Người Bệnh Xơ Gan Nên ăn Uống Như Thế Nào ?

Nguyên tắc chung (áp dụng cho hầu hết bệnh nhân xơ gan):
  • Tuyệt đối không uống rượu.
  • Nên ăn ít nhất 4 bữa trong ngày (3 bữa ăn chính, 1-2 bữa ăn phụ), trong đó duy trì bữa ăn phụ vào buổi tối (khoảng 8-9 giờ tối) với thức ăn nhẹ hay thức uống, sữa có hàm lượng cao chất BCAA (acid amin phân nhánh) là quan trọng, vì sẽ tốt cho gan và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Ăn chất tinh bột đường (cơm, bún, miến...) nhiều hơn so với bình thường sẽ giúp gan dữ trữ lại nguồn năng lượng bị hao hụt trong ngày.
  • Lượng đạm (thịt, cá, đậu hũ...) cần ăn trong ngày cũng tương tự lúc bình thường: 80 - 100g cá (không tính xương), thịt nạc hoặc đậu hũ cho mỗi bữa ăn. Đạm từ cá và sữa có lợi cho người bệnh gan vì dễ tiêu hóa.
  • Không cần giảm béo nhiều, ăn lượng vừa phải vì chất béo giúp hấp thu nhiều vitamin (A, D, E, K) và tham gia rất nhiều các hoạt động chức năng của cơ thể (tái tạo lại tế bào, miễn dịch, đông máu...). Chỉ ăn ít trong trường hợp khó tiêu hay vàng da ứ mật. Nên ăn chất béo từ cá (cá thu, trích, ngừ hoặc cá hồi) và từ các loại dầu ăn.
  • Hạn chế (cữ) thức ăn nhiều cholesterol, mỡ động vật (mỡ heo, bò, nội tạng hoặc da heo, gà, vịt).
  • Tăng cường chất khoáng, chất xơ và vitamin từ rau, củ và trái cây tươi: 100 - 120g rau, củ cho mỗi bữa ăn, trái cây 200 -300g trong ngày.
ruou bia minh anh
Người bệnh xơ gan cần tránh rượu bia, thuốc lá

►ARFI – CÔNG NGHỆ TẠO ẢNH SIÊU ÂM ĐÀN HỒI MÔ: chuyên biệt phát hiện sớm xơ gan và gan nhiễm mỡ. Đây là kỹ thuật không xâm lấn, cho kết quả chính xác tương đương với sinh thiết gan (kỹ thuật gây đau và tốn kém).

►AI DỄ BỊ XƠ GAN ?

PHƯƠNG THỨC ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ GAN NHƯ THẾ NÀO?

Riêng trong trường hợp xơ gan cổ trướng, cần lưu ý thêm:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (4-6 bữa ăn), trong đó nên duy trì bữa ăn tối với sữa là rất cần thiết.
  • Ăn đầy đủ dinh dưỡng như người bình thường. Trong trường hợp vàng da ứ mật cần giảm lượng béo (dầu, mỡ) có trong khẩu phần ăn.
  • Trong tuần thường xuyên ăn đạm từ cá hay đạm thực vật như các loại đậu, đậu hũ.
  • Ăn lạt (nêm ít hơn 1 muỗng cà phê muối gạt ngang cho cả ngày), hoặc hạn chế nêm nước mắm, bột ngọt hoặc bột canh hay hạt nêm. Không chấm thêm muối khi ăn trái cây. Không ăn hoặc ăn rất ít những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt.
  • Lượng nước sử dụng trong ngày tùy thuộc vào mức độ phù, báng bụng hoặc chức năng thận, cần được hướng dẫn của bác sĩ.
Trường hợp bệnh kèm đái tháo đường, cần lưu ý thêm:
  • Ăn bớt lượng chất tinh bột đường (cơm, xôi, bánh mì, bánh phở, khoai tây...): thường 1 chén cơm lưng cho mỗi bữa ăn hoặc 1 ổ bánh mì nhỏ hoặc 1 chén bánh phở...
  • Nên ăn gạo ít chà xát hay gạo lức để tăng cường chất xơ.
  • Hạn chế ăn trái cây ngọt (sầu riêng, xoài chín, mít, nho ngọt, chuối...) thay vào đó có thể ăn 100 -120g cho 1 lần, ăn 2 lần trong ngày một trong các loại như táo, lê, dâu tây, mận chua.
  • Trong trường hợp khó kiểm soát đường huyết, tốt nhất cần được tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.
Trong trường hợp lơ mơ hoặc hôn mê:
  • Bệnh nhân phải được điều trị trong bệnh viện.
  • Tùy tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ đưa ra phương thức dinh dưỡng bệnh nhân phù hợp, có thể đặt ống thông qua mũi tới dạ dày để nuôi ăn hoặc truyền chất dinh dưỡng trực tiếp vào máu.

Những chất nào có lợi trong bệnh xơ gan?

Thức ăn hay thức uống, sữa giàu acid amin phân nhánh, loại acid amin này đặc biệt có lợi cho bệnh nhân xơ gan vì:

  • Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Giúp cơ thể tổng hợp đạm tốt hơn.
  • Cải thiện chức năng gan.
  • Giảm khả năng nhập viện.
  • Phòng bệnh não gan (hôn mê gan).

Acid amin phân nhánh có nhiều trong đạm thực vật như đậu đỗ hay sữa dành cho bệnh nhân gan.

Khoáng chất và vitamin sẽ giúp:

  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể.
  • Duy trì tốt cho các hoạt động chức năng của cơ thể.

Trường hợp ăn không đủ trái cây hay rau, củ xanh người bệnh có thể bổ sung thêm viên đa sinh tố (B, C Complex).

Chất xơ:

  • Giúp phòng táo bón, vì táo bón ở bệnh nhân xơ gan nặng là bất lợi, làm tăng nguy cơ hôn mê gan.
  • Chất xơ lấy từ rau xanh, củ hay trái cây hoặc sản phẩm có hàm lượng cao chất xơ tan.
Theo dõi sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến bác sĩ là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát xơ gan không tiến triển nặng hơn và dẫn tới ung thư gan.

Từ khóa » Dinh Dưỡng Bệnh Xơ Gan