Người Bị Bệnh Tiểu đường ăn Bún được Không Và Cần Lưu ý Gì?
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Bệnh tiểu đường ăn bún được không là thắc mắc của đa số người bị bệnh tiểu đường khi chế độ ăn phải hạn chế tinh bột. Vậy ăn bún có ảnh hưởng tới lượng đường trong máu và có hại cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường không? Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về câu trả lời nhé!
1. Tiểu đường có ăn được bún không?
Bún thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp Gl = 26,5. Do đó, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bún. Tuy nhiên, do hàm lượng carbohydrate tinh chế tương đối cao và trong bún gần như không có chất xơ nên người bệnh chỉ nên ăn một lượng bún vừa phải và ăn kèm với rau, chất xơ để hạn chế tình trạng đường huyết tăng nhanh sau ăn.
Thông thường, trong 100g bún tươi sẽ cung cấp cho chúng ta khoảng 0,5g chất xơ, 25 – 30g tinh bột, 1 – 2g protein, 110 – 120 calo và một số khoáng chất như sắt, canxi, magie, natri…
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, bún có thể sử dụng thêm một số chất phụ gia, khi dùng lâu dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe như: Hàn the, chất huỳnh quang (Tinopal), chất tẩy trắng và chất làm chua nên cần lưu ý khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Gạo lứt và bệnh tiểu đường: Có nên ăn không? Cách ăn đúng?
- Ăn kiêng bệnh tiểu đường: Top 12+ loại đồ ăn, thức uống cần tránh
2. Lưu ý khi ăn bún để tốt cho người bệnh tiểu đường
Ăn bún đúng cách không chỉ giúp kiểm soát tốt đường huyết mà còn giúp bổ sung các dưỡng chất, cung cấp năng lượng cho người bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, để có được hiệu quả tốt nhất từ bún, người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không ăn quá nhiều bún: Trong bún có chứa nhiều carbohydrate tinh chế, dễ làm tăng đường huyết sau ăn. Chính vì vậy, người bệnh không nên ăn quá nhiều bún mà chỉ ăn khoảng 3 – 4 lần/tuần. Tần suất này vừa giúp người bệnh đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn vừa tốt cho việc kiểm soát đường huyết.
- Hạn chế ăn kèm thịt đỏ như bò, thịt lợn nhiều mỡ: Trong thịt đỏ và thịt lợn nhiều mỡ có chứa nhiều chất béo bão hòa. Khi kết hợp cùng bún dễ làm tăng đột biến lượng đường trong máu sau ăn.
- Ăn kèm chất xơ, rau xanh: Trong bún gần như không có chất xơ, đây là một nguyên nhân làm tăng sự hấp thụ đường glucose ở niêm mạc ruột và khiến lượng đường máu tăng sau ăn. Các chất xơ có trong rau có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose máu. Nhờ đó, lượng đường máu sau ăn sẽ giữ được ở mức ổn định. Ngoài ra, các chất xơ còn làm tăng cảm giác no, giúp người bệnh hạn chế được lượng bún ăn sau đó. Khi ăn bún, người bệnh nên ăn rau: bún với tỷ lệ 2: 1 và ăn rau trước để kiểm soát tốt đường huyết sau ăn.
- Hạn chế ăn bún cùng nước hầm xương: Nước hầm xương thường được nấu lâu, do đó sẽ sản sinh ra nhiều chất béo không lành mạnh như chất béo chuyển hóa. Chính vì vậy, thay vì sử dụng cùng nước hầm xương khi ăn bún, người bệnh tiểu đường có thể ăn bún trộn kết hợp với hải sản, cá, nấm, rau củ… Vừa ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng mà không lo tăng đường huyết.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên, một ngày nên kiểm tra ít nhất 3 lần vào các thời điểm: lúc đói, sau khi ăn và đi ngủ. Nếu thấy đường huyết luôn tăng sau khi ăn bún, người bệnh nên hạn chế lại tần suất ăn bún, ăn kèm thêm nhiều rau…
- Mua bún ở nơi uy tín: Do bún thường được cho thêm các chất hàn the, tẩy trắng, chất huỳnh quang,… để làm tăng độ dai và trắng của bún.Vì vậy, khi mua bún, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở bán uy tín, đảm bảo chất lượng để mua.
- Có thể sử dụng bún gạo lứt: Gạo lứt có chỉ số đường huyết là 68 thấp hơn so với chỉ số đường huyết là 73 của gạo trắng. Chính vì vậy, người bị tiểu đường ăn bún gạo lứt sẽ có chỉ sốđường huyết thấp hơn và tốt hơn so với bún gạo trắng. Ngoài ra, gạo lứt có chứa hàm lượng chất xơ và magie cao, giúp làm giảm đáng kể lượng đường máu sau ăn và giảm nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiểu đường ăn được bánh mì không?
- Bệnh tiểu đường ăn được mì tôm không?
- Bệnh tiểu đường có nên ăn miến không?
3. Gợi ý 2 món bún cho người tiểu đường
Sau khi đã giải đáp bệnh tiểu đường có thể ăn được bún thì chúng tôi sẽ giới thiệu đến người bệnh 2 loại bún và cách chế biến phù hợp với chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Đó là bún nấu nấm chay và bún măng gà.
3.1. Bún nấu nấm chay
Bún nấu nấm chay là món ăn tốt cho người bệnh tiểu đường, không có sử dụng nước hầm xương và thịt đỏ. Thành phần chính của món bún nấu nấm chay là bún và nấm.
Nấm được xem là một loại rau trắng và có chỉ số đường huyết rất thấp Gl = 10 – 15, chính vì vậy, nấm sẽ không làm tăng đường máu của bạn sau ăn. Trong nấm có chứa các chất có hoạt tính sinh học polysaccharide có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường.
Cách làm bún nấu nấm chay rất đơn giản cho người bệnh tiểu đường.
Nguyên liệu: 200g bún, 100g sườn non chay, 150g nấm rơm, 150g nấm bào ngư, 100g ngải bún, 1 đốt mía, 1,5 lít nước dừa, 1 củ xá bấu (củ cải muối) và gia vị.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.
- Bước 2 (Nấu nước dùng): Cho 1,5 lít nước dừa tươi cùng xả, mía, xá bấu, ngải bún vào nồi và đun sôi. Sau đó, ninh nhỏ lửa trong vòng 30 phút nữa.
- Bước 3 (Xào nấm): Xào nấm rơm trước, nêm gia vị vừa ăn, cho tiếp nấm bào ngư vào xào chung. Sau đó, cho toàn bộ nấm vào nước dùng đang ninh.
- Bước 4 (Xào sườn chay): Xào sườn chay đã ướp gia vị rồi cho một muỗng canh ninh vào rim đến khi cạn nước là hoàn thành.
Xem thêm: Gợi ý bữa sáng cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết
3.2. Bún măng gà
Bún măng gà là món ăn dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường. Khi sử dụng người bệnh nên bỏ phần da vì có nhiều mỡ, nên chọn phần ức gà có nhiều nạc.
Bên cạnh đó, măng là loại thực phẩm chứa ít đường và rất nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm sự hấp thụ glucose vào máu. Măng còn chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa được các biến chứng bệnh tiểu đường và ung thư hiệu quả.
Cách làm bún măng gà đơn giản cho người bệnh tiểu đường như sau:
Nguyên liệu: 500g bún, 1 kg gà, 200g măng khô, 4 củ cà rốt, 1 củ hành tây, rau thơm và gia vị.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bước 2: Sơ chế gà và nấu nước dùng, sử dụng gừng và muối để rửa sạch gà. Thịt gà thái nhỏ vừa ăn, ướp cùng gia vị và hấp chín. Cho xương gà cùng cà rốt, hành tây và măng ninh làm nước dùng. Sau đó, cho bún và thịt gà ra tô và chan thêm nước dùng là hoàn thành.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm sữa Glucare Gold. Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Glucare Gold có hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người dùng kiểm soát tốt đường huyết.
Đồng thời, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón cùng Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon.
Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết bệnh tiểu đường ăn bún được không sẽ giúp giải đáp được thắc mắc của bạn. Bún có chỉ số đường huyết thấp nên người bệnh có thể sử dụng bún trong khẩu phần ăn hàng ngày mà không lo tăng đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh nên ăn 3- 4 lần/tuần và ăn kèm với nhiều rau và chất xơ để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý tiểu đường hay có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm sữa Glucare Gold, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 18006011, truy cập vào fanpage Glucare Gold hoặc website Nutricare để được giải đáp ngay lập tức nhé!
Từ khóa » Chỉ Số Gi Của Bún Khô
-
Bún, Miến, Phở, Cơm – Món Nào Làm Tăng đường Huyết Cao Nhất?
-
Ăn Bún ảnh Hưởng đến Đường Huyết Như Thế Nào ?
-
Top 14 Chỉ Số Gi Của Bún Khô
-
Bảng Chỉ Số đường Huyết Trong Thực Phẩm – Bạn Nên Biết
-
Bệnh Tiểu đường Có ăn được Bún, Miến, Mì Tôm,…không?
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Đái Tháo Đường (bệnh Tiểu ...
-
Bún Khô Bao Nhiêu Calo - Bún Khô Có Giá Trị Dinh Dưỡng Như Thế ...
-
Người Bệnh Tiểu đường Có ăn được Bún Không? - Metaherb
-
Bảng Chỉ Số đường Huyết Một Số Thực Phẩm - TĐCare
-
Các Thực Phẩm Có Chỉ Số đường Huyết Thấp - Bách Hóa XANH
-
Top 28 Chỉ Số đường Huyết Của Miến đậu Xanh 2022
-
Chỉ Số GI Của Bún Khô - TopList #Tag