Người Bệnh đau Dạ Dầy Nên ăn Uống Sao Cho Tốt - Medinet

Bệnh đau dạ dầy (stomachage) được xem như một loại bệnh khó chữa, và người bệnh đau dạ dầy có thể xin hưởng trợ cấp tiền người tàn phế (disability benefit), nói như thế cho các bạn thấy căn bệnh đau dạ dầy rất khó chữa, đau đớn khó chịu vô cùng nhất là cho những người hay ăn nhậu vô chừng.

Dạ dầy chúng ta chỉ có một duy nhất, vậy mà đa số chúng ta lại thường bỏ quên không biết thương lấy nó, dạ dầy là một bộ phận trung thành làm việc không hề biết mệt mỏi từ lúc chúng ta lọt lòng cho tới mãi tận khi nhắm mắt, vậy hà cớ chi chúng ta lại hành hạ dạ dầy chúng ta như thế.

Sao lại bảo là hành hạ chứ? Thật vậy, bởi các bạn có ăn khuya không, các bạn có đôi khi ăn quá độ, hoặc tham ăn hoặc ăn thêm ăn dặm mặc dù bao tử chúng ta đã quá....no! Đôi khi lại bỏ đói dạ dầy cho tiết ra nhiều chất acid...chơi! Cho dạ dầy các bạn đau...chơi! Không thương tiếc vậy đó. Đây chính những hành động "hành hạ" dạ dầy trung thành chúng ta các bạn. Người bị đau dạ dầy không được ăn uống tùy tiện nếu không bệnh sẽ nặng hơn khiến dạ dầy bị đau nhiều hơn. Các bạn có thể hoàn toàn loại bỏ các triệu chứng này bằng cách tuân thủ các qui tắc cơ bản trong khâu ăn uống.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Đau bao tử nên ăn gì và ăn như thế nào? Những năm gần đây do tiến bộ trong y khoa, bệnh đau bao tử được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc chế độ ăn cũng quyết định kết quả điều trị và giúp bệnh đau bao tử không bị tái phát. Gánh nặng của niêm mạc bao tử (mucosal stomach): bắt đầu từ một đợt đau cấp tính, có thể do nhiễm vi khuẩn HP (helicobacter pylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng sinh được coi là yếu tố quan trọng làm việc tăng lực tấn công lên hàng rào bảo vệ niêm mạc bao tử. Vì thế, niêm mạc bao tử có thể bị trượt, sung huyết thậm chí xuất hiện ổ loét. Tùy vị trí nhiễm trùng hoặc loét khác nhau ra sao mà có các tên gọi nhiễm trùng bao tử, bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, nhiễm trùng tá tràng.... Nếu không chữa trị kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dầy dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu bệnh nhân bị nhiễm trùng loét mãn tính. Người bệnh phải chung sống với cảm giác đau đớn khi công việc căng thẳng, lo lắng buồn phiền, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc không được nghỉ ngơi. Hơn nữa, thói quen người bệnh uống kháng sinh, khi thấy đỡ lại dừng, nhưng triệu chứng giảm không có nghĩa bao tử hoàn toàn bình phục. Trong khi đó, ngày nào cũng phải tiếp xúc với từng ấy thức ăn, chất kích thích, thậm chí đồ nhiễm khuẩn, niêm mặc bao tử có thể lại kích ứng tái phát nhiễm trùng bất cứ lúc nào. Điều này giải thích tại sao bệnh đau bao tử cứ hay tái phát đi phát lai là thế.

QUI TẮC ĂN UỐNG TRONG BỆNH ĐAU BAO TỬ

Từ khóa » Dạ An Vị Có Tốt Không