Người Bị Nổi Mề đay Nên ăn Gì Và Kiêng ăn Gì? - HEWEL

Tác nhân gây nổi mề đay

Mề đay là hiện tượng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân dị ứng ở chính bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường, lúc này cơ thể sẽ hình thành một chất gọi là histamin, chất này gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da phồng lên và kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, nóng ran khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay, điển hình như:

  • Do dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, thường vào giai đoạn chuyển mùa làm tăng các kháng thể quá mẫn cảm trong cơ thể. Nhiệt độ quá cao dễ gây đổ mồ hôi khiến da bí bách, tích tụ mồ hôi dưới lỗ chân lông, gây nổi mẩn đỏ. Khi thời tiết lạnh và khô hanh, nhiệt độ và độ ẩm giảm dễ khiến da khô ráp, bong tróc, suy giảm hàng rào bảo vệ và gây nổi mề đay.
nổi mề đay

Nổi mề đay không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và thẩm mỹ của người bệnh

    • Do dị ứng: Có nhiều tác nhân gây dị ứng như thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm…), hóa mỹ phẩm (các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa chất), thực phẩm (hải sản, trứng, sữa, đậu phộng…). Ngoài ra, các yếu tố như khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo cũng có thể gây dị ứng, nổi mề đay.
    • Do côn trùng cắn: Khi các loại côn trùng như ong, nhện, rết cắn (đốt) chúng ta sẽ có cảm giác đau, sưng, ngứa trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số người có cơ địa nhạy cảm, nọc độc có thể gây sốc phản vệ, dị ứng nặng với các triệu chứng như phù nề, ngứa phát ban, khó thở và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
  • Gan suy yếu: Một trong những vai trò vô cùng quan trọng của gan là vai trò chống độc, bảo vệ cơ thể bằng cách chuyển hóa, làm giảm độc tính, biến các chất độc thành không độc hoặc ít độc rồi thải ra ngoài. Tuy nhiên, theo thời gian, các yếu tố độc hại từ bên ngoài như thực phẩm nhiễm độc, rượu bia, lối sống không khoa học và ngay từ bên trong cơ thể khiến tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm sản sinh các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tế bào gan bị hoại tử và suy giảm chức năng gan. Lúc này độc tố trong gan và cơ thể tích tụ lâu ngày dễ dẫn tới các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt…

Người bị nổi mề đay cần làm gì?

Nổi mề đay không chỉ khiến người bệnh bị ngứa, khó chịu mà tình trạng nặng còn gây sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. Nếu mề đay xuất hiện ở đường tiêu hóa, có thể gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, rất nguy hiểm.

Do đó, khi tình trạng nổi mề đay tái đi tái lại nhiều lần với các triệu chứng nguy hiểm trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Để cải thiện tình trạng nổi mề đay tại nhà người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Nổi mề đay cần kiêng làm gì?

– Tránh gãi: Phản ứng bản năng của cơ thể khi bị nổi mề đay là gãi. Tuy nhiên, việc gãi không những không làm dịu cơn ngứa, không giúp người bệnh dễ chịu mà ngược lại còn gây ngứa ngáy nhiều hơn và vùng da nổi mề đay có thể lan rộng. Đặc biệt, nếu người bệnh gãi nhiều có thể gây trầy xước da, dễ nhiễm khuẩn và khiến các vết mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cố gắng kiêng gãi khi bị nổi mề đay, nổi sẩn ngứa.

– Không nên sử dụng hóa mỹ phẩm: Nổi mề đay kiêng gì? khi bị nổi mề đay, người bệnh tuyệt đối tránh xa các hóa mỹ phẩm, vì lúc này làn da của người bị nổi mề đay dễ kích ứng hơn người bình thường, do đó việc tiếp xúc với bất kỳ hóa mỹ phẩm dù có thành phần dịu nhẹ nhất cũng có thể gây dị ứng.

vì sao nổi mề đay

Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng hóa mỹ phẩm khi bị nổi mề đay

2. Nên ăn gì khi bị nổi mề đay?

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ tốt cho quá trình đào thải độc tố và các yếu tố gây nổi mề đay. Một số thực phẩm tốt cho người bị nổi mề đay như:

2.1 Thực phẩm giàu Vitamin A

Vitamin A tham gia vào quá trình tái tạo tế bào da, kích thích biểu mô da phát triển, đồng thời hạn chế tình trạng nứt nẻ, khô ráp, làm hồng hào da. Vitamin A có nhiều trong, các loại cá, cà chua, cà rốt…

2.2 Thực phẩm giàu vitamin B

Loại vitamin này không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh mà còn tăng cường sức khỏe cho làn da. Vitamin B giúp làm lành vùng da bị tổn thương, hỗ trợ phục hồi chức năng gan, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế mề đay tái phát. Những loại thực phẩm dồi dào vitamin B như hạt điều, chuối, gạo lứt, rau xanh…

2.3 Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là chất chống oxy hóa có tác dụng kích thích sản xuất collagen, chống lão hóa, tái tạo làn da, tăng cường độ ẩm và dưỡng chất cho da, ngăn chặn tác hại của môi trường và ánh nắng mặt trời đối với tế bào cơ thể. Đặc biệt, vitamin C còn kích thích quá trình đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng, nhờ đó hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng mề đay và mẩn ngứa nhanh chóng.

Các thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, quả kiwi, súp lơ trắng, dưa lưới vàng, cà chua, khoai tây…

nổi mề đay nên ăn gì

Bổ sung các loại trái cây, rau xanh giàu vitamin A, B, C giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay

2.4 Trà thảo mộc

Các loại trà như: Trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh… có chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa… không chỉ hỗ trợ giấc ngủ sâu, giảm stress, giúp tinh thần thư thái, tỉnh táo mà còn có khả năng hỗ trợ cơ thể giải độc, thanh lọc cơ thể và giảm các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa…

3. Nổi mề đay kiêng ăn gì?

Ngoài việc kiêng cữ trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần tránh các nhóm thực phẩm dưới đây để hạn chế tình trạng mề đay tái phát và trở nên trầm trọng hơn:

3.1 Kiêng thực phẩm giàu đạm

Nhóm thực phẩm giàu đạm gồm tôm, cua, cá biển, hải sản, thịt bò, sữa bò, thịt gà… những thực phẩm này chứa nhiều protein và khiến cơ thể khó tiêu hóa, hấp thụ nên dễ làm cho da dị ứng dẫn đến tình trạng bệnh nặng và tái phát nhiều lần.

3.2 Kiêng thực phẩm chứa nhiều đường và muối

Đường và muối sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên, làm cơ thể xuất hiện thêm nhiều nốt mẩn đỏ, mề đay gây ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, đường và muối cũng làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, khiến tình trạng nổi mề đay kéo dài, tái phát thường xuyên và khó điều trị hơn.

nổi mề đay nên kiêng gì

Những người bị nổi mề đay cần tuyệt đối tránh xa các thực phẩm nhiều đường và muối

3.3 Kiêng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ

Nổi mề đay kiêng ăn gì? Đó là các món ăn chiên rán, sử dụng gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt… khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tiêu thụ, gây nóng trong người, tạo cảm giác khó chịu. Ngoài ra, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ còn làm khô da, khiến da dễ bong tróc và tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.

3.4 Không sử dụng các chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá… là nguyên nhân làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, nếu bị nổi mề đay mà vẫn tiếp tục sử dụng các chất kích thích sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và sẽ tái phát nhiều lần.

3.5 Không dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng

Sữa, trứng, hạt, đậu (phộng, nành), hải sản, lúa mì, côn trùng…là những thứ dễ gây dị ứng. Nếu có tiền sử dị ứng thì cần tránh các loại thực phẩm này.

Hỗ trợ cải thiện tình trạng mề đay hiệu quả, an toàn bằng thảo dược thiên nhiên

Với trường hợp nổi mề đay do mắc bệnh lý về gan, gan suy yếu ảnh hưởng đến chức năng giải độc và thải độc ra bên ngoài, khiến độc tố tích tụ và phát tán qua da. Cần giúp lá gan hoạt động khỏe mạnh, tăng cường khả năng giải độc, khử độc bằng cách bổ sung các tinh chất đã được khoa học chứng minh về tính hiệu quả như Wasabia và S. Marianum (có trong sản phẩm HEWEL).

Wasabia là loài cây thuốc quý nổi tiếng, đặc trưng của nền y học và văn hóa ẩm thực Nhật Bản từ hàng ngàn năm nay, mang nhiều đặc tính y học quý giá, đặc biệt là khả năng chống độc, khử độc. Còn thảo dược S. Marianum có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và Đông u, được sử dụng hơn 2.000 năm trước trong việc duy trì sức khỏe gan, mật.

Sản phẩm HEWEL đến từ Mỹ với sự kết hợp 2 tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên giúp kiểm soát tốt tế bào Kupffer, mang đến hiệu quả kép giúp chống độc, kháng khuẩn từ bên ngoài và ngăn chặn sự phá hủy, tổn thương tế bào gan, bảo vệ gan từ bên trong.

viên uống bổ gan hewel

Do đó, sử dụng HEWEL với bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum ngoài khả năng giúp giảm mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe nhờ tăng cường hoạt động tế bào gan, tăng khả năng chống độc trước các tác nhân gây hại. HEWEL còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể (Protide, Glucide, Lipid…), lợi mật, giảm táo bón. Giúp hạ men gan, phòng và hỗ trợ chức năng gan trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan… Tăng cường hoạt động tế bào gan, bảo vệ và tái tạo cấu trúc gan.

3.3/5 - (6 votes)

Từ khóa » Dị ứng Kh Nên ăn Gì