Người Bệnh Tiểu đường Có được ăn Chuối Không? Nguyên Tắc Khi ...

Tiểu đường - Đừng coi thường Người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không? Nguyên tắc khi ăn chuối khi mắc bệnh tiểu đườngNgười bệnh tiểu đường có được ăn chuối không? Nguyên tắc khi ăn chuối khi mắc bệnh tiểu đườngChuối là thực phẩm có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng nên ăn chuối. Vậy người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không?NỘI DUNG::
  • 1. Những lợi ích của chuối đối với sức khỏe
  • 2. Tiểu đường có được ăn chuối không?
  • 3. Nguyên tắc khi ăn chuối của bệnh nhân tiểu đường

Chuối là trái cây rất giàu dinh dưỡng, được khuyến cáo nên sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình một quả chuối chứa khoảng 14 gram đường và 6 gram tinh bột giúp cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể. Tuy nhiên, chuối cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Vậy người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không? Bệnh nhân cần lưu ý gì khi ăn loại trái cây này?

1. Những lợi ích của chuối đối với sức khỏe

Chuối không những là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh.

Theo các số liệu nghiên cứu, trong 100 gram thịt chuối cung cấp các chất dinh dưỡng sau: 92 calo, 1.03 protein, 1mg natri, 29mg magie, 20mg photpho, 0.16mg kẽm… Không những vậy, chuối còn rất giàu chất xơ, kali, sắt và một số loại vitamin khác.

Người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không? Nguyên tắc khi ăn chuối của bệnh nhân tiểu đường - Ảnh 1.

Chuối là trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, có nhiều lợi ích với sức khỏe - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

+ Sai lầm khi ăn trái cây, vừa không "vào người" lại phản tác dụng

+ Cách làm trắng răng bằng vỏ chuối chỉ với 4 bước đơn giản

Dưới đây là những lợi ích của chuối với sức khỏe:

- Tăng cường thị lực: Trong thành phần của chuối có chứa Vitamin C, vitamin A giúp tăng cường thị lực cho mắt. Không những vậy, Beta Caroten, Vitamin E, Lutein có trong chuối còn giúp chống oxy hóa, rất có lợi cho sức khỏe của mắt, giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

- Giải độc cơ thể: Ăn chuối là phương pháp tự nhiên giúp giải độc cơ thể rất hiệu quả nhờ trong thành phần của chuối có chứa nhiều Pectin. Trên thực tế, Pectin là hoạt chất giúp tăng bài tiết thủy ngân lên đến 150% trong vòng 24 tiếng khi ăn chuối.

- Cung cấp năng lượng: Trong chuối có rất nhiều năng lượng, giàu glucose. Vì vậy, ăn loại quả này trước khi tập luyện và sau khi tập luyện giúp cung cấp nhiều năng lượng, phục hồi nhanh chóng.

- Bổ sung sắt: Chuối là thực phẩm chứa nhiều sắt nên rất tốt cho những người thiếu máu.

- Chống lại căn bệnh ung thư: Trong chuối có chứa chất chống oxy hóa Delphinidin có đặc tính chống lại các khối u. Các nghiên cứu cho thấy, sử dụng Delphinidin vào tế bào ung thu dạ dày có thể giúp ức chế sự phát triển của khối u.

Ngoài ra, chuối còn có tác dụng trong việc giảm huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa...Tuy nhiên, cần lưu ý, dù có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng ăn được chuối.

2. Tiểu đường có được ăn chuối không?

Bên cạnh các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, trong chuối còn chứa hàm lượng đường rất cao, nhất là trong những quả chuối chín. Đường trong chuối chủ yếu là đường đơn do tinh bột chuyển hóa thành. Vì thế, người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không là băn khoăn của rất nhiều người.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ, chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, tránh bệnh diễn tiến phức tạp.

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường là tránh xa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Trong khi đó, chuối là thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 42 - 62, nằm ở mức thấp hoặc trung bình tùy theo độ chín của chuối.

Vậy tiểu đường có được ăn chuối không? Theo các bác sĩ, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn chuối nếu ăn vừa đủ và ăn đúng cách.

Dưới đây là những lợi ích của chuối với bệnh nhân tiểu đường:

- Chuối chứa chất xơ, có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu: Trong thành phần của chuối có chứa nhiều chất xơ. Các nhà nghiên cứu cho biết chất xơ đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường vì nó có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs. Từ đó, người bệnh tiểu đường ăn chuối có thể kiểm soát lượng đường trong máu, tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.

Người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không? Nguyên tắc khi ăn chuối của bệnh nhân tiểu đường - Ảnh 2.

Lượng chất xơ có trong chuối hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu - Ảnh Internet.

- Chuối xanh có chứa tinh bột kháng, giúp ổn định đường huyết: Tinh bột kháng là những chuỗi glucose dài, có trong những quả chuối chưa chín. Khi vào cơ thể, tinh bột kháng hoạt động tương tự như chất xơ, giúp ổn định chỉ số đường huyết.

Không những vậy, tinh bột kháng còn có tác dụng giúp đẩy mạnh hoạt động của các vi khuẩn tốt, tăng quá trình trao đổi chất và kiểm soát đường huyết. Tác dụng này biểu hiện rõ ràng hơn ở bệnh nhân tiểu đường type 2, cụ thể là giảm viêm và tăng độ nhạy insulin.

Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng trong chuối chín có chứa chất Tumor Necrosis Factor (viết tắt là TNF) - loại chất có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường xuất hiện trong cơ thể, từ đó giúp ngăn chặn sự khởi phát của một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Với những công dụng trên, câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường có được ăn chuối không là có, người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua việc bổ sung chuối vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Tuy nhiên, người bệnh cần ăn chuối đúng cách.

3. Nguyên tắc khi ăn chuối của bệnh nhân tiểu đường

Mặc dù chuối là thực phẩm lành tính, có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu người bệnh tiểu đường ăn chuối không đúng cách có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe.

Dưới đây là những lưu ý khi ăn chuối bệnh nhân tiểu đường cần phải ghi nhớ:

- Cách chọn chuối cho người tiểu đường: Người bệnh nên ăn chuối không quá chín để hàm lượng đường thấp hơn so với chuối chín. Theo các thống kê, trong một quả chuối chín có thể có chỉ số đường huyết trung bình khoảng 60, trong khi đó chuối vừa chín chỉ có chỉ số đường huyết chừng 40.

- Ăn chuối vừa đủ: Ăn bao nhiêu chuối là đủ đối với người bị tiểu đường là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, người bị bệnh tiểu đường chỉ ăn khoảng 1 quả chuối một ngày là đủ hoặc có thể 2 quả đối với những loại chuối có kích thước nhỏ hơn.

Người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không? Nguyên tắc khi ăn chuối của bệnh nhân tiểu đường - Ảnh 3.

Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn một quả chuối một ngày - Ảnh Internet.

Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý không lạm dụng chuối, không ăn liên tục trong nhiều ngày, chỉ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý, không nên ăn chuối cùng bánh kẹo hay nước ngọt, cách bữa ăn chính ít nhất 30 phút.

- Không nên uống sinh tố chuối: Người bệnh tiểu đường uống sinh tố chuối được không? Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng sinh tố chuối lại không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là vì sinh tố chuối có chứa hàm lượng đường khá cao, điều này có khả năng cao làm gia tăng chỉ số đường huyết và làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc tiểu đường có được ăn chuối không. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ngoài việc bổ sung chuối vào trong thực đơn ăn uống, bệnh nhân tiểu đường cần tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm khác như: táo, kiwi, dưa hấu, bưởi…

Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc tiểu đường nên kết hợp song song với lối sống lành mạnh và điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đẩy lùi căn bệnh nhanh chóng.

Người bệnh tiểu đường có được ăn chuối không? Nguyên tắc khi ăn chuối khi mắc bệnh tiểu đường - Ảnh 5.

Gợi ý những đồ ăn vặt cho người tiểu đường vừa thơm ngon vừa tốt cho quá trình điều trị bệnhTác giả: Ngọc Điệp Theo Doanh nghiệp tiếp thị Link bài gốc Link bài gốc Copy link

  • Chia sẻ
Từ khóa:
  • tiểu đường có được ăn chuối không
  • Tiểu đường - Đừng coi thường
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Tăng cường hệ miễn dịch

Bạn thường quan tâm đến các vấn đề sức khỏe gì dưới đây ? Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường Béo phì Bướu cổ Suy tuyến yên Đăng ký nhận tin

Vui lòng nhập Email của bạn

Hoàn thành

Bài viết đọc nhiều

Chuyên gia hướng dẫn cách làm sạch cặn bã trong đường ruột không phải ai cũng biết Dừng ngay những thói quen khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng này Sáng 8-3, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay 5 tư thế yoga tốt cho bệnh cao huyết áp Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát phổ biến nhất Tiêm vaccine Covid-19 gây đau đầu có phải triệu chứng bất thường?

Bài viết cùng chủ đề Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

10 nguyên tắc ăn uống giúp người bệnh đái tháo đường yên tâm ăn Tết 10 nguyên tắc ăn uống giúp người bệnh đái tháo đường yên tâm ăn Tết Bệnh nhân tiểu đường nên uống nước gì vào mùa hè để không làm tăng đường huyết mà vẫn giải nhiệt? Bệnh nhân tiểu đường nên uống nước gì vào mùa hè để không làm tăng đường huyết mà vẫn giải nhiệt? Mắc đái tháo đường uống sữa được không? Bệnh nhân tiểu đường nên uống sữa gì? Mắc đái tháo đường uống sữa được không? Bệnh nhân tiểu đường nên uống sữa gì?

Lưu ý về chỉ số thực phẩm

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Quiz: Người tiểu đường kiêng ăn gì? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tìm hiểu về cách sử dụng ngũ cốc cho người tiểu đường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bác sĩ Trần Quốc khánh chỉ ra 7 loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Biến chứng

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Hơi thở có mùi trái cây là bệnh gì? Cách chữa hơi thở có mùi nhanh nhất không phải ai cũng biết [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tìm hiểu về những biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bệnh võng mạc tiểu đường là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Điều trị

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bật mí 8 cách hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường dân gian đơn giản mà hiệu quả [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Những sai làm thường gặp khi điều trị đái tháo đường tại nhà [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài: Bí quyết chữa bệnh đơn giản tại nhà

Sống chung với tiểu đường

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 4 cách đi bộ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, người tiểu đường không nên bỏ qua [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 7 lời khuyên để người bị tiểu đường ngủ ngon hơn vào mùa hè [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tiêm phòng cúm có khiến lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường tăng lên không?

Xét nghiệm và chẩn đoán

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 7 dấu hiệu cho thấy đường máu đang dần ổn định và bình thường trở lại [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Hướng dẫn chi tiết từ A tới Z cách thử tiểu đường tại nhà [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Đáo tháo đường type 1: Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán

Phòng tránh

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Nâng cao sức khỏe tim mạch để phòng tránh bệnh tiểu đường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 9 loại gia vị giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Nếu bị đường huyết cao, bạn nên làm 8 điều sau để không "rơi vào vòng xoáy" tiểu đường

Nguyên nhân

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Sử dụng đèn ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Ăn đêm dễ khiến bạn dễ bị đái tháo đường hơn [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Chuyên gia giải đáp thắc mắc uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không?

Tiền tiểu đường

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tiền tiểu đường có chữa được không? Nên ăn gì và kiêng gì? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 4 sai lầm cần tránh ở người bị tiền tiểu đường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Những người trong giai đoạn tiền tiểu đường cần tham khảo chế độ ăn uống như thế này để đẩy lùi bệnh

Dấu hiệu nhận biết

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Sưng phù bàn chân là bệnh gì? Sưng bàn chân có phải dấu hiệu bệnh tiểu đường? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Đau nhói ở ngón chân cái như bị kim châm là bệnh gì? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 7 dấu hiệu xuất hiện vào buổi sáng cảnh báo bệnh tiểu đường

Tổng quan

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Các giai đoạn của bệnh tiểu đường: giai đoạn nào dễ biến chứng ? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Người mắc bệnh tiểu đường sống được bao lâu? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Các vấn đề sức khoẻ liên quan

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Biến chứng tiểu đường mất ngủ và những điều cần biết [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tiểu đường type 1 ảnh hưởng đến sinh lý nam giới như thế nào? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Rối loạn tình dục ở người bị đái tháo đường

Tiểu đường Type 1

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Người bị tiểu đường type 1 cần sinh hoạt như thế nào? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Lưu ý về nguồn dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 1 [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Chế độ ăn cho bệnh nhân mắc tiểu đường type 1

Tiểu đường Type 2

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Thông tin y học: Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể thuyên giảm không cần dùng thuốc [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Chế độ ăn Địa Trung Hải xanh giúp giảm cân, tránh tiểu đường

Tiểu đường trẻ em

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? COVID-19 có gây tiểu đường type 2 ở trẻ không? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ em bị tiểu đường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Kiểm soát đường huyết ở trẻ em bằng cách nào?

Tiểu đường thai kỳ

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Gợi ý thực đơn cho những mẹ bầu bị tiểu đường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Làm thế nào để điều trị tiểu đường thai kỳ?

Câu hỏi thường gặp

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Kiểm soát đường huyết ở trẻ em bằng cách nào? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Điều trị tiểu đường trẻ em như thế nào? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Như thế nào là bệnh tiểu đường type 3?

Tin tức

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Sử dụng đèn ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Nguy cơ sức khỏe với người bệnh tiểu đường trong mùa nắng nóng và cách phòng tránh [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tiểu đường type 1 ở trẻ em: Không điều trị kịp thời có thể tử vong! Hỏi bác sỹBS. Nguyễn Xuân KiênBS. Nguyễn Xuân KiênBác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108Ths-BS Nguyễn Đình VươngThs-BS Nguyễn Đình VươngKhoa Ngoại Tổng hợpTư vấn và giải đáp những khúc mắc về bệnh Tiểu Đường từ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Đọc nhiều nhất

Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai

Từ khóa » Chuối Với Người Tiểu đường