Người Bệnh đái Tháo đường Có Nên ăn Trái Vải? - Tâm Anh Hospital

Vải đang vào mùa, loại trái cây này được nhiều người Việt Nam yêu thích. Vải có vị ngọt, liệu người bệnh đái tháo đường có nên ăn hay không?

người bệnh tiểu đường có được ăn trai vải không

Ăn tối đa 6 trái vải một ngày

Bác sĩ Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho hay, trái vải cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng quan trọng cho cơ thể. Trong 100g trái vải tươi chứa 16,5 gam carbohydrate, 0,83 gam protein, 0,44 gam chất béo, 1,3 gam chất xơ, 15,2 gam đường và 71,5 miligam vitamin C.

Trái vải cũng giàu chất xơ sẽ làm chậm quá trình hấp thu các dưỡng chất khác trong bữa ăn, giúp người bệnh hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Chưa kể, trái vải không có cholesterol xấu hoặc chất béo bão hòa là một lựa chọn dành cho người bệnh đái tháo đường.

Vậy mỗi ngày ăn bao nhiêu trái vải là đủ? Theo bác sĩ Duy, bệnh nhân đái tháo đường khi lựa chọn trái cây hay thực phẩm giàu carbohydrate nên kiểm tra chỉ số đường huyết (GI). Đây là chỉ số giúp xác định một loại thức ăn gây tăng đường huyết nhiều hay ít khi vào cơ thể trên thang điểm từ 1 (làm tăng đường huyết rất ít) đến 100 (làm tăng đường huyết cao và nhanh). Các thực phẩm có chỉ số GI cao được xác định là trên 70, người bệnh đái tháo đường cần hạn chế ăn nhóm thực phẩm này, chỉ nên ăn số lượng ít và thỉnh thoảng. Nhóm có mức độ GI thấp (20 – 49) gồm: Táo, bơ, cherry, bưởi, đào, lê, mận, dâu tây,…; nhóm có mức độ GI trung bình (50 – 69) gồm: Trái vải, sung, nho, trái kiwi, xoài, cam, nho khô, chuối có vỏ còn xanh,…

Banner BVĐK Tâm Anh Quận 8 content
Người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn vải
Người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn vải nhưng ăn rất hạn chế, khoảng 6 trái vải trong ngày.

Trái vải có chỉ số đường huyết là 57 (thuộc nhóm trung bình). Do đó, khi ăn vải, đường glucose sẽ được giải phóng chậm rãi và ổn định, không gây ra tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột. Nhưng nếu ăn quá nhiều trái vải có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. (1)

Tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ đưa ra chế độ dinh dưỡng khác nhau, nhưng lượng đường trung bình người tiểu đường có thể ăn vào một phần trái cây tương đương 15g đường/ngày. Mỗi loại trái cây có lượng đường khác nhau, do đó tùy vào loại trái cây mà người bệnh ăn ít hay nhiều.

Ví dụ, trong một phần trái cây chứa 15g đường thì tương đương 6 trái vải. Do đó, người bệnh vẫn có thể ăn vải nhưng ăn rất hạn chế. Và khi ăn đủ 6 trái vải trong ngày thì không nên ăn thêm trái cây khác sẽ làm tăng hàm lượng đường máu cho cơ thể. Nếu người bệnh không thích ăn vải thì có thể sử dụng 2 trái kiwi hoặc 7 trái dâu tây, hay 14 trái cherry nhỏ, 1 trái táo/lê/cam/quýt/chuối/bơ, 1 lát (dày 5cm) đu đủ/bưởi/xoài/dứa.

Ăn uống cân bằng, không kiêng khem quá mức

Theo bác sĩ Võ Trần Nguyên Duy, về nguyên tắc cơ bản, người bị đái tháo đường cần hạn chế ăn tinh bột (carbohydrate), các thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt). Ngược lại, người bệnh tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa acid béo không bão hòa từ các nguồn thực phẩm cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng… và rau xanh, trái cây ít ngọt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Đồng thời, người bệnh tiểu đường kèm các bệnh khác nhau sẽ có chế độ ăn riêng biệt. Cụ thể, người bệnh tiểu đường kèm gout cần hạn chế thực phẩm có nhiều purine như thịt bò, hải sản (tôm, cá mòi, cá cơm,…), không uống rượu, bia. Người bệnh tiểu đường có biến chứng tim mạch nên hạn chế muối, thức ăn có nhiều cholesterol như da, mỡ (trừ mỡ cá), món chiên, xào, nướng và thực phẩm chế biến sẵn.

Thực phẩm cân bằng dinh dưỡng
Chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh duy trì đường huyết, đảm bảo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Nhiều người khi biết mắc bệnh tiểu đường đã kiêng khem quá mức hoặc ăn uống không cân bằng nên cơ thể không đủ dưỡng chất khiến sức khỏe suy kiệt, ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị. Khi sức khỏe yếu, hệ miễn dịch suy giảm, người bệnh lại dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác như lao phổi, nhiễm trùng huyết,… Đồng thời, chế độ ăn kiêng khem quá mức có thể khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng tâm lý.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Theo bác sĩ Duy, người bệnh đái tháo đường nên khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường, khoa Dinh dưỡng tiết chế,… để được phân tích, xây dựng khẩu phần ăn chi tiết cho từng cá thể hóa và vận động phù hợp. Điều này giúp bệnh nhân kiểm soát lượng đường huyết vừa cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động sống hàng ngày.

Từ khóa » đái ăn