Người Bị Suy Nhược Cơ Thể ăn Uống Thế Nào Nhanh Hồi Phục?
Có thể bạn quan tâm
Thiếu dinh dưỡng, làm việc quá sức, tâm trạng căng thẳng... là những lý do điển hình khiến cơ thể bạn bị suy nhược nhanh chóng. Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân khiến người bệnh cảm thấy kiệt sức, không còn năng lượng cho bất cứ việc gì, kéo dài liên tục từ 6 tháng trở lên. Hội chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng những người ở độ tuổi 40 - 50, nhất là nữ giới có nguy cơ cao hơn.
Cơ thể bị suy nhược trong thời gian ngắn thường chưa gây ra những tác động rõ rệt, do đó nhiều người thường bỏ qua, cho rằng bệnh không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu để tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, nguy cơ mắc bệnh tim mạch...
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bác sĩ trưởng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, suy nhược cơ thể có thể chữa khỏi hoàn toàn. Để cải thiện tình trạng suy nhược, người bệnh cần kết hợp giữa thay đổi lối sống và có chế độ ăn khoa học, hợp lý. Người bệnh nên ăn đủ 3 bữa chính một ngày, xen lẫn 2 bữa phụ và tuyệt đối không bỏ bữa. Khi xây dựng thực đơn, cần cân nhắc khẩu phần sao cho phù hợp với từng thể trạng và độ tuổi người bệnh, cụ thể như sau:
Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cơ bản
Chất bột đường là nhóm chất giúp cung cấp năng lượng thiết yếu cho hầu hết các hoạt động sống của cơ thể, đồng thời hỗ trợ phát triển trí não và hệ thần kinh... Do đó, chế độ ăn cho người suy nhược cần đảm bảo đủ chất bột đường từ các loại thực phẩm như cơm, bún, bánh mì, khoai, ngô...
Với chất đạm, chúng là nguyên liệu chính gây dựng các hệ cơ, tế bào và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhóm chất đạm có nhiều trong những thực phẩm như thịt, trứng, cá, sữa, các loại đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu đen...). Người bị suy nhược cơ thể nên tăng cường thêm đạm thực vật vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Riêng với chất béo, cần ưu tiên các axit béo omega-3 vì chúng sẽ góp phần giúp não bộ linh hoạt, cho tâm trạng tích cực hơn. Loại vi chất này có nhiều trong các loại cá biển (cá thu, cá ngừ, cá hồi...) hoặc dầu hạt lanh, dầu vừng, dầu ô liu...
Cung cấp đủ các loại vitamin thiết yếu
Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bị suy nhược cần được cung cấp đủ 2 loại vitamin thiết yếu cho cơ thể là vitamin C và B.
Vitamin C giúp tăng cường đề kháng, tu sửa một số mô trong cơ thể và tham gia quá trình oxy hóa - khử tế bào, giúp kéo dài tuổi thọ. Bổ sung vitamin C qua thực phẩm được xem là cách tốt nhất để cơ thể dễ dàng hấp thụ. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như ổi, cam, táo, chanh, kiwi...
Vitamin nhóm B là loại vitamin hòa tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh. Nếu thiếu vitamin nhóm B, cơ thể có thể gặp phải một số biến chứng về sức khỏe như sụt cân, viêm họng, tăng huyết áp, mất ngủ... Vitamin B có thể bổ sung thông qua một số thực phẩm như các loại hạt, ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, chuối, cá ngừ, trứng...
Uống đủ nước
Nước giúp hoạt động chuyển hóa của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời góp phần giảm căng thẳng. Người bị suy nhược cơ thể nên uống đủ nước, trung bình 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
Nghỉ ngơi, vận động hợp lý
Để cải thiện tình trạng suy nhược hiệu quả, điều người bệnh cần làm đầu tiên là nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh làm việc quá sức. Mặc dù thể trạng yếu ớt nhưng người bệnh nên cố gắng vận động thể lực vì có lợi cho sức khỏe.
Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như vươn vai, đi bộ, yoga... sẽ giúp máu huyết dễ lưu thông, cải thiện tâm trạng. Việc vận động nên thực hiện ít nhất 30 phút một ngày.
Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia... vì chúng có thể khiến tình trạng suy nhược trở nên tồi tệ hơn.
Nghỉ ngơi hợp lý bằng cách thiết lập thời gian nghỉ ngơi và làm việc phù hợp. Người bị suy nhược nên ngủ sớm, ngủ đủ 7- 9 tiếng mỗi ngày.
Đối với người bệnh suy nhược cơ thể do các trầm cảm, rối loạn cảm xúc, có thể phải sử dụng thêm các thuốc điều trị theo chỉ định và cần được theo dõi liên tục bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha, Nutrihome là Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome được trang bị máy xét nghiệm vi chất thế hệ mới, có thể thực hiện nhiều loại xét nghiệm vi chất, nhất là vitamin D, vitamin B, vitamin A, sắt, canxi, kẽm... Nutrihome được đầu tư quy mô về cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị, máy móc hiện đại nhất; hội tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
Nutrihome mang đến dịch vụ thăm khám, chăm sóc sức khỏe cao cấp, chuyên nghiệp từ khám, tư vấn dinh dưỡng, xét nghiệm và kiểm tra xem cơ thể đang thiếu hoặc thừa các vi chất nào, từ đó đưa ra những tư vấn và phác đồ điều trị thích hợp.
Người lớn, trẻ em sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành của Nutrihome thiết kế thực đơn cá thể hóa, bộ phận tiết chế dinh dưỡng hướng dẫn thực hành nấu các món ăn giàu dưỡng chất, ngon miệng, bắt mắt, giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể nhanh nhất có thể.
Khiết Bông
Từ khóa » Người Bị Suy Nhược Thần Kinh Nên ăn Gì
-
Chế độ ăn Uống Cho Người Suy Nhược Thần Kinh
-
Suy Nhược Thần Kinh Nên ăn Gì - 6 Loại Thực Phẩm Không Thể Bỏ Qua
-
Người Bị Suy Nhược Thần Kinh Nên ăn Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Một Số Thực Phẩm Tốt Cho Người Bị Suy Nhược Thần Kinh
-
Suy Nhược Thần Kinh Nên ăn Gì? Thực Phẩm Có Lợi Cho Người Bệnh
-
Suy Nhược Thần Kinh Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?
-
Bị Suy Nhược Thần Kinh Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất?
-
Dinh Dưỡng Cho Người Suy Nhược Thần Kinh
-
Khi Bị Suy Nhược Thần Kinh Nên ăn Gì để Bệnh Nhanh Khỏi Nhất? Mời ...
-
Dinh Dưỡng Cho Người Suy Nhược Cơ Thể | Vinmec
-
Món ăn Cho Người Suy Nhược Thần Kinh
-
Suy Nhược Thần Kinh Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất?
-
Người Bị Suy Nhược Thần Kinh Nên ăn Gì Mau Thuyên Giảm? - Elipsport
-
Các Dấu Hiệu Suy Nhược Thần Kinh | Vinmec