cô phải ở lại bệnh viện chữa trị.

Bất ngờ, chúng tôi nhận được tin dữ, cô ra đi tại bệnh viện. Cô nhờ con gái chuyển cho tập thể lớp 6A chúng tôi ngày trước một lá thư. Cô dặn dò và chúc cả lớp học giỏi, cô nói cô yêu thương chúng tôi như con ruột. Chúng tôi nhìn dòng chữ quen thuộc của cô mà không kìm được nước mắt. Từ nay, chúng tôi không thể gặp lại cô nữa.

Ngày hôm nay, chúng tôi cùng nhau ngắm lại bức ảnh của cô để hoài niệm và cùng khắc ghi những tình cảm đẹp nhất với cô. Chúng tôi cùng tiễn đưa người mà chúng tôi kính trọng, yêu quý, người sẽ sống mãi trong lòng chúng tôi – cô Thu Hiền.

Từ khóa » Bạn ấy Sống Mãi Trong Lòng Tôi