Người Bị Cảm Cúm Có Nên Tắm Không? - Dược Phẩm Vinh Gia
Tắm rửa là việc cần thiết để giúp giữ cho cơ thể chúng ta sạch sẽ, và cũng là cách để thư giãn tinh thần sau một ngày dài. Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh cảm cúm lại lo lắng bệnh tình trở nặng sau khi tiếp xúc với nước. Vậy khi bị cảm cúm có nên tắm không?
1. Tổng quan về bệnh cảm cúm
Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Những loại virus gây bệnh cúm phổ biến gồm có: Rhinovirus, Coronavirus, Metapneumovirus, Human Respiratory Syncytial Virus, Parainfluenza,… Virus cảm cúm có thể lây qua đường giọt bắn hắt hơi, ho của người nhiễm bệnh. Qua tiếp xúc các vật dụng chứa virus. Khi virus cúm tấn công cơ thể. Triệu chứng của cúm thường bắt đầu đột ngột và có thể bao gồm:
- Sốt cao
- Đau nhức cơ bắp, đặc biệt là trong lưng, các vùng cơ và chân
- Đau họng
- Ho khan
- Đau đầu mạnh
- Mệt mỏi, uể oải
- Chán ăn
- Mất khả năng tập trung
Bệnh cảm cúm thường lành tính, các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 3 – 5 ngày và tự khỏi. Tuy nhiên, cảm cúm cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm phổi, viêm cơ tim, và viêm não. Những người có nguy cơ cao bị biến chứng từ cúm bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh mãn tính như bệnh tim, hô hấp và tiểu đường. Nếu người bệnh thấy có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh chuyển nặng đột ngột. Cần đi khám để được chẩn đoán và phân biệt với các loại bệnh đường hô hấp nguy hiểm khác.
2. Người bị bệnh cảm cúm có nên tắm không?
Cảm cúm có nên tắm không, tắm có làm cho bệnh nghiêm trọng hơn không, khi bị cảm cúm thì tắm nước ấm hay nước lạnh là thắc mắc chung của nhiều người. Khi bị cảm cúm, bạn sẽ cảm thấy uể oải, toát mồ hôi.
Nếu không tắm thì sẽ vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Việc tắm có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và giảm một số triệu chứng như mệt mỏi và đau người. Nước ấm từ việc tắm cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng về đường hô hấp như tắc mũi và ho.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi bị cảm cúm có nên tắm không thì câu trả lời chính là có. Tuy nhiên, để tắm khi bị cảm cúm nhưng không làm bệnh thêm nghiêm trọng thì bạn cần tuân theo một số hướng dẫn sau:
- Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi quá mức hoặc sốt cao, bạn nên nhờ ai đó ở gần bạn khi bạn tắm để đảm bảo an toàn.
- Đừng tắm nước quá nóng. Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi hơn và tăng tốc độ mất nước trong cơ thể. Tốt nhất chỉ nên tắm với nước ấm ở nhiệt độ từ 27 – 32 độ C.
- Đảm bảo bạn uống đủ nước trước và sau khi tắm để bù lại mất nước do sốt và mồ hôi.
- Nếu bạn cảm thấy quá yếu hoặc mệt để tắm, việc dùng khăn ẩm để lau người có thể là một lựa chọn tốt.
- Sau khi tắm, hãy nhanh chóng dùng khăn sạch lau khô người, mặc quần áo ấm vào và sấy tóc. Lưu ý, bạn không nên ngồi trước quạt máy để sấy tóc sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Khi chọn trang phục nên ưu tiên loại mềm mại, giữ ấm, nhưng có chất liệu khô thoáng và thấm hút tốt.
Tóm lại, với câu hỏi bị cảm cúm có nên tắm không thì câu trả lời là có. Việc tắm khi bị cảm cúm không phải là vấn đề, miễn là bạn làm đúng cách và đảm bảo an toàn.
Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] người bị cảm cúm có nên gội đầu không?
3. Các trường hợp không nên tắm khi bị cảm cúm
Mặc dù tắm có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi bị cảm cúm, nhưng có một số trường hợp bạn nên cân nhắc trước khi tắm:
- Sốt cao: Nếu bạn đang bị sốt cao, tắm nước ấm có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn và khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Trong trường hợp này, có thể tốt hơn nếu bạn dùng khăn để lau người.
- Cảm giác chóng mặt, khó thở, mệt mỏi hoặc yếu: Nếu bạn đang cảm thấy rất mệt mỏi hoặc yếu, việc đứng hoặc ngồi trong phòng tắm có thể nguy hiểm, bạn dễ bị té ngã trong khi tắm. Trong trường hợp này, nếu bạn cần làm sạch mình, hãy nhờ ai đó dìu bạn hoặc dùng khăn ướt để lau người.
- Sau khi ăn tắm luôn: Cảm cúm khiến cơ thể người bệnh yếu hơn. Nếu tắm ngay sau khi ăn khiến huyết quản nở ra, các cơ quan cần nhiều máu hơn. Dẫn đến dạ dày bị thiếu máu, gây tổn thương đến đường tiêu hoá.
- Tắm muộn: Bệnh nhân cảm cúm tắm khuya sẽ gây ra tình trạng sốc nhiệt. Do sức đề kháng yếu nên dễ gây ra các triệu chứng mạch máu não bị co lại đột ngột, gây đột quỵ não. Vì vậy, người bị cảm cúm tuyệt đối không nên tắm khuya.
Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu bạn không chắc chắn về việc bị cảm cúm có nên tắm không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn chính xác về trường hợp của mình.
4. Lời khuyên của bác sĩ cho người bị cảm cúm
Ngoài vấn đề cảm cúm có nên tắm không. Nhiều người cũng quan tâm những biện pháp giúp giảm triệu chứng và giúp bệnh nhanh khỏi. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ cho người cảm cúm:
- Không dùng nước lạnh để hạ sốt: Có thông tin cho rằng, dùng nước lạnh để chườm hoặc tắm để hạ sốt nhanh. Nhưng điều này là không đúng. Nước lạnh khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Thay vào đó, người bệnh nên dùng khăn ấm để chườm hạ sốt và tắm nước ấm để giảm triệu chứng.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Người bệnh cần bổ sung các loại dưỡng chất, rau xanh và vitamin. Cụ thể vitamin C và kẽm giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống lại virus cảm cúm. Đồng thời, người bệnh nên tránh ăn đồ làm tăng thân nhiệt như các thực phẩm chứa nhiều protein, cay, đồ ngọt, lipid. Ngoài ra, những đồ uống gây mất nước như rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga cũng cần tránh khi điều trị bệnh cảm cúm.
- Nghỉ ngơi: Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh cảm cúm nhanh bị đẩy lùi. Vì vậy hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, ngủ đủ giấc, sẽ giúp cải thiện sức đề kháng, sớm hồi phục hơn.
- Uống nhiều nước: Cúm có thể làm bạn mất nước, đặc biệt nếu bạn đang sốt hoặc có hiện tượng chán ăn, ăn ít đi. Hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ nước, nước hoa quả không đường, nước súp từ canh hoặc các loại nước uống khác có chất dinh dưỡng.
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh vốn dĩ không có công dụng với bệnh cúm. Vì kháng sinh chỉ chữa bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra. Trong khi tác nhân dẫn đến cảm cúm lại là virus. Việc dùng kháng sinh lúc này không mang đến lợi ích mà còn dễ gây ra tình trạng lờn thuốc.
- Tránh tập luyện ở cường độ cao: Nếu bạn tập luyện ở cường độ cao sẽ khiến bệnh cảm cúm thêm nặng. Thay vào đó, bạn chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch.
- Đeo khẩu trang: Để ngăn chặn việc lây lan virus cúm, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với người khác nhiều nhất có thể.
- Làm thông mũi: Người bệnh nên dùng dung dịch nước muối sinh lý xịt mũi để làm mềm chất nhầy, giúp mũi bớt nghẹt. Tránh xì mũi mạnh và thường xuyên khi bị cảm cúm. Bởi điều này sẽ gây kích ứng bên trong, ảnh hưởng tới niêm mạc và xoang mũi.
- Tạo độ ẩm trong phòng: Bệnh nhân không nên bật máy lạnh cả ngày để tránh vi khuẩn gây cảm lạnh tấn công cơ thể. Người bệnh có thể dùng máy lạnh nhưng cần chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để dễ thở hơn và các triệu chứng ho, sốt không trở nặng.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề cảm cúm có nên tắm không. Nhìn chung, bị cảm cúm hoàn toàn không cần kiêng tắm. Tuy nhiên cần chú ý nhiệt độ của nước và đảm bảo phòng tắm kín gió.
Bài viết liên quan:
- Người bị cảm cúm có nên xông lá không?
- [Giải đáp] bị cảm cúm có nên truyền nước không?
Từ khóa » Cúm A Có Kiêng Tắm Ko
-
Giải đáp Thắc Mắc Cảm Cúm Có Nên Tắm Không?
-
Bị Cảm Cúm Có Nên Tắm Không? Làm Gì Khi Bị Cảm Lạnh?
-
Bị Cảm Lạnh Có Nên Tắm Không? - Vinmec
-
Trẻ Bị Cảm Cúm Có Nên Tắm Không? - Nhà Thuốc Phương Chính
-
6 điều Không Nên Làm Khi Bạn Bị Cúm - Báo Thanh Niên
-
Có Nên Tắm Khi Bị Cảm Lạnh, Cảm Cúm? - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Cảm Cúm: 12 Cách Giảm Nhẹ Triệu Chứng Bệnh
-
Bị Cảm Cúm Có Nên Tắm Không? Tránh Làm Gì Khi Mắc Cảm Cúm?
-
Cúm A: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa - VNVC
-
Cúm A: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Cúm A ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Có Nên Tắm Khi Mắc COVID-19 Không? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bị Cảm Cúm Có Nên Tắm Không? | LILY - Cộng đồng Tâm Sự & Hỏi đáp ...
-
Bà Bầu Bị Cảm Cúm Có Nên Tắm Không?